Blog

Doanh thu thuần là gì? Tổng hợp những điều cần biết về doanh thu thuần

07/06/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, doanh thu thuần đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự “sống còn” của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ ràng về thuật ngữ doanh thu thuần và tự hỏi doanh thu thuần là gì? Làm thế nào để tính doanh thu thuần? Điều gì ảnh hưởng tới doanh thu thuần trong doanh nghiệp? Cùng khám phá bài viết dưới đây để biết được các thông tin thú vị xoay quanh doanh thu thuần nhé!

1. Doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần, trong tiếng Anh là Net revenue, hay còn gọi là doanh thu thực, là những khoản thu của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản thu được giảm trừ khác như giảm giá bán hàng, thuế xuất nhập khẩu, doanh thu bán hàng bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, những khoản chiết khấu thương mại. Doanh thu thuần cũng bao gồm những khoản doanh thu trước thuế thu nhập của doanh nghiệp.

Tìm hiểu doanh thu thuần là gì

Nhiều người lầm tưởng doanh thu thuần với doanh thu là một, tuy vậy bản chất của hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Và doanh thu thuần là lợi nhuận trước thuế trong doanh nghiệp trừ đi những khoản chi phí khác như chi phí vốn, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và những lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được từ kết quả lợi nhuận trước thuế trừ số thuế nộp cho nhà nước theo kỳ hạn của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp tính doanh thu thuần, để có lãi thì tỷ số lợi nhuận cần lớn hơn 0 và doanh nghiệp có khả năng bị phá sản nếu tỷ số nhỏ hơn 0, lúc này, doanh nghiệp cần tìm ra những phương án giải quyết hiệu quả để tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không bị “tụt dốc không phanh”.

2. Doanh thu thuần có ý nghĩa thế nào?

Sau khi đã biết được doanh thu thuần là gì, chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của doanh thu thuần nhé!

Ý nghĩa của doanh thu thuần

Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu thuần là một chỉ tiêu quan trọng, thể hiện quá trình và kết quả của doanh nghiệp trong một giai đoạn nào đó về việc tiêu thụ dịch vụ, hàng hóa.

Doanh thu thuần phản ánh kết quả, chất lượng doanh thu bán hàng vô cùng chính xác vì đã loại bỏ được các khoản giảm trừ doanh thu và và giúp doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ. Nhà quản trị doanh nghiệp thông qua việc phân tích các chỉ tiêu doanh thu thuần mà có thể đưa ra chính sách sản xuất sản phẩm, bán hàng hay qua việc phân phối các sản phẩm khác nhau.

Đồng thời, doanh nghiệp có thể xác định được tình hình kinh doanh dễ dàng nhờ doanh thu thuần và có thể so sánh với các kỳ trước để đưa ra kinh nghiệm, bài học và so sánh với các kế hoạch đặt ra. Nhà quản trị trong doanh nghiệp qua các chỉ tiêu doanh thu thuần, có thể đánh giá và có cái nhìn tổng quát hơn về sự tăng trưởng qua các thời kỳ của doanh nghiệp, qua đó tìm ra những kế hoạch mới, phát triển phù hợp với nguồn lực và cơ cấu trong doanh nghiệp.

Đánh giá sự tăng trưởng của doanh nghiệp qua doanh thu thuần

3. Công thức tính doanh thu thuần là gì?

Công thức tính doanh thu thuần dưới đây là công thức phổ biến nhất, phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh đang học động ở Việt Nam, cụ thể:

Doanh thu thuần = Doanh thu của doanh nghiệp qua tổng thể cung cấp dịch vụ và bán hàng - Những khoản giảm trừ doanh thu

Hoặc các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng công thức tính doanh thu thuần chi tiết hơn như sau:

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu cung cấp dịch vụ, bán hàng của doanh nghiệp - Chiết khấu hàng bán - Hàng bán bị khách trả lại – Giảm giá hàng bán

Chẳng hạn, công ty A trong năm 2022, doanh thu cung cấp dịch vụ và bán hàng là 1 tỷ đồng, và công ty có chiết khấu cho những đơn hàng có giá trị lớn là 80 triệu, bị khách hàng trả lại lô hàng đóng gói sai quy cách là 50 triệu. Khi đó, doanh thu thuần của công ty A được tính như sau: 1.000.000.000 - 80.000.000 - 50.000.000 = 870.000.000 đồng.

Công thức tính doanh thu thuần

Thông thường, kế toán trong doanh nghiệp nên sử dụng công thức thứ hai để phản ánh chính xác doanh thu của doanh nghiệp và giảm trừ theo từng khoản mục cụ thể về doanh thu. Qua đó, những phòng ban trong doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và chính xác nhất.

