Blog

Vẫn là câu chuyện muôn thuở cha mẹ làm gì khi biết con thất tình?

19/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sự khác biệt về thế hệ khiến nhiều phụ huynh ngỡ ngàng vì con cái mình yêu sớm. Nhưng đó lại là thực trạng hiện nay khi tình yêu đầu của trẻ chớm nở từ rất sớm. Hiểu con đã khó, an ủi con lúc thất tình lại càng khó hơn, cha mẹ buộc phải là những phụ huynh cực kỳ tâm lý. Vậy cha mẹ đã sẵn sàng để an ủi con? Cùng tìm hiểu để biết cách giúp con bước qua một mối tình.

1. Đồng cảm với nỗi buồn và nói rằng con sẽ vui trở lại

Trước mọi biến cố trong cuộc đời con cha mẹ đều nên ngồi lại và đồng cảm. Tình yêu tuổi học trò có thể để lại trong con những tổn thương sâu sắc nhưng cũng có thể là động lực lớn lao cổ vỗ con trong suốt chặng đường đời. Vậy nên đừng vội trách mắng con mải mê yêu đương không lo học mà hãy trân trọng những cảm xúc đầu đời này. Trẻ sẽ không chỉ bất ngờ về cách ứng xử của cha mẹ mà còn cảm thấy tìm được chỗ dựa tâm lý để giãi bày mọi cảm xúc trong lòng.

Có thể với nhiều đứa trẻ, việc kể về một mối tình với cha mẹ thật khó khăn và ngượng ngùng nhưng phụ huynh cũng đừng vì thế mà bỏ qua mặc kệ con với những cảm xúc chất trồng hiện tại. Hãy thử tìm đến anh, chị hoặc bạn bè để biết về điều con đang trải qua, biết nguyên nhân khiến mối tình này của con dừng lại và tại sao con lại đau buồn đến thế. Đừng ép trẻ phải nói ra vì có thể chính việc phải kể lại câu chuyện buồn này lại khiến tâm trạng của con tệ hơn rất nhiều. Những cha mẹ cần làm lúc này chỉ là hiểu cho nỗi buồn của trẻ, quan tâm và động viên con vượt qua chuyện này. Hướng trẻ đến suy nghĩ tích cực và khẳng định với con rằng rồi mọi chuyện sẽ qua, cha mẹ sẽ giúp con vui vẻ trở lại.

2. Để con được buồn theo cách của mình

Không thể nào bắt một đứa trẻ vui vẻ trở lại ngay sau khi chúng tâm sự với cha mẹ về nỗi buồn tuy nhiên cha mẹ cũng nên biết mình cần làm gì khi con cái thất tình. Hãy cứ để trẻ buồn, bởi nỗi buồn chưa hẳn đã xấu, đó sẽ là một lần con được trải nghiệm cảm xúc, một lần được suy nghĩ và trưởng thành hơn trong tình cảm. Cha mẹ cần giúp con nhận ra rằng con không cần phải giấu diếm hay trốn tránh nỗi buồn nhất là khi thất tình, bởi như vậy con chỉ đánh lừa được cảm xúc nhất thời của bản thân mà không tìm được sự giải thoát cho nỗi đau trong tim mình.

Con phải biết đối diện với thực tế là mối tình của con không còn nữa, con có thể buồn, thậm chí là khóc thật lớn nhưng tuyệt đối không được mỉm cười xem như không có chuyện gì xảy ra. Còn đối với con trai mẹ nên để trẻ riêng tư một chút và nói với con rằng là đàn ông có thể buồn nhưng sau đó con nhất định phải mạnh mẽ hơn trước. Tuy nhiên nếu con u buồn trong thời gian quá dài mà không tiếp nhận sự khuyên nhủ từ cha mẹ hay bạn bè hãy tìm cho trẻ một chuyên gia tâm lý để giúp con vượt qua mối tình này. Tránh để tình trạng tâm lý bị đè nén lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và suy nghĩ của con sau này.

3. Khuyến khích bạn bè đưa con ra ngoài

Ở tuổi này con thường có xu hướng tâm sự với bạn bè nhiều hơn gia đình, nên nếu con không thể mở lòng thì cha mẹ cũng đừng buồn mà hãy tìm đến những người bạn của con. Cha mẹ có thể vừa được lắng nghe câu chuyện, vừa có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè đưa con ra ngoài cho vơi bớt tâm trạng. Việc ra ngoài có thể không khiến con vui vẻ trở lại ngay nhưng cũng sẽ thay đổi không gian khiến con không còn nghĩ nhiều đến chuyện buồn nữa. Bạn bè đồng trang lứa có thể san sẻ câu chuyện với nhau, lời khuyên có thể chưa hoàn toàn đúng đắn nhưng có thể giúp cha mẹ phần nào trong việc vực lại tinh thần cho con.

