Blog

Bản mô tả công việc chuyên viên quản lý rủi ro chi tiết nhất

15/06/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Chuyên viên quản lý rủi ro là một trong những vị trí việc làm rất hot trong thời gian trở lại đây. Vậy chuyên viên quản lý rủi ro là gì? Chuyên viên quản lý rủi ro làm những công việc gì? Bản mô tả công việc chuyên viên quản lý rủi ro chi tiết nhất trình bày dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này. Hãy cùng Vieclam123.vn theo dõi nhé!

1. Khái quát về chuyên viên quản lý rủi ro

Chuyên viên quản lý rủi ro không còn là một công việc mới, tuy nhiên trong thực tế nó lại khá xa lạ với nhiều bộ phận lao động. Không phải ai cũng biết bản chất công việc chuyên viên quản lý rủi ro là gì, những công việc mà một chuyên viên quản lý rủi ro phải làm, hay đơn giản lương chuyên viên quản lý rủi ro là bao nhiêu? Chuyên viên quản lý rủi ro hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực nào? cũng sẽ là những câu hỏi được nhiều người quan tâm.

1.1. Chuyên viên quản lý rủi ro là gì?

Chuyên viên quản lý rủi ro là gì?

Chuyên viên quản lý rủi ro còn được biết đến với tên gọi khác là chuyên viên quản trị rủi ro, là thuật ngữ dùng để chỉ những người hoạt động chuyên gia trong lĩnh vực kiểm soát rủi ro tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động hợp tác đầu tư. Trách nhiệm công việc chính của những chuyên viên quản lý rủi ro chính là phân tích hồ sơ. Trên cơ sở dữ liệu phân tích được chuyên viên quản lý rủi ro có thể đánh giá và đề xuất những giải pháp đầu tư hữu hiệu. Bản thân chuyên viên quản lý rủi ro cũng đồng thời phải lập các báo cáo thẩm định.

1.2. Yêu cầu công việc 

  • Tốt nghiệp Đại học trở lên các ngành (chuyên ngành) tài chính ngân hàng hoặc chuyên ngành liên quan

  • Có chuyên môn sâu trong lĩnh vực tài chính đầu tư

  • Có kinh nghiệm tối thiểu 01 - 02 năm trong lĩnh vực quản trị rủi ro

  • Kỹ năng giao tiếp tốt

  • Kỹ năng tin học văn phòng và sử dụng thành thạo công nghệ

  • Kỹ năng ngoại ngữ tốt

  • Kỹ năng làm việc nhóm và xử lý tình huống

  • Kỹ năng lập kế hoạch và các báo cáo tài chính đầu tư

  • Có thể thuyết trình thành thạo và triển khai kế hoạch

  • Tư duy tốt, quyết đoán

  • Có trách nhiệm với công việc

  • Am hiểu về thị trường

  • Chịu được áp lực công việc cao

  • Nắm bắt vững vàng bản mô tả công việc chuyên viên quản lý rủi ro

1.3. Vai trò của chuyên viên quản lý rủi ro

Chuyên viên quản lý rủi ro có vai trò rất quan trọng trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Trước hết, chuyên viên quản lý rủi ro là người kiểm soát tài chính đầu tư cho doanh nghiệp.

Hiện nay, để phát triển doanh nghiệp, các chủ sở hữu không chỉ thúc đẩy sản xuất, giao thương, thu về lợi nhuận qua trao đổi mua bán tư bản (tiền - hàng) nữa. Đồng hành với hoạt động mua - bán đó chính là hoạt động đầu tư. Đầu tư không chỉ giúp doanh nghiệp có thể thu về lợi nhuận khủng mà còn mở rộng các mối quan hệ kinh doanh, tạo nên tính thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường và ổn định vị thế. Tất nhiên bao giờ cũng vậy, đầu tư là con dao 2 lưỡi. Nếu đầu tư thành công, tiền sinh tiền và tài chính như “lửa gần rơm”. Ngược lại, nếu đầu tư thất bại, không những tiền thất bát mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quỹ tài chính và hoạt động nội bộ của doanh nghiệp. Vậy nên mới cần đến những chuyên viên quản trị rủi ro. Những chuyên viên này như bộ máy thông minh, vừa có thể định hướng đầu tư, vừa có thể đánh giá và đưa ra giải pháp. Chuyên viên quản lý rủi ro sẽ giúp các chủ sở hữu (nhà đầu tư) trả lời cho câu hỏi nên đầu tư vào lĩnh vực nào? Có nên đầu tư vào công ty này hay không? Đầu tư bên nào có lợi hơn?

