Dù có khó khăn, vất vả thế nhưng việc sinh con chưa bao giờ khiến cha mẹ phải kêu than hay phiền lòng, có chăng điều đó chỉ xảy ra khi họ phải tìm cách nuôi dạy con cái trở thành người người tử tế, lương thiện. Làm sao để dạy con người có ích cho xã hội, biết cách ứng xử trong mọi mối quan hệ trong cuộc sống này? Bạn sẽ thấy được đáp án mình cần tìm khi đọc xong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Hiện nay, nhiều phụ huynh, gia đình thường coi trọng điểm số trong học tập của con, chú ý tới các hoạt động ngoại khóa giúp con phát triển tốt về thể chất và trí não, trở thành một con người toàn diện thông minh, xinh đẹp.
Trong khi, chúng ta lại quên việc dạy con làm người tử tế, người có tấm lòng thiện lương. Nhiều gia đình không ngại bỏ công sức, tiền của để đầu tư, thúc ép con học hành chăm chỉ, nghiêm túc theo đúng chương trình học ở trường lại còn dành nhiều thời gian học thêm, học ở nhà.
Không phải tự dưng mà công lao của cha mẹ lại được ví như “núi Thái Sơn” hay là “trời biển”, tất cả đều có lý do cả.
Trải qua 9 tháng mang nặng đẻ đau, đến khi con cất tiếng khóc chào đời thì khi đó cũng là giây phút hạnh phúc nhất đối với mỗi một người làm cha, làm mẹ. Mặc cho có nguy hiểm, gian cực đến mấy chỉ cần con được mạnh khoẻ thì đó đã là một điều may mắn mà mỗi cha mẹ đều mong muốn.
Cha mẹ không chỉ là người sinh ra, nuôi dưỡng để đứa trẻ lớn lên từng ngày về mặt thể xác, họ còn phải đóng vai thành những người bạn để đồng hành cùng con, giúp con vượt qua những vấp ngã đầu đời.
Không phải ở giai đoạn nào cả, ngay từ khi con còn nhỏ thì cha mẹ đã phải định hình và hướng trẻ theo con đường đúng đắn. Từng bước dìu dắt con, dạy dỗ và chỉ bảo cho con nên làm như thế nào mới đúng,...
Người ta thường nói, đứa trẻ là một bức tranh chưa hoàn thiện, bức tranh ấy được tô vẽ những hình ảnh gì, đẹp hay xấu phần lớn là nhờ vào cách dạy con của bố mẹ mà thành. Bạn dạy con những điều hay ý phải, bạn dạy con biết chia sẻ hay biết giúp đỡ bố mẹ việc nhà thì đứa trẻ đó cũng sẽ là bức tranh nhiều màu sắc tươi sáng.
Ngược lại nếu bạn thường xuyên thờ ơ với chúng, không dạy bảo thường xuyên thì bức tranh ấy có khi chỉ xuất hiện 2 màu đen trắng.
Như vậy, rõ ràng cha mẹ là người cực kỳ quan trọng đối với trẻ. Bạn sẽ là tấm gương phản chiếu của đứa trẻ trong gia đình mình, điều đó đồng nghĩa với việc bạn cư xử tốt thì chúng cũng sẽ học theo, nếu không thì trong công cuộc dạy con này bạn sẽ là người thất bại. Dạy con làm người tử tế thật không đơn giản chút nào đúng không?
Dạy con đạo đức là điều quan trọng trong việc phát triển của trẻ để trẻ phát triển toàn diện, trở thành một người toàn diện có tâm, có tài. Sau đây là cách dạy con ngoan nghe lời, trở thành người tử tế hiệu quả nhất, cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong quá trình dạy con của mình.
Dạy trẻ biết đồng cảm chính là cách dạy con làm người tử tế mà cha mẹ nên làm, để con thấu hiểu được người khác sẽ giúp con bạn có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận những cảm xúc, tình cảm và suy nghĩ của họ đang có hay đã trải qua tốt hơn. Đó cũng là dạy con về trí thông minh cảm xúc (EQ), một chỉ số thông minh quan trọng rất được chú ý hiện nay, đóng góp quan trọng trong sự thành công của một người. Biết đồng cảm, biết thấu hiểu người khác cũng là đặc điểm của một người tốt. Trong khi đó, khi con có chỉ số EQ cao sẽ có khả năng thành công trong cuộc sống cao hơn.
