Blog

Cú đêm là gì? Liệu cú đêm hay chim sớm mới thực sự là thói quen tốt?

20/09/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Cú đêm là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là trong cộng đồng giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, với nhiều người thì cú đêm vẫn là một từ đầy ẩn ý mà họ chưa thể hiểu hết được. Vậy, chính xác thì cú đêm là gì? Hãy cùng vieclam123.vn đi tìm hiểu về cú đêm cũng như phân biệt cú đêm và chim sâu dậy sớm để xác định cho mình một thói quen tốt nhé!

1. Giải đáp về cú đêm là gì và phân biệt với chim sớm

1.1. Khái niệm về cú đêm

Cú đêm hay còn gọi tắt là cú. Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những người có xu hướng thức khuya, thường hoạt động vào ban đêm và dậy muộn hơn vào ban ngày. Điều này giống như thói quen hoạt động của loài cú trong tự nhiên, vì thế mà cú đêm trở thành một tên gọi đầy ẩn dụ với những người hoạt động về đêm.

Cú đêm là gì

Với những người được xem là cú đêm thì năng lượng của họ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn vào buổi đêm. Khi đó, họ sẽ có thể thực hiện các công việc với hiệu suất cực kỳ tốt. Tuy nhiên, vào thời điểm ban ngày thì họ lại có xu hướng khá mệt mỏi và dễ buồn ngủ. Việc có một thói quen và giờ giấc sinh học như vậy thường sẽ bị cho là trái ngược với mọi người. Vì thế mà các cú đêm thường nhận được những đánh giá không mấy tích cực khi có lối sống được xem là phản khoa học và không tốt cho sức khỏe.

Mặc dù vậy thì cộng đồng các cú đêm vẫn vô cùng lớn mạnh. Việc thức khuya nhiều đã vô tình tạo nên cho họ thói quen hoạt động ban đêm và ngủ ngày. Lâu dần sẽ trở thành một cú đêm từ lúc nào không hay.

1.2. Phân biệt cú đêm và chim sâu dậy sớm

Trái ngược với cú đêm thì chim sâu dậy sớm là những người có xu hướng dậy sớm vào buổi sáng hôm sau và ngủ sớm vào tối hôm trước. Họ là những người tràn đầy năng lượng vào ban ngày và sẽ cạn kiệt dần vào cuối ngày. 

Cũng tương tự như cú đêm, những người có thói quen ngủ sớm, dậy sớm sẽ được gọi là “chim sâu” hay “chim sớm”. Tên gọi này thực chất bắt nguồn từ câu tục ngữ là “con chim dậy sớm sẽ bắt được sâu”. Vì vậy mà những người có thói quen dậy sớm, ngủ sớm một cách điều độ sẽ được gọi là chim sâu.

Cú đêm và chim sớm

Cú đêm và chim sâu chính là thuật ngữ chỉ nhóm đối tượng có khung thời gian sinh hoạt trái ngược nhau. Một bên là hoạt động về đêm còn một bên là hoạt động vào ban ngày. Và đây cũng chính là 2 thói quen sinh hoạt, 2 dạng thời gian sinh học phổ biến mà con người sẽ có thể lựa chọn và áp dụng cho chính bản thân mình.

Vậy, nên là một cú đêm thích hoạt động về đêm hay là một chú chim sâu dậy sớm để đón nhận năng lượng tích cực của ngày mới? Những chia sẻ tiếp theo đây sẽ giúp bạn có sự nhận định chính xác hơn về hai thói quen sinh hoạt này nhé!

2. Những thông tin cần biết về cú đêm

2.1. Đặc điểm nhận biết một cú đêm là gì?

Khi tìm hiểu về cú đêm là gì thì bạn chắc hẳn đã biết được cú đêm là những người có xu hướng hoạt động vào ban đêm và thường ngủ ngày. Vì thế mà đây cũng sẽ chính là đặc điểm nhận dạng của một “cú đêm chính hiệu”.

Ngoài ra, những đặc điểm chính của cú đêm rất dễ để có thể nhận biết, cụ thể như: thức khuya, yêu thích việc ngủ nướng, cảm thấy mệt mỏi khi phải dậy sớm hay hoạt động vào ban ngày, có nhiều năng lượng hoạt động hơn vào ban đêm và cảm thấy mọi thứ được hiệu quả hơn khi làm trong khung thời gian này,...

Đặc điểm của cú đêm

Dựa vào những đặc điểm này bạn có thể đưa ra nhận định về chính bản thân mình hay một người nào đó về việc họ có phải là cú đêm hay không. Và khi đã có đủ những đặc điểm kể trên thì khả năng là cú đêm sẽ cực kỳ cao và thường rất khó để phán đoán sai được.

