Blog

Theo bạn có nên gọi điện cho nhà tuyển dụng hỏi kết quả phỏng vấn?

06/03/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Việc phải chờ đợi kết quả phỏng vấn trong thời gian quá lâu là điều mà không một ứng viên nào mong muốn. Nhưng các bạn lại không biết liệu có nên gọi điện cho nhà tuyển dụng hỏi kết quả phỏng vấn hay không? Liệu đây có phải là hành động làm phiền, bất lịch sự? Cùng Vieclam123.vn tìm hiểu cách gọi điện hỏi thăm kết quả phỏng vấn từ nhà tuyển dụng đúng cách nhất nhé.

1. Nên gọi điện cho nhà tuyển dụng đúng cách

Hãy chắc chắn rằng bạn chỉ gọi điện cho nhà tuyển dụng khi đã nắm được những thông tin sau đây:

1.1. Nắm rõ quy trình tuyển dụng

Ứng viên cần phải nắm được quy trình tuyển dụng để biết được khi nào nên gọi điện cho nhà tuyển dụng.  Một trong số những nguyên nhân dẫn đến việc nhà tuyển dụng không hồi âm là do họ chưa kết thúc quy trình tuyển dụng nhân sự nên chưa có kết quả chính thức. 

Có những công ty lớn thì quy trình tuyển dụng của họ có thể kéo dài từ 2-3 tuần. Vì vậy, ứng viên cũng phải chờ đến hết quãng thời gian này mới có thể nhận được kết quả phỏng vấn.

Để có thể biết được thông tin về quy trình tuyển dụng, ứng viên có thể chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng ngay trong buổi phỏng vấn và lịch hẹn nhận được kết quả. Điều này giúp ứng viên chủ động hơn và không rơi vào trạng thái bị động, sốt ruột.

Nếu sau thời gian nhà tuyển dụng hẹn thông báo kết quả mà bạn vẫn chưa nhận được email hay cuộc gọi xác nhận, thì hãy cân nhắc đến việc gọi điện cho nhà tuyển dụng nhé.

Nên gọi điện cho nhà tuyển dụng đúng cách

1.2. Lường trước về những tình huống có thể xảy ra

Bạn có thể hình dung trước về những trường hợp có thể xảy ra khi bạn không nhận được thông báo từ nhà tuyển dụng. Có thể là do bạn đã bị từ chối hoặc nhà tuyển dụng gửi nhầm email thông báo.

Nhưng dù vì lí do gì đi chăng nữa thì bạn cũng có thể chủ động gọi điện cho nhà tuyển dụng để không bỏ lỡ cơ hội của mình. Việc này đồng thời cũng thể hiện sự nghiêm túc và mong muốn của bạn đối với vị trí công việc muốn ứng tuyển. 

1.3. Nội dung cuộc gọi điện cho nhà tuyển dụng

Bởi có rất nhiều ứng viên đến phỏng vấn nên khi bạn thực hiện cuộc gọi với nhà tuyển dụng, họ sẽ không thể biết được bạn là ai. Đây chính là lí do mà bạn cần đưa những nội dung sau đây vào trong cuộc phỏng vấn:

  • Giới thiệu tên và nhắc lại vị trí ứng tuyển cũng như thời gian đã tham gia phỏng vấn

  • Nêu lí do thực hiện cuộc gọi điện này là muốn hỏi về kết quả phỏng vấn

  • Nêu mong muốn được biết và sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển

Trong thời gian nói chuyện với nhà tuyển dụng, hãy nói chuyện với thái độ bình tĩnh, kiểm soát được cảm xúc và chủ động chờ đợi nhà tuyển dụng xem xét lại hồ sơ và kết quả buổi phỏng vấn của bạn. Nếu kết quả không được như mong muốn, hãy lịch sự và gửi lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian lắng nghe bạn. 

Nội dung cuộc gọi điện cho nhà tuyển dụng

2. 3 sai lầm nên tránh khi gọi điện cho nhà tuyển dụng

Gọi điện cho nhà tuyển dụng là điều nên làm nhưng bạn cần phải thực hiện nó một cách đúng đắn. Nên tránh gọi điện làm phiền nhà tuyển dụng theo những cách sau đây để tránh “tự bôi xấu” hình ảnh của chính mình.