Cha mẹ có thể dạy con ngoan nghe lời bằng cách dạy trẻ biết đồng cảm, thấu hiểu bằng cách khuyến khích con chia sẻ những cảm xúc của mình đã trải qua trong ngày với một thái độ quan tâm để trẻ hào hứng kể cho cha mẹ. Trong các câu chuyện và cảm xúc mỗi ngày của con, bạn nên yêu cầu con tưởng tượng xem khi cãi nhau với bạn, bạn đó sẽ có những cảm xúc, suy nghĩ gì về tình huống đã trải qua. Từ đó, cha mẹ hãy cho con những lời khuyên, dạy con biết cách quản lý cảm xúc của mình, kiểm soát sự nóng giận, giữ bình tĩnh cũng như tìm hướng giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực.
Bạn không cần phải cho con tham gia các chương trình tình nguyện tận ở miền núi xa xôi mấy ngày nếu con còn nhỏ hay lo lắng tới sự an toàn của con. Những hoạt động tình nguyện có rất nhiều trong cuộc sống, gần gũi xung quanh như việc quét sân hộ một bà già nhà bên cạnh, giúp cha mẹ gấp quần áo cũ mang đi quyên góp cho người nghèo…
Đó thường là những người kém may mắn trong cuộc sống. Khi con bạn giúp đỡ những người đó sẽ tạo cơ hội để con có điều kiện nghĩ về nhu cầu, cuộc sống của những người kém may mắn hơn mình để thấu hiểu, cảm thông với họ. Trong khi đó, con bạn sẽ tự hào vì đã giúp được người khác một điều gì đó có ích, đặc biệt nếu được họ cảm ơn.
Đây cũng là cách dạy con làm người biết cảm thông với những nỗi buồn, sự đau khổ của người khác. Bạn hãy dạy con biết nhận ra những nỗi buồn đau của người khác trong những hoàn cảnh khác nhau và khuyến khích con đồng cảm, sẻ chia với họ cũng như sẵn sàng giúp đỡ họ trong khả năng có thể như một cái vỗ vai đồng cảm, một lời an ủi động viên khi bạn khóc hay vấp ngã.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên nói về những hành vi tiêu cực như bắt nạt, buôn chuyện của người khác với những tác hại của nó để con hiểu và không làm.
Dạy con làm người biết cư xử, giao tiếp trong lời nói và hành động là điều quan trọng mà cha mẹ cần chú ý ngay từ nhỏ để uốn nắn. Điều đó không chỉ giúp con tốt hơn trong giao tiếp mà còn biết phân biệt những điều tốt xấu, đúng sai để có những hành động đúng đắn, đúng mực. Ví dụ như cách nói cảm ơn người khác khi được giúp đỡ, cách xưng hô thích hợp với những người lớn tuổi hay những quy tắc "ăn trông nồi, ngồi trông hướng" khi ăn uống để con luôn biết cách cư xử đúng mực, không ai chê trách được điều gì. Hay thua bạn bè khi chơi trò chơi, con không nên có thái độ hậm hực, thái độ ăn thua.
Khi cha mẹ dạy con từ nhỏ, dạy con đầy đủ những lễ nghi, phép tắc cư xử đúng mực sẽ tạo cho con những thói quen tốt trong hành vi và lời nói sẽ rất thuận lợi cho con bạn sau này. Bởi con bạn không chỉ có các mối quan hệ trong gia đình mà còn có các mối quan hệ bên ngoài như ở trường, ngoài xã hội khi trưởng thành. Để con cư xử đúng mực, cha mẹ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành tính cách này cho con mình.
Nhiều cha mẹ thường áp dụng khen thưởng cho những hành động tử tế của con, đó thực sự không phải là cách dạy con làm người thông minh nhất. Thưởng cho con khi chăm chỉ học tập thực sự là điều mà cha mẹ nên tránh vì sẽ làm con bạn nghĩ việc học, việc làm từ thiện phải có khen thưởng, không phải là những việc làm tự giác, con bạn cần phải làm.