Từ đó, chuyên viên kiểm soát rủi ro còn có vai trò quan trọng thứ 2 nữa là giảm thiểu tối đa tình trạng làm ăn thua lỗ. Nắm bắt được tài chính giống như nắm chuôi dao vậy. Chỉ cần còn cầm đằng chuôi thì bạn sẽ an toàn.

Ngoài ra, chuyên viên quản lý rủi ro cũng giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho con người (người lao động), máy móc, thiết bị (tài sản).

1.4. Lương chuyên viên quản lý rủi ro

Mức lương phổ biến nhất cho một chuyên viên quản lý rủi ro kinh nghiệm từ 2 năm hiện nay là khoảng 19 triệu/ tháng. Đây là mức thu nhập đáng mơ ước cho các bạn trẻ.

Lương của chuyên viên quản lý rủi ro

Với kinh nghiệm dưới 1 năm, thu nhập của nhân viên quản lý rủi ro sẽ rơi vào khoảng 10 - 15 triệu/ tháng.

Với kinh nghiệm cao, một chuyên viên quản lý rủi ro lành nghề cũng có thể đạt mức thu nhập lên đến 25 triệu/ tháng.

Tại sao lại có sự chênh lệch về mức lương chuyên viên quản lý rủi ro như vậy?

Khi va vấp thực tế bạn sẽ nhận thấy rõ ràng rằng, cùng làm chuyên viên quản lý rủi ro nhưng anh A có thể đạt được mức lương 23 triệu/ tháng. Thế nhưng chị B lại chỉ có thể tiếp cận được mức lương 11 triệu/ tháng? Do đâu? Chính là bởi lương (cũng như tổng thu nhập) của chuyên viên quản lý rủi ro sẽ chịu sự chi phối của kinh nghiệm làm việc, năng lực thực tế, lĩnh vực hoạt động và quy mô doanh nghiệp. Ngoài ra, những nhân tố ảnh hưởng khác cũng có thể kể đến như sự lên xuống của thị trường, chế độ đãi ngộ, mức độ ổn định của hoạt động đầu tư, ...

1.5. Cơ hội việc làm chuyên viên quản lý rủi ro

Để quản trị tốt nhất tài chính trong hợp tác, đầu tư, kinh doanh, các doanh nghiệp hiện đại có nhu cầu tất yếu tuyển dụng những chuyên gia quản lý. Không ai khác, họ chính là những chuyên viên quản trị rủi ro.

Vị trí công việc này được phản ánh dưới nhiều tên gọi khác nhau như: chuyên viên quản lý rủi ro, chuyên viên quản trị rủi ro, nhân viên kiểm soát rủi ro, … Song cách gọi tên có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì cũng không làm ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp của công việc này. 

Cơ hội việc làm chuyên viên quản lý rủi ro được cung ứng nhiều nhất từ các ngân hàng, trung tâm tài chính, kiểm toán, kế toán. 

Ngoài ra, chuyên viên quản lý rủi ro cũng có thể hoạt động chuyên môn trong quy mô các công ty, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh lớn tư nhân - liên doanh - có vốn đầu tư nước ngoài.

1.5.1. Chuyên viên quản lý rủi ro tín dụng

Chuyên viên quản lý rủi ro tín dụng có cơ hội việc làm rất tốt, là một trong những vị trí công việc quan trọng nhất trong ngân hàng.

Đặc thù công việc: quản lý rủi ro tại chỗ.

Các tên gọi khác: chuyên viên quản lý chứng từ ngân hàng, nhân viên hỗ trợ tín dụng, chuyên viên kiểm soát giải ngân, …

Tham khảo tin tuyển dụng chuyên viên quản lý rủi ro tín dụng với bản mô tả công việc chuyên viên quản lý rủi ro tín dụng chi tiết trên trang web Vieclam123.vn. 

Link truy cập: https://vieclam123.vn/.

1.5.2. Chuyên viên quản lý rủi ro thị trường

Các bạn có thể tiếp cận công việc chuyên viên quản lý rủi ro thị trường trên các trang đăng tin tuyển dụng được phản ánh dưới dạng: Ngân hàng ACB tuyển dụng chuyên viên quản lý rủi ro thị trường, Ngân hàng ACB tuyển dụng nhân viên quản lý thị trường, Ngân hàng ACB tuyển dụng chuyên viên Quant, tuyển dụng chuyên viên quản lý rủi ro thị trường kinh nghiệm trên 2 năm, tuyển dụng chuyên viên quản lý rủi ro thị trường trình độ Ths, …

Chuyên viên quản lý rủi ro thị trường là công việc bắt buộc có bằng cấp, kinh nghiệm, chuyên môn, … đó đó yêu cầu công việc chuyên viên quản lý rủi ro thị trường thường khá cao. Tiếp cận công việc chi tiết kèm bản mô tả công việc chuyên viên quản lý rủi ro trên trang đăng tin Vieclam123.vn.