2.1. Liên lạc với nhà tuyển dụng quá nhiều khi quy trình tuyển dụng vẫn đang diễn ra

Ứng viên không nắm rõ được quy trình tuyển dụng nên gọi điện dồn dập cho nhà tuyển dụng để hối thúc họ đưa cho bạn kết quả. Hoặc những bạn đã biết lịch thông báo kết quả nhưng do quá sốt ruột nên thường xuyên gọi điện cho nhà tuyển dụng để “cập nhật tình hình”.

Điều này chỉ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu và có thể họ sẽ cho bạn “loại” ngay đấy. Nên tuyệt đối đừng làm điều thiếu tế nhị này nhé.

Vì vậy, chỉ nên gọi điện cho nhà tuyển dụng sau thời gian hẹn mà bạn vẫn chưa nhận được kết quả. Và dù kết quả có như thế nào đi chăng nữa thì cũng chỉ nên gọi điện một lần để thể hiện sự quan tâm đúng cách và chuyên nghiệp. 

2.2. Thể hiện thái độ suồng sã, quá mức thân mật khi gọi điện

3 sai lầm nên tránh khi gọi điện cho nhà tuyển dụng

Nhà tuyển dụng không biết bạn là ai và bạn cũng không thân thiết quá mức với nhà tuyển dụng đến mức bạn có thể nói chuyện xuống xã với họ. Những câu hỏi thăm xã giao như: “anh/chị dạo này có khỏe không? Công việc thế nào?” là những câu bạn không nên đưa vào cuộc trò chuyện.

Hãy chỉ chào hỏi nhà tuyển dụng và đi thẳng vào vấn đề chính thay vì dài dòng, lan man, tán gẫu, nói dài thành ra nói dại. 

2.3. Thể hiện thái độ trách móc, không hài lòng với kết quả

Khi đã nhận được kết quả phỏng vấn, nhiều ứng viên vì quá thất vọng mà không chấp nhận kết quả này. Họ nhanh chóng thể hiện thái độ bất lịch sự với nhà tuyển dụng khi nghe được kết quả. Họ phàn nàn, trách móc, hỏi lý do tại sao nhà tuyển dụng không lựa chọn họ.

Điều này chỉ khiến hình ảnh của bạn trở nên xấu hơn và có thể đánh mất cơ hội của minh trong tương lai mà thôi. Kết quả cũng vẫn không có gì thay đổi đâu. Vì vậy, hãy giữ cho mình trạng thái tâm lý bình tĩnh và chuẩn bị sẵn sàng tâm lí bị từ chối khi quyết định gọi điện cho nhà tuyển dụng nhé. 

3. Thay vì gọi điện có thể gửi email nếu nhà tuyển dụng không hồi âm

Bên cạnh việc gọi điện cho nhà tuyển dụng để hỏi kết quả phỏng vấn, bạn có thể gửi email cho nhà tuyển dụng. Đây được xem là hình thức phù hợp hơn và sẽ không ảnh hưởng đến công việc của nhà tuyển dụng.

Thay vì gọi điện có thể gửi email nếu nhà tuyển dụng không hồi âm

Bạn có thể gửi email cho nhà tuyển dụng với nội dung ngắn gọn:

“Dear anh/chị HR,

Tôi tên là: Nguyễn Văn A. Ngày...tháng...năm, tôi có tham gia phỏng vấn ở vị trí….của quý công ty. Tôi được thông báo rằng sẽ nhận được kết quả sau 3 ngày. Tuy nhiên, đã 5 ngày trôi qua mà tôi không nhận được hồi âm từ quý công ty.

Tôi rất mong muốn được làm việc ở vị trí này. Vì vậy, tôi gửi email cho nhà tuyển dụng để hỏi thêm về kết quả phỏng vấn.

Rất mong nhà tuyển dụng xem xét lại hồ sơ của tôi và phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn. 

Trân trọng,

A

Nguyễn Văn A”

Gửi email giúp nhà tuyển dụng có thể đọc trong thời gian phù hợp với lịch trình của họ đồng thời giúp họ chủ động xem xét lại hồ sơ của bạn và có những phản hồi chắc chắn. 

Vì vậy, thay vì gọi điện trực tiếp thì bạn có thể gửi email cho nhà tuyển dụng xem sao nhé. Nếu nhà tuyển dụng vẫn tiếp tục không phản hồi thì bạn hãy gọi điện để được giải đáp những thắc mắc.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn, bạn đã biết được có nên gọi điện cho nhà tuyển dụng hay không và cách gọi điện đúng đắn. Chúc các bạn thành công và tự tin trên chặng đường phía trước.

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023