Chế tài là một khái niệm dùng rất thường xuyên ở góc nhìn của pháp luật. Trong cuộc sống thường ngày, bạn cũng rất dễ nghe được cụm từ này xuất hiện khi xem tin tức thời sự an ninh. Vậy rốt cuộc chế tài là gì? Chế tài xuất hiện như thế nào? Hãy khám phá kiến thức về chế tài thông qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật cùng với hai bộ phận khác. Trong đó, chế tài thực hiện việc xác định hình thức trách nhiệm về mặt pháp lý khi công dân có hành vi vi phạm vào quy tắc ứng xử chung mà phần giả định lẫn quy định pháp luật đã đưa ra.
Dựa trên tính chất của đã được pháp luật điều chỉnh đối với các nhóm quan hệ xã hội thì chế tài sẽ gồm nhiều loại: hành chính, hình sự, dân sự, … và có 5 hình thức là chế tài trừng trị, khôi phục lại trạng thái pháp lý như lúc đầu, bảo vệ, bảo đảm, vô hiệu hóa.
Chế tài chính là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong quy phạm của pháp luật. Chế tài giúp cho tính nghiêm minh được đảm bảo, đảm bảo về trật tự xã hội, an toàn xã hội. Chế tài là cách thể hiện thái độ củaNhà nước đối với hành vi vi phạm luật pháp. Tác dụng chính của nó nhằm phòng ngừa, giáo dục con người, yêu cầu con người tuân thủ tính quy phạm pháp luật để từ đó giúp hiện thực hóa các mục đích mà Nhà nước đặt ra trên mọi phương diện đời sống, xã hội.
Phân tích sâu hơn nữa nội dung, ý nghĩa của từ chế tài bạn sẽ cảm nhận sâu sắc khái niệm, giá trị nội dung mà thuật ngữ này mang lại. Xét trên phương diện lý luận, các luật gia quan niệm rằng chế tài tạo nên hệ thống quy phạm pháp luật cùng với quy định và giả định.
Trong tiếng Nga, từ chế tài có phiên âm là Sanktsiya, có nghĩa là trừng phạt. Vậy nên hiểu một cách đơn giản thì chế tài chính là cách mà pháp luật trừng phạt những hành vi không tuân thủ quy phạm pháp luật.
Vốn bắt nguồn từ phương Tây nhưng khi dịch sang tiếng Việt, ngôn ngữ này lại không được gọi với cái tên trực diện theo nghĩa là sự trừng phạt mà gọi là chế tài. Với sự chuyển dịch cách gọi mà vẫn giữ được nguyên giá trị nội dung như vậy. Vậy tại sao lại là từ chế tài?
Chế tài là một từ Hán Việt, xuất phát từ Hán Tự制裁, chữ “chế”trong đó có nghĩa là khi đã đưa ra quy định gì đó thì nhất định cần phải tuân thủ đúng. Trong quá khứ, nó còn mang ý nghĩa cổ là lời nói của vua. Bạn biết đấy, những gì vua đặt ra thì ắt không thể trái. Điều đó cho thấy tính bắt buộc tuân thủ trong ý nghĩa của từ chế tài.
Còn chữ tài hàm chứa nhiều ý nghĩa khác nhau chẳng hạn như giảm bớt, cắt may, xét định, quyết đoán, … khi ghép với nhau thành chế tài, người ta còn có thể hiểu nó theo nghĩa đen là sự cắt xén, sửa đổi. Nó tương đương với nghĩa ngừa, xử lý những hành vi vi phạm để giữ đúng tính trật tự xã hội đã được pháp luật đặt ra.
Những biện pháp này phải được đong đếm, cân nhắc để đưa vào quy định, từ đó xây dựng khuôn phép ứng xử để công dân tuân thủ.
Dù là một công cụ quan trọng giúp cho mỗi chủ thể công dân phải tuân thủ những quy định nhưng cũng cần áp dụng dựa vào từng hoàn cảnh cụ thể. Vì thế mới có các hình thức khác nhau của chế tài gồm trừng trị, khôi phục, bảo vệ, bảo đảm và vô hiệu hóa. Những hình thức này sẽ dựa trên tính chất cụ thể của mỗi hành vi vi phạm.
Đây là hình thức xử lý đối với công dân vi phạm quy định liên quan tới hành chính. Đối với trường hợp chế tài hành chính, người vi phạm không bị quy vào tội phạm và chưa tới mức độ phải truy cứu về hình sự.
Xử lý chủ thể công dân vi phạm vào các vấn đề đã được đưa quy định ở luật hình sự. Chế tài hình sự chính là bộ phận được hợp thành trong hệ thống quy phạm về mặt hình sự. Chế tài áp dụng cho người vi phạm hệ thống quy phạm này.
Hình thức này áp dụng khi người công dân vi phạm mối quan hệ dân sự trong quá trình thực hiện. Chế tài này áp dụng liên quan tới tài sản. Đôi khi tùy trường hợp cũng có thể sẽ áp dụng các biện pháp khác như bị buộc phải xin lỗi, bị buộc phải chấm đứt đối với hành vi vi phạm, công khai cải chính, …
Áp dụng khi người công dân vi phạm đối với trường hợp giao kết, ký kết các hợp đồng thương mại. Chính vì thế mà người ta còn gọi là chế tại hợp đồng. Nếu như công dân phạm phải những quy định này thì bị xử lý theo chế tài được đưa ra ở Điều số 292 của Luật Thương mại (Ban hành vào năm 2005).
Câu trả lời dưới góc độ pháp lý thì không được coi là một hình phạt. Pháp luật sử dụng chế tài nhằm mục đích để cho chủ thể có thể xác định được cách thức họ cần chịu trách nhiệm với sự vi phạm của bản thân. Tùy theo những lĩnh vực khác nhau, chế tài được áp dụng sẽ là khác nhau theo mức độ nặng nhẹ. Nếu xử lý nhẹ thì sẽ thường thấy các hình thức xử lý là phạt tiền, cảnh cáo. Còn nếu xử lý nặng hơn thì có thể sẽ là chịu các án tù tội hay thậm chí tử hình.
Còn hình phạt được hiểu như thế nào? Đó là một biện pháp mà Nhà nước cưỡng riêng với trường hợp phạm tội theo luật của Bộ Hình Sự, là mức độ áp dụng cao nhất. Khi áp dụng chế tài ở riêng lĩnh vực thương mại hay dân sự thì áp dụng chế tài theo cụ thể từng trường hợp. Còn trong việc áp dụng hình phạt, Toàn án sẽ có thẩm quyền quyết định các hình thức phạt đúng với mức độ phạm tội.
Với sự khác biệt rõ ràng trên thì quả thực không thể coi chế tài là hình phạt được.
Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã có kiến thức cơ bản nhất để hiểu chế tài là gì và các vấn đề xoay quanh khái niệm này. Tất cả mọi người đều cần có những hiểu biết về luật pháp cơ bản này để từ đó chắc chắn không vướng phải những sai phạm, vi phạm vào hệ thống quy phạm pháp luật.
Áp dụng pháp luật có nghĩa là gì? Cập nhật ngay những thông tin quan trọng liên quan tới việc áp dụng pháp luật để chúng ta có thể cân chỉnh hành vi ứng xử của mình. Bên cạnh đó xây dựng cuộc sống đúng mực và tốt đẹp hơn, không vi phạm pháp luật. Bài viết dưới đây được vieclam123.vn chia sẻ tỉ mỉ, là cơ sở giúp bạn cập nhật thông tin về việc áp dụng pháp luật được đầy đủ, rõ ràng nhất.
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023