Do đó, cha mẹ nên khuyến khích con làm việc tốt chứ không nên khen thưởng con. Điều này giúp con bạn hiểu được thế nào là tình nguyện và mang lại những điều gì cho bản thân mình. Bởi phần thưởng mà con bạn đạt được đó chính là cảm giác hạnh phúc khi giúp được ai đó trong cuộc sống. Nhưng để động viên, khuyến khích con, bạn không nên bỏ qua những việc làm tốt của con mình mà hãy cho con đi chơi công viên, tặng con món quả nhỏ để khen ngợi vì đã làm được những việc tử tế cho người khác.
Làm cha mẹ, để dạy con làm người tử tế bạn không nên thể hiện quyền uy của mình với con, thay vào đó hãy tôn trọng và đối xử tốt với con từ những hành động nhỏ nhất như nói chuyện với con, khi con làm sai. Tuy nhiên, do suy nghĩ của cha mẹ là những người từng trải, trưởng thành so với con còn nhiều non nớt, suy nghĩ chưa chín chắn, chưa thấu đáo sẽ có những khác biệt nhất định.
Do đó, cha mẹ nên suy nghĩ cách nói chuyện với con sao cho gần gũi, tạo được sự thân thiện để cha mẹ có thể xích lại gần con, giống như những người bạn hiểu chuyện, sẵn sàng chia sẻ và cho con những lời khuyên bổ ích nhất. Bạn tránh gắt gỏng khi con làm sai hay làm không tốt điều gì đó vì con bạn đang trong quá trình học hỏi và phát triển nên sẽ khó có thể tránh khỏi những lúng túng, làm sai. Bạn cũng đừng mất bình tĩnh hay dùng những lời lẽ không hay để chê bai con. Chú ý tới cách nói chuyện, suy nghĩ và hành động của bạn khi làm cùng con, khi nói chuyện cùng con. Bạn hãy chọn giọng điệu thân thiện, gần gũi và lịch sự khi nói về hành động sai trái của con.
Dạy con lòng biết ơn là điều mà cha mẹ chú ý từ những việc nhỏ nhất. Từ lòng biết ơn, con bạn sẽ luôn có hiếu với cha mẹ, biết ơn công cha mẹ đã nuôi dưỡng. Cha mẹ có thể dạy con lòng biết ơn từ những điều nhỏ nhất như một bữa ăn được bạn dày công chuẩn bị hay được ông bà tặng quà sinh nhật.
Con bạn cần cảm thấy biết ơn và biết cách bày tỏ lòng biết ơn của mình thì cách dạy con làm người tử tế mới có cơ hội thành công. Có vô số cách để con bạn tiếp thu được kiến thức mới mẻ này, cho nên các bậc phụ huynh cần phải kiên trì để dạy dỗ và chỉ bảo cho con.
Con cái thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ tấm gương của cha mẹ. Do đó, muốn dạy con làm người không cách gì hiệu quả bằng chính mình làm gương cho con. Bạn hãy xem xét cách đối xử với người khác của bản thân, bạn có nói lời cảm ơn người khác khi được giúp đỡ hàng ngày dù là những việc đơn giản nhất hay không. Bạn có ăn nói, cư xử đúng mực với mọi người hàng ngày hay không. Khi con lớn lên bên cha mẹ, chúng sẽ học tập một cách vô thức những tính cách, sự cư xử từ chính cha mẹ mình.
Bên cạnh việc khen thưởng, bạn cũng nên áp dụng hình thức kỷ luật khi con phạm lỗi, khi con vi phạm quy tắc nào đó đã được đặt ra. Nếu cha mẹ không đặt ra những giới hạn cho con sẽ khiến trẻ dễ có những hành vi dễ dãi, làm việc không có thói quen theo quy tắc nào. Bởi con bạn đang ở tuổi ăn tuổi chơi, chưa biết lo nghĩ, có nhiều điều ham thích về cuộc sống. Từ đó, trẻ dễ phạm phải những thói hư tật xấu, có những hành động lời nói thiếu suy nghĩ.