2. Mô tả công việc chuyên viên quản lý rủi ro

Công việc chính của một chuyên viên quản lý rủi ro chính là nội dung bản mô tả công việc chuyên viên quản lý rủi ro. 

Theo đó, chuyên viên quản lý rủi ro sẽ phải thực hiện một số nhiệm vụ công việc chính sau đây:

  • Tiếp nhận hồ sơ đầu tư

  • Phân tích hồ sơ đầu tư

  • Đánh giá hồ sơ đầu tư

  • Rà soát và dự trù những rủi ro tài chính

  • Đề xuất đầu tư

  • Lên ý tưởng và xây dựng kế hoạch đầu tư

  • Triển khai và trình bày các báo cáo rủi ro

  • Kiểm soát rủi ro tài chính và đưa ra những biện pháp cụ thể

  • Chống rửa tiền

3. Những kỹ năng cần có để trở thành chuyên viên quản lý rủi ro giỏi

Không phải ai tốt nghiệp đúng ngành tài chính - ngân hàng cũng sẽ làm tốt công việc chuyên viên quản lý rủi ro. Để thành công trong nghề, bạn cần xây dựng được kỹ năng quản lý rủi ro cơ bản. Đó chính là nhóm 6 kỹ năng mà Vieclam123.vn sẽ chia sẻ sau đây.

3.1. Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm mà nghề nào cũng cần, nhất là trong thời đại hội nhập như hiện nay. Đối với chuyên viên quản lý rủi ro lại càng như vậy.

Kỹ năng giao tiếp được chuyên viên quản lý rủi ro dùng trong giao tiếp với chủ đầu tư, đối tác, đồng nghiệp. Trong thực tế, nếu có kỹ năng giao tiếp cấp 1 thì tỉ lệ thành công công việc không cao. Thế nhưng nếu kỹ năng giao tiếp đạt cấp 3 thì chắc chắn thành công.

Vậy kỹ năng giao tiếp là gì? Kỹ năng giao tiếp được phản ánh như thế nào?

Kỹ năng giao tiếp thực chất là việc người nói có khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt thông tin có hiệu quả nhất đến đối tượng giao tiếp.

Kỹ năng giao tiếp được phản ánh rõ nét qua 2 mặt:

  • Ngôn ngữ nói: thể hiện ở âm lượng, ngữ điệu, lên xuống, cách dùng từ, dùng từ phù hợp với ngữ cảnh, …

  • Ngôn ngữ cơ thể: thể hiện ở ánh mắt, cử chỉ, hành vi, tác phong, …

Kỹ năng giao tiếp có mối quan hệ mật thiết với kỹ năng nắm bắt tâm lý. Khi nắm bắt tâm lý tốt nhất kỹ năng giao tiếp sẽ đạt hiệu quả đến tối đa.

3.2. Kỹ năng thuyết trình

Một chuyên viên quản lý rủi ro không thể không có kỹ năng thuyết trình.

Thuyết trình là 1 dạng thức của giao tiếp, nhưng người thuyết trình sẽ phải nói nhiều hơn người nghe, trong đó chức năng chính là truyền đạt thông tin đến số đông bộ phận tiếp nhận. Thuyết trình luôn luôn có tính mục đích cao, có thể là thuyết trình dự án, thuyết trình thiết kế, thuyết trình chương trình đầu tư, … Do đó nếu coi thuyết trình là một cuộc giao tiếp thì đó là giao tiếp cấp cao.

Trong công việc của chuyên viên quản lý rủi ro, kỹ năng thuyết trình được dùng nhiều nhất trong các cuộc họp đầu tư, khi mà chuyên viên quản lý rủi ro trình bày các dự án có tính định hướng kiểm soát rủi ro.

Đối với kỹ năng này, chuyên viên quản trị rủi ro hoàn toàn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ thông minh như máy tính, điện thoại thông minh, laptop, ipad, máy chiếu, … để tính hiệu quả của bài thuyết trình được tối ưu hơn.

3.3. Kỹ năng tin học văn phòng và sử dụng thành thạo công nghệ

Trong thời công nghệ số, kỹ năng tin học văn phòng và công nghệ thực sự rất quan trọng. Nhất là đối với hoạt động kinh doanh. Nếu không có tin học, công nghệ, người lao động chắc chắn sẽ trở nên tụt hậu, bỏ qua nhiều cơ hội thành công và cơ hội thăng tiến. Chưa kể một chuyên viên quản lý rủi lo lại phải là người nắm bắt tốt nhất thị trường - tài chính, phải quản lý dữ liệu đầu tư. Do đó, kỹ năng tin học và thành thạo công nghệ vừa là phương tiện, vừa là công cụ thông minh giúp chuyên viên quản lý rủi ro có thể đạt được hiệu quả công việc cao.