4. Doanh thu thuần bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Dưới đây là những yếu tố khiến doanh thu thuần bị ảnh hưởng, doanh nghiệp nên cân nhắc tăng, giảm yếu tố nào để đem lại doanh thu hiệu quả nhé!

4.1. Giá thành và chất lượng dịch vụ, sản phẩm

4.1.1. Giá thành

Chất lượng và khối lượng của sản phẩm có ảnh hưởng mật thiết tới giá thành. Doanh thu và giá thành tỷ lệ thuận với nhau, khi giá bán sản phẩm, dịch vụ giảm, doanh thu sẽ giảm và ngược lại, giá bán tăng khi các yếu tố khác không thay đổi thì doanh thu doanh nghiệp sẽ tăng.

Hành vi mua hàng của khách hàng cũng bị chi phối với giá thành sản phẩm, dịch vụ. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm có xu hướng giảm khối giá thành tăng và khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng khi giá thành giảm.

4.1.2. Sản phẩm và chất lượng dịch vụ tiêu thụ

Thông thường, yếu tố đánh giá chất lượng dịch vụ tiêu thụ là kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm và giá cả của hàng hóa bị chất lượng dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp, từ đó khiến doanh thu thuần và khả năng tiêu thụ hàng hóa bị ảnh hưởng theo.

Chất lượng dịch vụ tiêu thụ ảnh hưởng tới doanh thu thuần

Người bán có thể bán sản phẩm với giá cao khi chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu, ngược lại giá thành sản phẩm sẽ thấp khi chất lượng không đạt. Người tiêu dùng có thể thông qua chất lượng sản phẩm để đánh giá mức độ đầu tư của doanh nghiệp về sản phẩm đó, thông qua đó có thể biết được người tiêu dùng có mức độ tin cậy với doanh nghiệp ra sao.

4.2. Khối lượng tiêu thụ và sản xuất của sản phẩm

Số lượng sản phẩm sản xuất ra thị trường và số lượng tiêu thụ sản phẩm luôn tác động qua lại, doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng khi nhu cầu mua hàng của khách hàng tăng và số lượng sản phẩm ít. Ngược lại, khi doanh nghiệp cung cấp ra thị trường quá nhiều hàng hóa, thực hiện sản xuất ồ ạt thì hàng hóa của doanh nghiệp sẽ tăng tồn khó, vượt ra nhu cầu tiêu thụ của thị trường và chi phí lưu trữ tăng theo.

4.3. Chính sách bán hàng

Khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xuất – nhập – tồn đúng nguyên tắc, và áp dụng tốt các chính sách bán hàng, người tiêu dùng hay khách hàng sẽ chú tâm vào sản phẩm đó hơn. Nếu doanh nghiệp quan tâm hơn tới thu hồi sản phẩm, thanh toán quốc tế, thì doanh nghiệp cần quan tâm tới quá trình chuẩn bị giấy tờ, phương thức và nguyên tắc thanh toán, chính sách bán hàng để quá trình tiêu thụ hàng hóa ở Việt Nam và nước ngoài hoạt động hiệu quả, trơn tru.

Chính sách bán hàng của doanh nghiệp

4.4. Kết cấu sản phẩm tiêu thụ

Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường kinh doanh của mình qua việc đa dạng kết cấu sản phẩm và tùy theo kết cấu sản phẩm, đáp ứng cho từng nhu cầu tiêu thụ hay đối tượng người tiêu dùng sẽ khác nhau. Bởi vậy, doanh thu thuần của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi kết cấu sản phẩm tiêu thụ.

4.5. Thị trường tiêu thụ

Sự tăng trưởng và sự phát triển của doanh thu bán hàng sẽ tăng cao nhờ quá trình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cao. Để tăng thêm khối lượng tiêu thụ hàng hóa, doanh nghiệp nên thử sức với các thị trường nước ngoài và trước khi kinh doanh nên xem xét kỹ thị trường, đảm bảo doanh nghiệp có thể tăng thị phần hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được doanh thu thuần là gì cũng những thông tin về doanh thu thuần. Doanh thu thuần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, quyết định tới tình hình kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên chú trọng vào việc đẩy mạnh chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cả trong, ngoài nước để gia tăng doanh thu thuần nhanh chóng.

Mật độ dân số là gì?

Trong mỗi khu vực, mật độ dân số sẽ khác nhau. Vậy mật độ dân số là gì? Làm thế nào để tính mật độ dân số chuẩn nhất? Truy cập bài viết dưới đây để biết được các thông tin về mật độ dân số nhé!

Mật độ dân số là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023