Chứng thư số là gì? Tất tần tật thông tin về chứng thư số bạn cần biết
Chứng thư số là gì? Tất tần tật thông tin về chứng thư số bạn cần biết
Các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay chắc hẳn không còn cảm thấy xa lạ với 2 khái niệm chứng thư số và chữ ký số. Khi nhắc tới chữ ký số, người ta thường nhắc tới một thuật ngữ liên quan đó là chứng thư số. Vậy chứng thư số là gì? Chứng thư số dùng để làm gì? Chứng thư số có những thành phần nào? Để hiểu thêm về chứng thư số và sử dụng chúng đúng quy định của pháp luật thì đừng bỏ qua bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Chứng thư số là một loại trong chứng thư điện tử được cung cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số với mục đích cung cấp các thông tin định danh cho khóa công khai của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào đó, qua đó xác nhận các tổ chức này thông qua việc sử dụng khóa bị mật tương ứng, xác nhận họ là người ký chữ ký số.
Ngoài ra, chứng thư số còn có một số khái niệm phổ biến như:
- Chứng thư số có hiệu lực: Là chứng thư số không bị thu hồi hay tạm dừng và còn thời gian sử dụng.
- Chứng thư số công cộng: Là chứng thư số được cung cấp bởi cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký công cộng.
- Chứng thư số nước ngoài: Là chứng thư số được cấp bởi các tổ chức, cơ quan cung cấp các dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài.
Những khái niệm về chứng thư số là gì giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng thư số, khi sử dụng tránh nhầm lẫn hay mơ hồ.
Chứng thư số được sử dụng nhiều trong các văn bản, giao dịch điện tử và có một số loại như sau:
Chứng thư số cá nhân giống như bản căn cước công dân hay chứng minh thư nhân dân điện tử của cá nhân đó, đây cũng là cơ sở để tạo dựng được chữ ký số của người đó.
Chứng thư số cá nhân có đầy đủ các đặc điểm sau sẽ được coi là hợp pháp: Mã hóa dữ liệu và các thông tin đã được mã hóa sẽ được bảo mật; giao dịch tín dụng, ngân hàng; quyết toán, kê khai thuế TNCN; chứng khoán điện tử, ký văn bản điện tử, email và những giao dịch điện tử khác; mua bán trực tuyến.
Khi các doanh nghiệp, tổ chức giao dịch điện tử, chứng thư số được sử dụng để nhận diện đơn vị, tổ chức đó. Chứng thư số trong doanh nghiệp có các đặc điểm sau đây được xem hợp pháp: Khai thuế điện tử; nộp thuế điện tử; khai hồ sơ BHXH điện tử; giao dịch ngân hàng điện tử; khai báo thống kê điện tử; hải quan điện tử; dịch vụ công của KBNN; hoàn thiện các hợp đồng và giao dịch điện tử; trao đổi, mua bán các dịch vụ qua mạng.
Chứng thư số cá nhân thuộc doanh nghiệp, tổ chức khi giao dịch trực tuyến được sử dụng để xác minh danh tính của cá nhân đó. Các chứng thư số này sẽ đi kèm chức danh của các cá nhân đó như: Trưởng phòng, Phó Giám đốc, Giám đốc, Tổng Giám đốc…
Loại chứng thư số này được sử dụng để tiến hành giao dịch trong nội bộ doanh nghiệp, sử dụng với mục đích lưu hành nội bộ cho các email, văn bản điện tử hay hệ thống đăng nhập khi cần xác nhận. Bên cạnh đó, chứng thư số cá nhân cho doanh nghiệp, tổ chức được dùng để hoàn tất giao dịch cho đơn vị được ủy quyền, đại diện cho doanh nghiệp hay một bộ phận trong doanh nghiệp để thực hiện giao dịch tài chính, ký số văn bản, giao dịch thương mại,...
Chứng thư số hiện nay có thể được cấp bởi các cơ quan như: Cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên được Chính phủ dùng, tổ chức cung cấp các dịch vụ chứng thực chữ ký công cộng hay tổ chức cung cấp các dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng cho tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.