3.4. Kỹ năng ngoại ngữ tốt

Hiện nay, ngoại ngữ gần như là yêu cầu bắt buộc trong yêu cầu tuyển dụng chuyên viên quản trị rủi ro để thấy được tầm quan trọng của ngoại ngữ với công việc này.

Vai trò của kỹ năng ngoại ngữ với công việc quản lý rủi ro:

  • Tiếp cận tư liệu thị trường chất lượng cao

  • Tiếp cận với cơ hội kinh doanh mới mẻ, hội nhập

  • Giao tiếp với các chuyên gia nước ngoài

  • Tiếp nhận dự án lớn, dự án nước ngoài

  • Nắm bắt tốt hơn những cơ hội thăng tiến nghề nghiệp quản trị rủi ro

3.5. Kỹ năng làm việc nhóm và xử lý tình huống

Không phải ngẫu nhiên làm việc nhóm lại được xem là kỹ năng nền tảng của môi trường kinh doanh hiện đại.

Kỹ năng trở thành nhân viên quản lý rủi ro giỏi

Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, do đó đối với kinh doanh cũng vậy, muốn đi đến kết quả nhất định một cá nhân không thể tách rời nhóm, mà cần phải hoạt động trong nhóm và phát huy hết trí lực, thể lực của mình. Thông qua nhóm, chuyên viên quản lý rủi ro vừa có thể tiếp nhận thông tin mới, vừa có thể trình bày ý tưởng của mình, vừa đồng thời có thể nhận biết lỗi, sửa sai, phát triển ý tưởng và hoàn thiện bản thân.

Xử lý tình huống trong nhóm và xử lý tình huống thực tế là công việc mà bất kỳ chuyên viên quản lý rủi ro nào cũng phải làm được. Nhất là những tình huống phát sinh ngoài ý muốn. Chuyên viên quản lý rủi ro thậm chí còn phải chịu trách nhiệm với một vài tình huống đặc thù.

3.6. Kỹ năng lập kế hoạch và các báo cáo tài chính đầu tư

Xây dựng kế hoạch và báo cáo tài chính - đầu tư được xếp vào nhóm kỹ năng cứng - kỹ năng chuyên môn.

Để hoàn chỉnh kỹ năng này, chuyên viên quản lý rủi ro sẽ phải biết cách sử dụng hợp tác hoàn hảo giữa các nhóm kỹ năng: làm việc độc lập, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tin học, công nghệ cùng một vài tố chất (nhạy bén, chuyên cần) và kiến thức thị trường.

4. Tuyển dụng chuyên viên quản lý rủi ro tại Hà Nội yêu cầu kinh nghiệm từ 01 năm

Thông tin việc làm:

  • Vị trí/ chức danh: chuyên viên quản lý rủi ro thị trường

  • Khu vực làm việc: Hà Nội

  • Hình thức làm việc: full time

Yêu cầu công việc:

  • Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành tài chính ngân hàng (ưu tiên xếp loại khá trở lên)

  • Kiến thức tài chính, ngân hàng, thị trường

  • Kinh nghiệm tối thiểu 01 năm

  • Kỹ năng quản trị rủi ro tương đương với trình độ 01 năm kinh nghiệm

  • Có laptop cá nhân

  • Chấp nhận đi lại

Quyền lợi được hưởng:

  • Lương: 15 - 20 triệu/ tháng (thỏa thuận)

  • Trợ cấp ăn trưa, đi lại

  • Được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm và một số chế độ đãi ngộ theo quy chế chung dành cho nhân viên (thưởng doanh số, lễ tết, nghỉ mát cùng công ty, …).

Tham khảo thông tin tuyển dụng chuyên viên quản lý rủi ro với những vị trí việc làm được cập nhật mới nhất.

Trang thông tin tuyển dụng: https://vieclam123.vn/.

5. Kết luận

Trên đây là bản mô tả công việc chuyên viên quản lý rủi ro chi tiết, được Vieclam123.vn tổng hợp mới nhất hiện nay chắc chắn sẽ hữu ích với bạn đọc khi tìm kiếm việc làm, đối với những ai có nhu cầu tìm hiểu công việc cũng không phải là ngoại lệ.

Để tiếp cận thông tin việc làm, ứng tuyển nhanh vị trí việc làm chuyên viên quản lý rủi ro trên cả nước, quý bạn đọc vui lòng truy cập vào trang đăng tin tuyển dụng chính thức của Vieclam123.vn theo địa chỉ: https://vieclam123.vn/.

Cảm ơn vì đã đồng hành!

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023