Hoặc tổ chức một chuyến đi nhỏ cùng gia đình để con thấy rằng chuyện thất tình có thể rất buồn bã nhưng con sẽ không chỉ có một mối tình đó. Nhưng gia đình thì chỉ có một và khi con buồn bã sẽ luôn có gia đình là điểm và mang niềm vui trở lại cho con. Tuy nhiên nếu con chưa sẵn sàng hoặc không muốn thì cha mẹ đừng thúc ép, hãy cứ để trẻ sẵn sàng, ép buộc sẽ khiến con thêm áp lực và căng thẳng. Cha mẹ cần kiên nhẫn để con có thời gian trải qua chuyện này, nỗi buồn sẽ vơi dần và có thể tự mình thoát ra khỏi nỗi buồn.

4. Chia sẻ lần đầu đổ vỡ của bản thân

Việc cha mẹ cùng tâm sự với con về câu chuyện lần đầu tan vỡ của mình không chỉ là một cái nhìn đồng cảm với trẻ mà còn giúp trẻ nhận ra việc tình cảm không thể miễn cưỡng và mọi nỗi buồn đều sẽ qua nếu con biết chấp nhận. Cuộc trò chuyện có thể bớt căng thẳng nếu cha mẹ biết đưa yếu tố hài hước khi kể chuyện. Rằng con lúc này là thành quả của không biết bao nhiêu lần bị đá của cha mẹ, khi đó tủi thân có, buồn rầu có, thậm chí khi đó tưởng mình sẽ không yêu thêm được ai nữa nhưng rồi ông bà nói với cha mẹ rằng, nỗi buồn sẽ tự bỏ đi chỉ cần con đối mặt với nó và chấp nhận hiện tại rằng con không thể níu giữ tình cảm này. Và thế là cha mẹ học cách chấp nhận, sau nỗi buồn thời niên thiếu đó thì cha mẹ có được niềm hạnh phúc lớn lao đó chính là con bây giờ. Vậy nên đừng để mình chìm đắm quá lâu trong nỗi buồn, một nửa của cuộc đời con có thể đi qua mất nếu con tiếp tục ngồi đây ủ rũ. Gia đình hạnh phúc đợi con trong tương lai chứ không phải ở trong căn phòng này khi con cứ mãi ủ dột không chịu tiếp xúc với ai cả. Nếu con không ra ngoài kia, không lấy lại tinh thần thì tình yêu sẽ không bao giờ tìm đến với con nữa. Trẻ sẽ tự suy ngẫm những gì cha mẹ nói và nhìn vào thực tại gia đình để biết cha mẹ đã đúng đắn. Con cần thời gian để chấp nhận nên khi câu chuyện kết thúc hãy cứ để con tự hiểu ra vấn đề.

5. Tránh xa những điều khiến tâm trạng con thêm tồi tệ

Tâm trạng không tốt sẽ khiến con muốn tìm đến sự đồng cảm, nhưng đồng cảm ở đây không phải là những câu chuyện buồn hơn nữa kéo tâm trạng con đi xuống. Khi con buồn thì tốt nhất là đừng nghe, đừng đọc thêm bất kì điều gì có sự đồng nhất với tâm trạng. Bởi tìm thấy sự đồng cảm ở những nơi đó con sẽ có xu hướng khiến mọi thứ tệ hơn nữa vì đến một bài hát một câu chuyện còn nói lên tâm trạng tình cảm của con mà tại sao đối phương lại cũng không nghe bài nhạc đó, câu chuyện đó để hiểu cho con.

Con cần hiểu rằng nghe càng nhiều, đọc càng nhiều con sẽ chỉ khiến suy nghĩ của bản thân bị bế tắc không thoát ra được khỏi nỗi buồn. Những điều đó có thể đồng cảm nhất thời nhưng không thể xoa dịu nỗi đau trong con mà khiến con nhớ nhung nhiều hơn nữa. Chưa kể đến ở tuổi các con bây giờ mạng xã hội rất phổ biến, muốn nhìn thấy nhau thật sự dễ dàng. Nhưng chính vì có thể dễ dàng thấy được nên con sẽ càng buồn hơn. Một bức ảnh vui vẻ với bạn bè chưa chắc đã khiến con đỡ hơn nhưng một hình ảnh quen thuộc có thể khiến con buồn mãi. Nên khi buồn con đừng tìm đến mạng xã hội, con dao hai lưỡi này sẽ khiến tâm trạng con tệ đi nhiều hơn là tốt lên.