Trong khi đó, khi trẻ biết được những mong đợi của cha mẹ về bản thân sẽ sống có trách nhiệm hơn, hình thành tính tự lập, sự cố gắng để hoàn thiện bản thân hơn, để làm cha mẹ vui lòng. Từ đó, con bạn sẽ trưởng thành hơn, biết phân biệt đúng sai cũng như dễ kết bạn hơn. Do đó, nếu con phạm lỗi, có những hành vi không tốt như nói dối hay biện hộ, bạn hãy bằng sự quan tâm và thấu hiểu, giải thích cho con cũng như kiên quyết kỷ luật nếu con không nghe lời.
Kỷ luật khi con làm sai điều gì đó cũng chính là một cách hay để dạy con làm người tử tế, lương thiện như bạn muốn. Vì vậy đừng bỏ qua mặc dù có thể lần đầu tiên bạn chưa thành công nhé.
Cha mẹ yêu thương con không phải là không để con làm việc gì, chỉ cho con ăn chơi suốt ngày từ bé tới lớn. Yêu thương con đúng cách không chỉ nuôi dưỡng con trưởng thành mà cần có cách nuôi dạy đúng đắn. Dạy con làm việc nhà là một trong những điều mà cha mẹ cần chú ý. Điều này không chỉ giúp con trưởng thành hơn, làm các việc tốt hơn mà còn có thể hỗ trợ cha mẹ, biết yêu thương và nghe lời cha mẹ mình.
Bạn nên giao cho con làm những việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng của con. Chẳng hạn như lấy bát đũa sắp xếp bàn ăn, quét nhà khi tuổi còn nhỏ. Lớn hơn một chút, bạn nên dạy con nấu ăn… Điều này sẽ giúp con bạn xây dựng ý thức trách nhiệm, cảm thấy hạnh phúc khi hoàn thành công việc.
Với những cách dạy con làm người tử tế trên đây, chắc chắn mỗi bậc phụ huynh đều lựa chọn cho mình một số phương pháp dạy con làm người tử tế để áp dụng vào thực tế. Trước khi thực hành bạn nên tham khảo và học tập cách dạy con làm người tử tế của mẹ Khổng Tử qua nội dung bên dưới này nhé.
Khổng Tử là một vĩ nhân, nhà triết học, chính trị và tư tưởng lỗi lạc trong thời kì cổ đại, người có ảnh hưởng to lớn tới hậu thế cho tới tận ngày nay. Để làm nên một Khổng Tử lỗi lạc và vĩ đại đó, không thể bỏ qua cách giáo dục của mẹ ông, người có ảnh hưởng lớn tới tính cách, con người và sự thành công của ông sau này. Chúng ta cùng tham khảo kinh nghiệm dạy con làm người tử tế của mẹ Khổng Tử dưới đây nhé.
Trong khi đó, cha Khổng Tử là người cao lớn, sức khỏe hơn người, xuất thân từ dòng dõi cao quý nhưng mất khi Khổng Tử mới được 3 tuổi vì tuổi cao. Mẹ con ông phải vất vả mưu sinh. Nhưng mẹ ông vẫn một mực ở vậy kiên trì, chịu khó nuôi con khôn lớn, thành tài.
Khi cha ông mất năm 3 tuổi vì tuổi cao, hai mẹ con Khổng Tử phải sống trong đại gia đình nhà chồng có nhiều mối quan hệ phức tạp và không ít xung đột. Do đó, mẹ con Khổng Tử về nhà mẹ đẻ ở Khúc Phụ, kinh đô nước Lỗ để sống, không sống ở nhà chồng nữa. Bà muốn con có điều kiện học tập tốt nhất vì hiểu rằng, sự phức tạp, khó khăn khi sống ở nhà chồng sẽ ảnh hưởng tới việc học và trưởng thành sau này của con mình.
Nhà cha mẹ đẻ của bà Nhan Chinh Tại là một gia đình danh giá, có học thức ở kinh đô nên đủ điều kiện để cưu mang hai mẹ con. Thời đó, kinh đô Khúc Phụ là kinh thành phát triển nhất về mọi mặt của nước Lỗ. Do đó, ở đây có nhiều sách cổ kinh điển của các bậc thánh hiện, thầy giáo giỏi nhiều. Do đó, mẹ ông nhận thấy đây là nơi tốt nhất để con trai bà học tập và trưởng thành.
