Blog

Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?

14/07/2023

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong thời đại kinh tế thị trường phát triển, hình thức nhượng quyền thương mại, cửa hàng nhượng quyền đã trở nên quá phổ biến. Vậy nếu bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu cửa hàng nhượng quyền là gì và cách thức xây dựng cửa hàng nhượng quyền qua những thông tin thú vị sau đây nhé!

1. Cửa hàng nhượng quyền là gì?

Cửa hàng nhượng quyền có thể được hiểu là cửa hàng kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương mại. Đây là một hình thức rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Một số cửa hàng nhượng quyền nổi tiếng mà bạn có thể được nghe qua: cửa hàng nhượng quyền trà sữa như The Alley, Gong Cha, TocoToco, Pozaa Tea,..., cửa hàng nhượng quyền đồ ăn nhanh như KFC, Lotteria, Jollibee,..., cửa hàng nhượng quyền Cafe như Milano, Napoli, Gemini, Starbucks,...

Cửa hàng nhượng quyền

2. Xây dựng cửa hàng nhượng quyền

Nếu bạn có ý định mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền, chúng ta cùng tham khảo các bước dưới đây nhé:

2.1. Định hình mô hình kinh doanh nhượng quyền 

Bạn đang thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực nào? Cafe, đồ ăn nhanh, thời trang hay trà sữa? Mô hình nhượng quyền của bạn theo hình thức nào? Toàn diện hay không toàn diện? Có sự tham gia quản lý cửa hàng hay chỉ có đầu tư vốn?,..Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, xác định rõ ràng mô hình kinh doanh nhượng quyền của mình sẽ giúp bạn định hình được những thông tin cơ bản, xây dựng một nền tảng chuẩn hóa mô hình kinh doanh trong tương lai.

Định hình mô hình kinh doanh nhượng quyền

2.2. Mở rộng mô hình kinh doanh và phát triển nó đủ lớn

Chúng ta có thể ví cửa hàng nhượng quyền giống như một con gà đẻ trứng vàng vậy. Rõ ràng chẳng có con gà nào mới sinh mà có thể đẻ trứng được, nó cần phải có đủ thời gian và sự chăm sóc để có thể trưởng thành, như cây non cần sự tươi tắn, chăm sóc kĩ càng và thời gian để sinh ra hoa lợi vậy. Nếu bạn quá kỳ vọng nó, thúc giục nó mau chóng sinh lời thì chỉ mang lại những quyết định vội vã, thiếu chính xác, sự nản chí dẫn tới sự thất bại của mô hình kinh doanh bạn đang hướng tới mà thôi. Vậy khi nào chú gà đó mới được coi là đủ lớn. Chúng ta có thể dựa vào hai yếu tố chủ yếu sau đây:

Gà đẻ trứng vàng

Đầu tiên là chú gà này phải phát triển đủ để đạt và vượt mức hòa vốn: bạn chẳng thể nào mang một cửa hàng còn chưa cả đạt mức hòa vốn đi nhượng quyền được, làm như vậy chẳng khác nào bạn đang lừa người khác vào một mô hình kinh doanh chưa thành công của bạn vậy. Chưa xét đến mặt đạo đức, việc này về lâu về dài vẫn chẳng có ích lợi gì cho mô hình kinh doanh của bạn khi mà mọi thứ còn chưa rõ ràng, mô hình của bạn còn chưa cải tiến đủ để đạt đến điểm hoà vốn kịp thời. Như vậy khi nhân rộng mô hình này ra, có thể cũng chỉ gia tăng lượng tiền lỗ vốn của bạn mà thôi.

Thứ hai là thời gian phải đủ lâu: đối với một cửa hàng hoặc thương hiệu nhượng quyền cần phải có thời gian hoạt động ít nhất là từ 1 năm trở lên. Ngoài ra nó còn phải có bảng chứng minh tài chính. Sự phát triển này cần phải có thời gian, vì vậy, bạn hãy kiên nhẫn, tập trung nuôi, chăm sóc chú gà của mình đù lâu, đủ khoẻ mạnh trước khi mang nó đi nhượng quyền, bắt nó đẻ trứng vàng.

Xem thêm: Mô hình bán cháo dinh dưỡng và kinh nghiệm cho các nhà kinh doanh

2.3. Tiến hành Bảo hộ cửa hàng nhượng quyền/thương hiệu nhượng quyền

Đây là một bước cực kỳ quan trọng liên quan đến sự sống còn của mô hình cửa hàng nhượng quyền của bạn, đã từng có rất nhiều thương hiệu mắc phải sai lầm trong bước này để rồi cuối cùng đánh mất thương hiệu của mình. Tưởng tượng chú gà của bạn, bạn đã mất rất nhiều thời gian nuôi nấng, chăm sóc nó khi còn nhỏ. Nhưng khi đó chưa ai biết tới bạn hay chú gà của bạn, một khi chú gà của bạn được đem ra biển lớn rồi, tạo ra rất nhiều trứng vàng, trở thành một chú gà khổng lồ thì cùng lúc đó cũng có rất nhiều gã khổng lồ và những kẻ khác trong bóng tối lăm le, muốn cắn xé chú gà của bạn. Việc tiến hành bảo hộ cửa hàng nhượng quyền sẽ giúp bạn tăng tính phòng hộ của thương hiệu mình cũng như giảm thiểu khả năng bị chiếm lĩnh, giả mạo thương hiệu một cách vô lý. Ví dụ điển hình mà bạn có thể thấy là thương hiệu trà sữa Royaltea, một thương hiệu trà sữa rất nổi tiếng tại nước ngoài, chỉ vì không bảo hộ được thương hiệu mà một thời gian sau, hàng loạt cái tên Royaltea giả mạo xuất hiện. Để tránh trường hợp đó, bạn hãy luôn nhớ tiến hành Bảo hộ cửa hàng nhượng quyền / thương hiệu nhượng quyền của mình.