6. Dạy con biết yêu thương bản thân trước khi yêu ai đó

Giúp con hiểu rằng trước khi yêu ai đó con cần yêu lấy chính bản thân mình. Có biết chân trọng chính mình thì mới biết trân trọng người khác. Những điều con suy nghĩ cho bản thân sẽ là những điều tốt nhất và khi đó con có thể dành những điều tốt nhất đó cho người con yêu thương. Không ai yêu bản thân con hơn chính con được cả bởi cha mẹ đôi lúc cũng không hiểu con và không thể dành được tất cả những gì tốt nhất mà con mong muốn cho con được. chỉ có con mới hiểu bản thân mình cần gì muốn gì nên khi con dành những thứ tốt đẹp nhất của bản thân cho một ai đó họ sẽ hiểu rằng họ quan trọng với con đến thế nào. Con đâu muốn mình nhận lấy nỗi buồn khổ hay tủi thân nên chắc chắn con cũng sẽ không muốn người con yêu nhận lấy những điều đó. Con muốn vui vẻ hạnh phúc đến hết đời thì con cũng sẽ muốn một nửa của đời mình được hạnh phúc như vậy. Quan trọng là con biết yêu thương bản thân, trân trọng chính mình thì con sẽ biết người mình yêu cần gì, muốn gì và xứng đáng được điều gì.

7. Không được để nỗi buồn trở thành thói quen

Con cần biết rằng nỗi buồn sẽ là thuốc độc ăn mòn tâm hồn con nếu con biến nó trở thành một thói quen. Sau mỗi lần thất tình con có thể sẽ rất buồn bã nhưng con sẽ phải tự đặt ra cho bản thân mình một giới hạn để không buồn bã quá lâu. Việc nỗi buồn kéo dài từ ngày này qua tháng khác sẽ khiến bản thân con tổn thương và ảnh hưởng rất nhiều đến mọi thứ xung quanh con. Suy nghĩ của con sẽ không còn tích cực, con sẽ cảm thấy vô cùng chán nản sau nhiều lần vấp ngã nhưng con cần biết cha mẹ, bạn bè, người thân không thể giúp con đứng dậy nếu con không muốn. Không thoát ra được khỏi nỗi buồn con sẽ đánh mất tất cả, từ công việc, bạn bè, người thân , thậm chí là chính bản thân con.

Con cần biết trách nhiệm của mỗi người khi được sinh ra là để sống cho bản thân chứ không phải sống vì người khác. Cha mẹ là người có công lao lớn nhất trong cuộc đời con đã không đòi hỏi ở con trách nhiệm thì con chỉ cần có trách nhiệm với chính bản thân mình chứ không phải bất kì ai khác. Bước chân ra khỏi phòng con sẽ thấy không ai quan tâm việc con đang buồn bã đâu dù có thể những chuyện con đang trải qua họ không hiểu. Nhưng cái chính là họ không có trách nhiệm phải hiểu, con không thể bắt cả thế giới phải buồn theo con khi con buồn cả. Nên nỗi buồn chỉ nên là thoáng chốc, con còn cần sống vui vẻ cho chính bản thân mình.

8. Chấp nhận hiện tại và biết vị tha

Cha mẹ cần cho con biết rằng, cuộc sống của con còn rất dài và con sẽ còn gặp phải những chuyện còn khó khăn hơn lúc này nên chuyện dù khó nhưng vẫn có cách giải quyết. Đi qua chuyện này không khó, cái khó là ở bản thân con đã sẵn sàng chấp nhận sự kết thúc của tình yêu này hay chưa? Việc con căm hận một ai đó không khó nhưng để trở nên bản lĩnh và vững vàng hơn sau chuyện này con cần phải chuyển được cảm xúc đến một ngưỡng cao hơn đó chính là sự vị tha. Con có thể chấp nhận được thực tại thì con cũng có đủ bao dung để vị tha. Tha thứ được sẽ khiến nỗi buồn của con qua đi và tâm hồn nhẹ nhõm trở lại. Rồi một ngày con sẽ thấy mình phải cảm ơn việc người đó đã từng xuất hiện để mình biết vị tha và thậm chí phải cảm ơn vì người đó đã rời xa mình hoặc thậm chí đá mình ra khỏi cuộc đời họ. Để sau này mình tìm được một tình yêu mới ý nghĩa hơn, lâu bền hơn.

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng việc con cái thất tình cũng bình thường thôi không có gì to tát, chúng sẽ tự buồn tự hết. Tuy nhiên sự thật có phải vậy không nếu cha mẹ không một lần lắng nghe con nói để biết trẻ thực sự đã quên đi nỗi buồn hay tâm lý đang trở nên tồi tệ hơn. Cha mẹ làm gì khi biết con thất tình có thể là một câu hỏi khó nhưng nếu muốn tìm hiểu cha mẹ sẽ có lời giải đáp. Hãy là những ông bố bà mẹ tâm lý để giúp con có được những hồi ức đẹp trong đời.

>> Xem thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022