Mẹ Khổng Tử là con của một gia đình gia giáo có kiến thức học vấn và tu dưỡng bản thân rất nề nếp. Đó là một gia đình trí thức, cha bà là một trí thức uyên bác, đã dạy dỗ bà nhiều kiến thức, lễ nghi từ nhỏ. Do đó, khi về Khúc Phụ sống, bà đã dành cho con cả một gian phòng trong ba gian nhà để làm thư phòng, học đường. Bà còn đích thân dạy dỗ con khi Khổng Tử được 5 tuổi thông qua một lớp học tự mở.
Bà bắt đầu bằng cách mở một lớp học nhỏ gồm vài học sinh. Bà thu nhận thêm 5 học trò nữa để con có bạn học và lấy chút học phí (5 đấu gạo và một gánh củi khô) để nuôi sống 2 mẹ con. Tự mở lớp, bà thực hiện soạn những bài học từ những sách do cha bà để lại. Khổng Tử được mẹ dạy mọi thứ ngay từ nhỏ như học chữ, học nghi thức lễ tiết và đạo đức, học hát. Năm gần 6 tuổi, Khổng Tử đến lớp học cùng các bạn. Do có mẹ đích thân dạy con làm người bằng cách để Khổng Tử hoàn thành khóa học vỡ lòng khi chưa tới 10 tuổi.
Bà Nhan Chinh Tại là người có kiến thức, am hiểu về học tập vì được sinh ra trong một gia đình gia giáo. Bà quan niệm khơi gợi hứng thú học tập là điều rất quan trọng, là cách dạy con học tập tốt nhất. Trong khi đó, nhà Khổng Tử sống cách Tông Phủ không xa nên khi có nghi thức tế lễ, mẹ ông đều tìm cách cho con được xem tận mắt. Do đó, ông thuộc lòng các nghi thức tế lễ của các bậc hiền nhân. Khổng Tử thường thực hành những nghi thức tế lễ trước mặt mọi người do chịu ảnh hưởng của những trải nghiệm này. Ngoài ra, ông cũng học theo cách dâng hương, hành lễ, tế rượu, đọc lời cầu chúc…
Khổng Tử cũng được mẹ hướng dẫn cho học tập các loại lễ nghĩa của nhà Chu để sau này có thể phụ tá vua, giúp dân giúp nước. Thực tế, hồi nhỏ, Khổng Tử không yêu thích hay hiểu các nghi lễ đó nhưng do mẹ bồi dưỡng, tạo hứng thú cho con trong việc học và thực hành nghi lễ ấy nên đã trở thành thói quen trong cuộc sống của ông.
Thời bấy giờ, những bé trai được 10 tuổi sẽ theo học ở trường nên bà Nhan Chinh Tại đã đóng cửa lớp học, đưa con tới ngôi trường tốt nhất ở kinh thành theo học. Ở lớp, Khổng Tử đọc sách cổ, học thơ ca, học lịch sử… tương đương các môn “thi, lễ, thư, nhạc” mà người bây giờ vẫn gọi. Thời đó, "Tường" là tên của trường ông theo học, đó là học phủ công. Ở đó tập trung những thầy dạy giỏi nhất nước Lỗ, với cách dạy rất nghiêm khắc.
Khi Khổng Tử được 17 tuổi, mẹ ông qua đời ở tuổi 34, 35. Có thể nói, mẹ ông là một trong những người mẹ vĩ đại nhất Trung Hoa thời kỳ cổ đại nhưng ít người biết đến.
Nhiều khi phụ huynh cũng gặp khó khăn trong việc dạy con vì có những trường hợp không biết phải đánh giá tốt xấu ra sao. Những lúc như vậy chắc hẳn cha mẹ nào cũng cảm thấy áp lực và đầy căng thẳng.
Để giảm thiểu tình trạng này, bạn có thể đọc nhiều sách để trau dồi thêm kiến thức về dạy con, đồng thời những cuốn sách hay và chất lượng cũng sẽ giúp bạn gia tăng kỹ năng và trình độ, từ đó định hướng cho con một cách đúng đắn nhất.