Khi chứng thư số được các tổ chức này cấp, cần phải có đầy đủ những nội dung như:
- Tên thuê bao: Là tên của người sở hữu chứng thư số.
- Số seri và số hiệu chứng thư số: Số seri và số hiệu nằm trong chứng thư số.
- Chữ ký số: Chữ ký số được các đơn vị chứng thực xác nhận.
- Tên đơn vị chứng thực chứng thư số: Là cơ quan cung cấp chứng thực chữ ký số cho bạn.
- Trách nhiệm: Đây là phần trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ chứng thực của chứng thư số.
- Hạn chế và mục đích: Hạn chế phạm vi sử dụng và mục đích sử dụng của chứng thư số.
- Thuật toán mật mã: Đây là một dãy thuật toán được sử dụng để xác định chứng thư số.
- Thông tin khác: Một số thông tin khác trên chứng thư số do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
Ngoài việc đóng vai trò là chứng minh thư cho các tổ chức, doanh nghiệp thì chứng thư số còn có nhiều công dụng như sau:
- Khi đăng nhập vào một hệ thống mới, xác minh danh tính của người sử dụng chữ ký số.
- Hỗ trợ ký số các tài liệu, văn bản, hóa đơn và hợp đồng hay các văn bản điện tử dưới dạng tệp tài liệu, file PDF hay file Docs.
- Qua mạng internet, chứng thư số có vai trò mã hóa thông tin để thông tin giữa người gửi và nhận đều được đảm bảo bí mật.
- Trên mạng, thực hiện các kênh liên lạc trao đổi một số thông tin bí mật với những thành phần, thực thể trên mạng như tạo nên một kênh liên lạc giữa người sử dụng với webserver.
Chứng thư số và chữ ký số có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau và mỗi loại sẽ mang một vai trò khác nhau. Trong đó, chứng thư số được dùng để xác nhận việc ký số có đúng hay không từ đối tác thfi chữ ký số có vai trò là cam kết của tổ chức, cá nhân hay xác nhận các thông tin trong văn bản.
Chữ ký số được tạo ra trong trong thời gian chứng thư số có hiệu lực nên chữ ký số được xem là một chữ ký điện tử an toàn và có thể sử dụng khóa công khai để kiểm tra. Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải có chứng thư số thì mới có thể tạo chữ ký số và doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết theo các yêu cầu khi tạo chứng thư số. Khi doanh nghiệp có chứng thư số thì có thể tạo được chữ ký số dễ dàng.
Chữ ký số chứa khóa bí mật (private key), còn chứng thư số chứa khóa công khai (public key). Khi chữ ký số và chứng thư số kết hợp lại với nhau sẽ tạo nên một cặp khóa và cá nhân, doanh nghiệp có thể dùng cặp khóa này để thực hiện ký số.
Chữ ký số có khóa bí mật được lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây (được gọi là chữ ký số từ xa) hoặc trong một chiếc USB (là SmartCard hoặc USB TOKEN) giúp các khóa này tránh bị tấn công bởi virus hoặc để tránh bị sao chép khiến mất dữ liệu hay hỏng hóc.
Do đó, một chữ ký số từ xa hay USB TOKEN cần phải được cấp chứng thư số thì mới có thể tạo được chữ ký số.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được chứng thư số là gì và những thông tin cần thiết về chứng thư số. Chứng thư số đóng vai trò giống như một tấm thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hay hộ chiếu dùng để định danh một đối tượng nào đó bằng việc sử dụng khóa công khai. Chủ thể của chứng thư số của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức là người sở hữu chứng thư số đó hoặc chủ thể chứng thư số có thể là tên một doanh nghiệp nếu thuộc đơn vị kinh doanh. Nhờ các khái niệm và chia sẻ kể trên, mong rằng bạn đã biết cách sử dụng chứng thư số theo quy định của pháp luật.
Thời đại internet phát triển, việc sử dụng các văn bản điện tử trở nên phổ biến hơn và để xác nhận, chứng thực các văn bản này người ta thường sử dụng chữ ký điện tử. Vậy chữ ký điện tử là gì? Để làm rõ những thông tin về chữ ký điện tử, hãy truy cập bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023