Blog

Đồng hồ sinh học là gì và những tác hại khi bị gián đoạn nhịp điệu

21/09/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo cơ thể có đủ điều kiện sức khỏe cho các hoạt động hàng ngày. Và đồng hồ sinh học chính là yếu tố có mối liên hệ mật thiết đối với giấc ngủ của cơ thể. Vậy, đồng hồ sinh học là gì? Những bí ẩn về đồng hồ sinh học bạn đã biết hay chưa và hệ lụy khi bị gián đoạn nhịp điệu sinh học? Hãy cùng khám phá chi tiết qua bài viết sau đây của vieclam123.vn nhé!

1. Hiểu đúng về đồng hồ sinh học là gì?

Đồng hồ sinh học hiện đang là khái niệm được nhắc đến rất nhiều hiện nay, nhất là thuật ngữ này phản ánh về thói quen sinh hoạt của cơ thể theo từng khung giờ nhất định. Vậy, chính xác thì đồng hồ sinh học là gì?

Đồng hồ sinh học là gì

Đồng hồ sinh học hay nhịp sinh học, có tên tiếng Anh là “biological clock hay Circadian rhythm”. Đây là một quy trình sinh học của cơ thể trong khoảng 24 giờ, thể hiện một dao động nội sinh và có ý nghĩa với việc sản sinh các hormone bên trong cơ thể. Điều này có nghĩa là khi đồng hồ sinh học hoạt động theo một chế độ tuân thủ thì các hormone sẽ được sản sinh đúng theo định mức, vì thế mà cơ thể sẽ đảm bảo cho quá trình phát triển một cách bình thường cũng như hiệu quả nhất. 

Đồng hồ sinh học sẽ là những phản ứng của cơ thể, gồm có các quá trình sinh hoá, sinh lý và trao đổi chất được diễn ra bên trong chu kỳ gần 24 giờ. Chiếc đồng hồ đặc biệt này sẽ nằm ở não bộ và được cấu tạo do hàng ngàn tế bào thần kinh để đồng bộ các chức năng. Những chức năng này sẽ là các hành vi và hoạt động thể chất, tinh thần, đáp ứng đúng điều kiện ánh sáng, bóng tối dựa trên sự nhận thức về ngày và đêm của não.

Một cách tổng quát thì đồng hồ sinh học chính là sự phản ánh về chế độ sinh hoạt của mỗi cá nhân và có mối liên hệ mật thiết với giấc ngủ thông qua sự nhận biết ngày và đêm. Dựa vào đồng hồ sinh học mà cá nhân có thể biết được mình có lối sinh hoạt lành mạnh hay không và sức khỏe của mình có được đảm bảo hay không. Từ sự đánh giá đồng hồ sinh học để có thể điều chỉnh nhằm tạo nên một chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn, cơ thể được khỏe mạnh hơn từ trong ra ngoài.

Phản ánh về thói quen sinh hoạt

2. Chức năng và các yếu tố ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học

2.1. Chức năng của đồng hồ sinh học là gì?

Đồng hồ sinh học có chức năng như thế nào là điều mà rất nhiều người quan tâm. Việc hiểu được chức năng của đồng hồ sinh học sẽ là cách để bạn hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của chiếc đồng hồ bên trong cơ thể này.

Cụ thể thì chức năng của đồng hồ sinh học chính là việc điều khiển các chức năng khác diễn ra bên trong cơ thể. Cụ thể như:

- Thời gian ngủ

- Thân nhiệt

- Sự thèm ăn

- Quá trình trao đổi chất

- Sản sinh hormone

- Sự tỉnh táo và khả năng phản ứng

- Các hoạt động thể chất

- Huyết áp,....

Chức năng của đồng hồ sinh học

Tất cả các hoạt động, chức năng nêu trên sẽ được thực hiện theo thời gian, giờ giấc của đồng hồ sinh học và sự nhận thức ánh sáng, bóng tối đến từ não bộ. Điều này sẽ có ý nghĩa quan trọng tới sức khỏe của chúng ta. Khi mọi chức năng được vận hành đúng theo quy trình thì cơ thể con người sẽ được đảm bảo ở trạng thái tốt nhất.

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học

Đồng hồ sinh học hoạt động dựa trên sự nhận thức ngày và đêm cũng như thói quen sinh hoạt của mỗi người. Chính vì thế mà sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học cũng như hiệu quả hoạt động của nhịp điệu sinh học này.

2.2.1. Môi trường

Môi trường là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới đồng hồ sinh học. Sự thay đổi của môi trường sẽ dẫn đến những sự thay đổi về hành vi được thực hiện của đồng hồ sinh học. Do vậy mà sức khỏe con người cũng sẽ chịu tác động bởi mối liên hệ giữa đồng hồ sinh học và môi trường.

Cụ thể thì con người sẽ nhận thức ánh sáng và bóng tối để phân biệt ngày và đêm. Từ đó, điều chỉnh các hành vi của cơ thể sao cho phù hợp với khung thời gian đó. Và đồng hồ sinh học sẽ vận hành đúng chức năng đó khi đến thời điểm tương ứng. Việc môi trường bên ngoài thay đổi, não bộ sẽ tiếp nhận điều đó và dẫn tới sự chuyển đổi trong hành vi của đồng hồ sinh học.

Yếu tố ảnh hưởng đến ĐHSH

Ví dụ rõ ràng nhất chính là hiện tượng lệch múi giờ. Việc bay qua nhiều vùng và nhiều khung thời gian khác nhau khiến có thể phải thay đổi để thích nghi với điều đó. Do vậy mà đồng hồ sinh học cũng sẽ bị điều chỉnh để phù hợp với nhận thức của não bộ. 