2.2. Những hệ lụy khi trở thành cú đêm?

Theo nhiều chuyên gia thì việc làm cú đêm sẽ mang đến khá nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe. Những tác động có thể kể đến như:

2.2.1. Suy giảm hệ miễn dịch

Cơ thể của chúng ta luôn có một cơ chế và hệ thống thải độc, tái tạo tế bào, sản sinh hệ miễn dịch. Và những hoạt động này sẽ gắn liền với đồng hồ sinh học của cơ thể với những nhịp sinh học nhất định. Khi nhịp sinh học bị thay đổi thì những hoạt động này cũng sẽ bị tác động theo đó. Việc làm cú đêm khiến cơ quan đào thải độc tố hoạt động chưa hiệu quả, thời gian tái tạo tế bào không có. Trong thời gian dài sẽ dẫn tới hệ miễn dịch bị suy giảm khi độc tố tích tụ trong cơ thể ở mức nhiều hơn. Đó là lý do vì sao mà bạn dễ bị ốm đau khi trở thành cú đêm.

2.2.2. Dễ rơi vào tình trạng thừa cân

Khi đêm xuống thì đây sẽ là lúc cơ thể có lượng đường thấp nhất và điều này sẽ khiến bạn cảm thấy đói bụng rất nhiều. Khi đó, chúng ta sẽ có xu hướng ăn đêm nhiều hơn và ăn cũng sẽ cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên, lúc này, cơ thể lại thể hấp thụ và chuyển hóa toàn bộ thức ăn nạp vào thành chất dinh dưỡng, vì vậy mà sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.

Tác hại của việc thức khuya

2.2.3. Dễ bị rối loạn giấc ngủ và khó ngủ

Thời điểm từ 21h - 22h sẽ là thời điểm mà cơ thể rất dễ buồn ngủ do hoạt động sản sinh ra hormone melatonin. Tuy nhiên, bạn lại không ngủ và cố gắng để tỉnh táo sẽ dẫn đến việc sản sinh melatonin bị gián đoạn. Từ đó, giấc ngủ của bạn cũng sẽ bị rối loạn và ảnh hưởng nhiều hơn, lâu dần sẽ dẫn đến chứng khó ngủ và bản thân cũng sẽ trở nên mệt mỏi khi ngủ không đủ giấc.

2.2.4. Gây lão hóa não bộ

Trong bộ não của chúng ta có chứa rất nhiều chất trắng để có thể truyền tải thông tin, tín hiệu một cách hiệu quả. Việc thức khuya nhiều sẽ khiến lượng chất trắng này bị giảm đi. Từ đó, quá trình truyền tải thông tin của não sẽ kém đi rất nhiều, gây ra các vấn đề khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

2.2.5. Tác động tiêu cực đến tâm trạng

Những người có thói quen thức khuya thường khá nóng tính và dễ cáu bẳn. Họ thường gặp khó khăn trong việc kìm nén cảm xúc của mình và rất dễ bị bùng nổ cảm xúc do không thể kìm chế được. 

Bên cạnh đó, việc làm cú đêm còn khiến cho da xấu hơn, nhiều mụn hơn, trí nhớ suy giảm và thường bị chóng mặt ù tai,... Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khá nhiều bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, tiểu đường, đột quỵ, thậm chí là cả ung thư,...

2.3. Những hiểu lầm về cú đêm mà bạn có thể chưa biết

2.3.1. Cú đêm là phản khoa học?

Những hiểu lầm về cú đêm

Việc cú đêm hay thức khuya thực tế không phải là phản khoa học. Theo nghiên cứu thì mỗi một người sẽ có một loại thời sinh học khác nhau. Tức là khung thời gian làm việc hiệu quả khác nhau.

Vì thế mà những người cú đêm không phải thay đổi thời gian sinh học của mình mà chỉ là họ có thời gian sinh học khác với mọi người mà thôi. Những người được xem là chim sâu dậy sớm thường chiếm phần đông trong xã hội, vì thế mà cú đêm sẽ bị hạn chế hơn về mặt thời gian cũng như tư tưởng nhận thức, đánh giá.

2.3.2. Được quy định từ trong gen

Theo các nhà khoa học thì loại thời sinh học của mỗi người có thể được quyết định qua gen di truyền trong DNA của con người. Và loại gen này được gọi là PER3, mang tính quyết định về chu kỳ hoạt động của cơ thể. Vì thế một người có thói quen cú đêm có thể là do yếu tố gen di truyền chứ không hề do một lối sống phản khoa học hay buông thả bản thân.

2.3.3. Cú đêm thường rất dễ thất bại?

Nếu như để ý thì bạn sẽ thấy các tỷ phú thường có thói quen dậy sớm. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn là chính xác hoàn toàn để nhận định với việc dậy sớm để thành công. Thực tế thì theo nhiều nghiên cứu, các cú đêm có chỉ số thông minh cao hơn hẳn so với chim sâu dậy sớm. Và họ cũng rất thành công cũng như có thu nhập cao chót vót.