2.4. Chuẩn hóa quy trình vận hành cửa hàng nhượng quyền

Bạn phải chuẩn hóa quy trình vận hành của cửa hàng nhượng quyền trước. Bạn chẳng thể nào bán một cửa hàng nhượng quyền mà còn chẳng biết nó vận hành như thế nào, ngoài ra kéo theo đó là hàng loạt chi phí đào tạo, quản lý tốn thời gian, tốn chi phí. Thậm chí, quản lý không tốt những cửa hàng nhượng quyền này còn có thể ảnh hưởng xấu ngược lại đến thương hiệu của bạn. Vì vậy hãy chuẩn hóa quy trình vận hành trước, khi đã có công thức chính xác rồi, một khi tiến hành xây dựng, đào tạo cửa hàng nhượng quyền, bạn chỉ cần theo công thức mà áp dụng thôi, chi phí đào tạo sẽ được giảm thiểu, việc quản lý cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Còn nếu bạn sợ quá trình nhượng quyền sẽ tốn nhiều thời gian của bạn hay bạn sợ sẽ xảy ra nhiều sai sót, bạn cũng có thể thuê một số đơn vị uy tín khác trên thị trường tiến hành xây dựng quy trình nhượng quyền thay bạn.

Chuẩn hoá quy trình vận hành

2.5. Hợp đồng nhượng quyền

Đây là bước cuối cùng trong xây dựng cửa hàng nhượng quyền. Bạn phải chuẩn bị một hợp đồng nhượng quyền trước khi muốn bán thương hiệu của mình ra ngoài. Nếu không có một hợp đồng rõ ràng, bạn có thể gặp nhiều bất lợi trong tương lai như chịu nhiều khoản phí vô lý, lợi nhuận nhận được thấp, bị lộ bí mật kinh doanh hay thậm chí, quản lý không tốt có thể ảnh hưởng xấu ngược lại đến thương hiệu của bạn đến đến sự thất bại, chết yểu của một thương hiệu tiềm năng. Vì vậy, bạn hãy tạo hợp đồng nhượng quyền ngay khi có thể, một hợp đồng nhượng quyền sẽ có các điều khoản nhượng quyền và giá cả nhượng quyền, cũng như các quy định khác ràng buộc về chia sẻ lợi nhuận, vốn đầu tư, quyền quản lý, bảo mật kinh doanh,... Hợp đồng càng cụ thể, bạn càng có nhiều lợi ích cũng như thuận tiện nếu như có vấn đề kiện tụng, tranh chấp xảy ra sau này. Bạn có thể tham khảo luật sư, cố vấn riêng hoặc những đơn vị uy tín khác hỗ trợ làm hợp đồng nhượng quyền trên thị trường để có thể đảm bảo tính cụ thể, chính xác, chi tiết của hợp đồng. 

Hợp đồng nhượng quyền

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu được cửa hàng nhượng quyền là gì và các bước để bạn có thể xây dựng cửa hàng nhượng quyền. Tuy vậy, việc bán nhượng quyền thương hiệu, mở rộng mô hình kinh doanh bằng cửa hàng nhượng quyền vẫn còn rất nhiều thách thức khác nữa như: marketing như thế nào để thu hút được lớn lớn khách hàng, tư vấn, chăm sóc khách hàng như thế nào, chọn đội thi công thiết kế cửa hàng ra sao, chọn nguồn nguyên liệu, máy móc rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, quản lý hệ thống, đào tạo nhân sự và đảm bảo chất lượng thương hiệu nhượng quyền như thế nào,....Thế nhưng bước khởi đầu vẫn là bước quan trọng nhất, bạn hãy chú ý xây dựng cửa hàng nhượng quyền của mình với những thông tin trên nhé. Chúc bạn mở rộng mô hình kinh doanh nhượng quyền thành công. Đừng quên khám phá những thông tin, kiến thức thú vị khác về kinh doanh, tuyển dụng cùng vieclam123.vn nhé!

Khái niệm Franchise hiểu thế nào cho đúng?

Franchise là hình thức thức nhượng quyền thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh. Hình thức này đang ngày càng trở nên phổ biến và tạo được nhiều thành công. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn chủ đề thú vị này qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

Franchise là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023

Vật lý y khoa là gì? Ngành hỗ trợ y tế bảo vệ sức khoẻ cộng đồng
Vật lý y khoa là gì? Vật lý y khoa thuộc lĩnh vực liên ngành giữa khoa học vật lý và y tế, là công cụ hữu ích, hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ con người hiện nay.

20/03/2023