Song song với đó thì việc tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo cũng tạo nên những tác động tới đồng hồ sinh học. Nhất là khi nó tác động tới quá trình ức chế lượng melatonin bên trong cơ thể. Ví dụ như những người làm việc ca đêm như công nhân, lính cứu hỏa, bảo vệ,... Họ thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo và khiến não bộ bắt buộc phải hoạt động để làm việc thay vì thực hiện đúng theo đồng hồ sinh học. Vì thế mà sự gián đoạn trong nhịp điệu sinh học này sẽ gây nên những tác hại về mặt sức khỏe sau này.

2.2.2. Sóng điện từ

Sóng điện từ cũng là một trong những yếu tố tác động đến đồng hồ sinh học. Cụ thể như sóng từ điện thoại, máy tính,... cũng sẽ tác động tới hoạt động của điện não. Vì thế mà sẽ làm biến đổi về chu trình hoạt động của đồng hồ sinh học trong cơ thể.

2.2.3. Chế độ dinh dưỡng

Việc ăn uống và cung cấp dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng liên quan tới sự điều hòa của cơ thể cũng như đồng hồ sinh học. Bởi chế độ ăn sẽ tác động tới quá trình chuyển hóa được thực hiện bên trong nhằm tạo ra chất dinh dưỡng và năng lượng. Do đó mà đây sẽ là yếu tố cơ bản tác động đến thời gian hoạt động của nhịp điệu sinh học.

Chế độ dinh dưỡng

2.2.4. Di truyền

Một yếu tố tác động đến đồng hồ sinh học không thể không nhắc đến đó chính là yếu tố di truyền. 

Đầu tiên đó chính là yếu tố gen đồng hồ sinh học, một người có đồng hồ sinh học như thế nào cũng sẽ được quyết định bởi gen di truyền. Vì thế mà có người sẽ thích thức khuya, có người thích dậy sớm và điều này đã được duy trì từ lúc nhỏ cho tới khi trưởng thành.

Bên cạnh đó thì yếu tố liên quan đến hormone melatonin cũng sẽ tác động tới đồng hồ sinh học của cơ thể. Sự thay đổi nồng độ của hormone này cũng sẽ tác động khá nhiều tới nhịp điệu sinh học được duy trì.

3. Gián đoạn đồng hồ sinh học gây ra những căn bệnh nào?

Như thông tin về đồng hồ sinh học là gì được cập nhật bên trên thì đây là khung thời gian có tác động rất lớn tới sức khỏe và sự tỉnh táo của cơ thể. Vậy, khi bị gián đoạn về nhịp điệu sinh học thì những hệ lụy có thể xảy ra là gì?

3.1. Bệnh béo phì

Hệ lụy của việc gián đoạn sinh học

Chuyển hóa năng lượng và chất dinh dưỡng cũng như trao đổi chất là những quá trình quan trọng để có thể có thể thích nghi và phù hợp hơn với sự thay đổi của môi trường. Khi đồng hồ sinh học bị gián đoạn, do sự mất cân bằng giữa tín hiệu bên ngoài và đồng hồ nội bộ hoặc sự biến đổi của gen đồng hồ thì sẽ dẫn tới sự ảnh hưởng của việc chuyển hóa. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì đang rất phổ biến hiện nay.

Cụ thể như quá trình hoạt động của gan sẽ tiến hành theo thời gian do glucose, acid mật hay cholesterol đều hoạt động theo thời gian nhất định. Vì thế mà sự thay đổi của nhịp sinh học sẽ khiến hoạt động của gan bị thay đổi và quá trình trao đổi chất ở bộ phận này cũng sẽ kém hơn so với khung thời gian chuẩn.

Cùng với đó thì đồng hồ sinh học cũng sẽ điều chỉnh hành vi ăn uống. Khi việc nạp năng lượng không đúng theo thời gian hoạt động cộng với quá trình trao đổi chất kém thì điều này sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì. Và thực trạng ăn đêm của các cú đêm chính là sự thay đổi của đồng hồ sinh học, đây chắc hẳn là ví dụ rõ ràng nhất.

3.2. Bệnh về tim mạch

Sự gián đoạn về đồng hồ sinh học cũng là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, thiếu máu hay đột quỵ,... Tình trạng này thường diễn ra nhiều vào thời gian đầu tiên của ngày mới. Do vậy mà việc bạn thường xuyên thức đêm, dẫn tới sự thay đổi nhịp điệu sinh học sẽ là nguyên nhân của các căn bệnh về tim mạch.

​Bệnh về tim mạch​

Đồng hồ sinh học chính là đồng hồ nội bộ bên trong cơ thể con người. Mỗi người sẽ có cho mình nhịp điệu sinh học khác nhau, tuy nhiên, việc đảm bảo nhịp điệu này được thực hiện tuần hoàn, đúng chu trình sẽ là cách để bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Và khi có một nhịp điệu sinh học ổn định thì việc ngủ, nghỉ, ăn uống đều sẽ được thực hiện đúng theo quy trình. Đó là cơ sở để các chức năng bên trong hoạt động ở trạng thái tốt nhất.

Và những chia sẻ trên là toàn bộ thông tin về đồng hồ sinh học là gì gửi tới bạn đọc. Hy vọng rằng, bài viết này đã mang tới cho bạn những chia sẻ hữu ích nhất khi tìm hiểu về nhịp điệu sinh học của cơ thể.

Cú đêm là gì? Liệu cú đêm hay chim sớm mới thực sự là thói quen tốt?

Cú đêm là gì? Những hiểu lầm về cú đêm bạn đã biết hay chưa? Tác hại của việc cú đêm như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!

Cú đêm là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023