Ví dụ như cựu tổng thống Hoa Kỳ ông Barack Obama, tỷ phú Alexis Ohanian (nhà sáng lập của Reddict) hay Tom Lehman - CEO của Genius,...

Cú đêm vẫn rất thành công

3. Nên làm cú đêm hay chim sâu dậy sớm để thành công?

Với những thông tin về cú đêm là gì được tổng hợp bên trên thì theo bạn, đâu sẽ là thói quen sinh hoạt mà bạn cần duy trì cho mình để thành công trong tương lai? Đây chắc hẳn là băn khoăn của nhiều người khi đứng trước các sự lựa chọn và đặc biệt là cảm thấy cú đêm cũng chưa thực sự tồi tệ. 

3.1. Nắm bắt yếu tố quyết định tới loại thời sinh học

Việc bạn thích thức khuya hay dậy sớm sẽ quyết định tới việc bạn sẽ là cú đêm hay chim sâu. Vì thế mà để biết được mình thuộc loại nào thì bạn sẽ cần tìm hiểu xem loại thời sinh học của mình được quyết định bởi yếu tố nào.

Theo các nghiên cứu thì việc bạn thích bình minh hay hoàng hôn sẽ một phần phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Bên cạnh đó thì đồng hồ sinh học của cơ thể cũng sẽ quyết định tới thời gian đi ngủ của bạn. Vì vậy mà bạn sẽ cần dựa vào 2 yếu tố này để nhận định mình là cú đêm hay chim sâu.

Nên làm chim sâu hay cú đêm

3.2. Xác định cú đêm hay chim sâu

Để có thể xác định được mình là cú đêm hay chim sâu thì tốt nhất bạn nên ngủ mà không cần báo thức. Nếu cơ thể tự động dậy sớm và bạn thường buồn ngủ vào lúc 9 - 10h tối thì bạn chắc chắn là chim sâu. Còn nếu đến quá nửa đêm bạn vẫn tỉnh và có xu hướng ngủ nướng thì bạn rất có thể là cú đêm.

Mặc dù cách này nghe có vẻ rất ổn, thế nhưng, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta thường nằm ở giữa của 2 kiểu người này. Vì thế mà bạn sẽ cần dựa vào thói quen sinh học của mình để nhận định. Nếu có xu hướng thức khuya, ngủ vào ban ngày, thích hoạt động về đêm thì chắc hẳn bạn là cú đêm chính hiệu. 

Dựa vào thực tế thì nhiều người sẽ cho rằng là chim sâu thì tốt hơn và cú đêm thì mang đến nhiều tác hại ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế thì điều này sẽ do thói quen sinh hoạt của mỗi người. Nếu bạn có thời gian làm việc hiệu quả vào ban đêm thì bạn có thể hoạt động về đêm và ngược lại. Điều cốt lõi chính là việc bạn cần đảm bảo mình có một giấc ngủ tốt và chất lượng giấc ngủ đảm bảo. Cùng với đó là chế độ ăn uống hợp lý hơn, đảm bảo cơ thể có thể được nghỉ ngơi đầy đủ.

3.3. Từ cú đêm có chuyển sang chim sâu được không?

Việc từ cú đêm chuyển sang làm chim sâu là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, điều này sẽ rất khó khăn khi bạn phải thay đổi cả đồng hồ sinh học cũng như nhịp sinh hoạt của cơ thể. Do đó sẽ mất khá nhiều thời gian và cần có sự quyết tâm rất lớn để đạt được điều đó.

Sự lựa chọn cần đảm bảo cho sức khỏe

Còn nếu bạn vẫn đang lưỡng lự cũng như ở lưng chừng thì có thể áp dụng các thói quen của chim sâu để cơ thể thích nghi với việc dậy sớm và hoạt động tích cực vào ban ngày hơn. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thích nghi với cuộc sống hàng ngày hơn do đa số mọi người đều duy trì thói quen dậy sớm và hoạt động trong một ngày mới thay vì đợi đến buổi đêm.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cú đêm mà vieclam123.vn muốn gửi tới các bạn. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn làm rõ cú đêm là gì cũng như những sự thật về thói quen sinh hoạt này. Qua đó, bạn sẽ có sự nhận thức chính xác hơn để điều chỉnh hành vi và thói quen của mình.

Ngủ sâu là gì? Lợi ích và cách nhận biết giấc ngủ sâu như thế nào?

Ngủ sâu là gì? Ngủ sâu có công dụng như thế nào với sức khỏe con người? Cùng tìm hiểu và khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Ngủ sâu là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023