Một số cuốn sách dạy con làm người mà bạn có thể tham khảo đó là:
- “Combo Vô Cùng Tàn Nhẫn, Vô Cùng Yêu Thương”: Đây là cuốn sách kể về hành trình nuôi dạy con của một bà mẹ mang trong mình dòng máu Do Thái nhưng lại được sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải. Người mẹ này vô cùng khó khăn khi phải tìm mọi cách để dung hòa giữa cách dạy con của người Do Thái với cách dạy con của người Trung Quốc.
Chắc chắn bạn sẽ phải nể phục người mẹ này và thấy cô ấy thật tài giỏi, bạn sẽ được học tập những cách dạy con hay nhất từ bà mẹ đến từ vùng lãnh thổ khác.
- Cuốn “Yêu Thương Sai Cách, Con Trách Cả Đời”: Nếu bạn đang muốn gắn kết tất cả mọi thành viên trong gia đình với nhau đặc biệt là muốn dạy cho những đứa con của mình về điều đó vậy thì hãy tham khảo ngay cuốn sách này.
Rất nhiều từ ngữ thể hiện sự yêu thương vô điều kiện sẽ xuất hiện ở đây, có thể bạn còn chưa biết đến sự tồn tại của chúng hoặc cũng có thể biết rồi mà chẳng biết phải sử dụng trong những trường hợp nào.
“Yêu thương sai cách, Con trách cả đời” chính là một trong những cuốn sách dạy con hay nhất mà bố mẹ nên đọc, một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả các bậc cha mẹ có phương pháp giáo dục con cái sai cách.
- Cuốn “Nuôi Dạy Con Bằng Trái Tim Của Một Vị Phật”: Nếu bạn là người có tâm hướng thiện, có lẽ bạn cũng rất quan tâm và chú ý tới những điều mà Đức Phật căn dặn.
Đã là người một nhà thì ắt hẳn tâm trí này sẽ sống cho tâm trí khác, nếu tất cả chúng ta đều yêu thương nhau thì ngôi nhà ấy sẽ được ví như một vườn hoa. Nhưng nếu tất cả chúng ta đều bất hoà, không vui vẻ với nhau thì vườn hoa ấy coi như bị tàn phá sau cơn bão.
- Cuốn sách “Buông Tay Để Con Bay – Giải Pháp Để Con Tự Lập Và Mẹ Tự Do”: Là một trong những cuốn sách hay được đánh giá cao về cách dạy con chuẩn nhất. Tình yêu thương của cha mẹ là vô bờ bến, chẳng có thước đo nào có thể làm rõ được, tuy nhiên khi yêu ấy càng lớn thì vô tình bố mẹ lại càng làm hại cuộc đời của con.
Hãy buông tay ra để con được tự do bay nhảy và khám phá thế giới, khi ấy bố mẹ cũng sẽ được tự do không vướng bận nhiều vì con đã trưởng thành.
- Cuốn sách “Cách Khen, Cách Mắng, Cách Phạt Con”: Tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng sẽ có nhiều lúc bạn bất lực với nó. Bạn đã từng gặp cảnh con không chịu ăn, không chịu ngủ, nói không nghe lời thậm chí đã sai còn ăn vạ? Tất cả những điều đó thì chẳng bố mẹ nào mong muốn mình gặp phải, và chính cách ứng xử của cha mẹ khí đó sẽ quyết định tính cách của đứa trẻ này.
Cuốn sách dạy con làm người nêu trên do Masami Sasaki - bác sĩ tâm lý trẻ em viết, vị bác sĩ này đã được tiếp cận với rất nhiều các bậc phụ huynh và trẻ nhỏ khác nhau, từ kinh nghiệm của bản thân kết hợp với những kiến thức chuyên ngành của mình để chia sẻ cho những bố mẹ khác.
Nói chung, dạy con làm người luôn là vấn đề không hề đơn giản khiến nhiều bậc phụ huynh phải “đau đầu”. Tuy nhiên, với tình yêu thương, sự quan tâm cùng tinh thần học hỏi, tìm hiểu thông tin, kinh nghiệm của bản thân chắc chắn sẽ giúp bạn có những cách dạy con làm người tài đức, trưởng thành tốt sau này. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin đáng để tham khảo trong quá trình nuôi dạy con trưởng thành cho mình.
MỤC LỤC
15/07/2022
13/07/2022
14/06/2022
03/06/2022