Blog

Tổng hợp 8 Câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh phổ biến nhất

25/06/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trở thành Trưởng phòng kinh doanh chắc chắn là mơ ước của nhiều người, trong đó có bạn. Vậy làm thế nào để sở hữu chiếc ghế “nóng” này trong khi có hàng trăm đối thủ đang cạnh tranh với bạn? Bài viết sau đây sẽ đem đến cho bạn 8 câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh phổ biến nhất, hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu về chúng để gia tăng cơ hội cho bản thân mình nhé!

1. Những câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh được sử dụng nhiều nhất

Không giống như nhân viên bình thường, trường phòng kinh doanh đòi hỏi ứng viên phải có tài năng, kiến thức chuyên môn cùng cả tá yêu cầu về kỹ năng khác. Chọn lầm người sẽ gây ra tổn thất cho doanh nghiệp, chính vì vậy để giảm thiểu những chi phí không cần thiết thì đơn vị kinh doanh sẽ thắt chặt ngay từ khâu tuyển dụng. Bằng cách đưa ra những câu hỏi phỏng vấn hóc búa, doanh nghiệp sẽ lựa chọn được ứng viên sáng giá nhất. 

Những câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh được sử dụng nhiều nhất

Sau đây là danh sách các câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh thường xuất hiện ở các buổi phỏng vấn, dành chút thời gian cùng vieclam123.vn khám phá chúng bạn nhé!

Xem thêm: Những mẫu CV kinh doanh đẹp, chuyên nghiệp nhất dành cho vị trí trưởng phòng kinh doanh.

1.1. Giới thiệu bản thân - câu hỏi quen thuộc rất dễ bắt gặp

Chẳng còn lạ lẫm gì khi bạn nhận được câu hỏi này, không chỉ là Trưởng phòng kinh doanh, nó còn xuất hiện ở rất nhiều cuộc phỏng vấn với vị trí khác. Vậy nên hãy chuẩn bị tinh thần thật tốt cùng với bộ thông tin chuẩn xác để vượt qua câu hỏi đầu tiên này nhé.

Giới thiệu bản thân - câu hỏi quen thuộc rất dễ bắt gặp

Gợi ý câu trả lời:

Có lẽ đây không phải là thử thách quá đáng sợ đối với một vị Trưởng phòng kinh doanh tương lai bởi vì với trình độ, kiến thức và cả kỹ năng đang sở hữu thì chắc chắn họ sẽ vượt qua nó một cách dễ dàng.

Không cần quá nhiều thông tin, chủ yếu đưa ra những lý lịch cơ bản nhất về mình chẳng hạn Họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, quê quán, quá trình học vấn và một vài ưu điểm vượt trội của bản thân. 

Thông tin càng ấn tượng thì bạn càng có cơ hội chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng.

1.2. Bạn xác định sự thành công của một dự án kinh doanh thông qua tiêu chí nào?

Nếu là người có kinh nghiệm, ứng viên Trưởng phòng kinh doanh sẽ chẳng tốn nhiều thời gian để suy nghĩ đáp án cho câu hỏi này. Mục đích nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi cũng là muốn khai thác những hiểu biết thực sự của ứng viên. 

Gợi ý trả lời:

Ai cũng biết doanh số bán hàng chính là thứ phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của mỗi một đơn vị, một tổ chức hay một nhóm bán hàng nào đó. Chính vì vậy bạn đừng dại mà bỏ qua tiêu chí này để cho vào danh sách đáp án của mình nhé.

Nhưng như vậy thì chưa đủ, với cương vị của một người quản lý, bạn cần phải có tầm nhìn xa hơn, chú trọng tới chất lượng và coi đó không thua kém gì với số lượng. Bạn có thể lồng ghép thêm tiêu chí “mức độ hài lòng” của khách hàng để làm thước đo cho sự thành công của một dự án kinh doanh mà mình đang thực hiện.

Bạn có thể khéo léo đưa ra câu trả lời với nội dung như sau:

“Thành công của một dự án được hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên theo tôi nghĩ thì điều quan trọng nhất vẫn là doanh số bán hàng bởi đó chính là tiêu chí có thể đo đạc thực tế nhất. Tiếp theo là sự hài lòng của khách hàng và khả năng mở rộng thị trường trong tương lai”

1.3. Phân tích dữ liệu có phải là nhiệm vụ khó khăn đối với bạn?

Thông thường, nếu ở vai trò là một đại diện bán hàng thì đương nhiên doanh số mới chính là điều mà bạn quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên ở cương vị là một Trưởng phòng kinh doanh thì tiêu chí này lại không còn phù hợp hoàn toàn, bạn còn phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác để quan tâm chẳng hạn như dự báo và phân tích các con số được thu thập. Có vẻ đây là một câu hỏi khó khăn khiến bạn phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ đây.

Phân tích dữ liệu có phải là nhiệm vụ khó khăn đối với bạn?

Gợi ý trả lời:

Làm việc với các con số đương nhiên là nhiệm vụ khó khăn, ngay cả khi đó là một phần trong chuyên môn của bạn. Vậy nên bạn hãy nêu quan điểm này để nhà tuyển dụng biết rằng bạn đang nói thật. 

Tuy nhiên hãy để nhà tuyển dụng thấy rằng dù có khó khăn nhưng bạn vẫn có thể vượt qua và sẽ cố gắng để hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.

1.4. Hãy nói lý do vì sao chúng tôi phải chọn bạn làm đại diện bán hàng cho đơn vị mình?

Có vẻ như cấp độ khó đang gia tăng, nhà tuyển dụng muốn khai thác sâu hơn với ứng viên của mình. Khi tiếp nhận câu hỏi này bạn sẽ phải trả lời ra sao?

Gợi ý trả lời:

Cần hết sức tỉnh táo để nhận ra ý đồ của từng câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra, từ đó đưa ra câu trả lời đúng trọng tâm, không lan man và lạc đề nhé.

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy những ưu điểm vượt trội của bạn so với những ứng viên khác, chính vì vậy đừng làm họ thất vọng.

Nếu đã từng đạt chỉ tiêu doanh thu cao nhất ngưởng, hãy “khoe” nó để năng lực của bạn được ghi nhận. Hãy đưa ra những con số cụ thể kèm theo mốc thời gian phù hợp để nhà tuyển dụng tiện so sánh với những ứng viên khác.

1.5. Nếu tôi là đại lý bán hàng nhiều tháng không đạt được chỉ tiêu, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Một khi đã tham gia vào hệ thống bán hàng của doanh nghiệp thì đại lý bán hàng cũng phải đảm bảo được chỉ tiêu doanh thu như những nhân viên chính thức. Tình huống không mong muốn có thể xảy ra là đại diện bán hàng thường xuyên không đạt được chỉ tiêu doanh số. Vậy khi tiếp nhận câu hỏi này thì bạn sẽ trả lời như thế nào?

Nếu tôi là đại lý bán hàng nhiều tháng không đạt được chỉ tiêu, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Bất kể Trưởng phòng kinh doanh tỏ ra thái độ mềm quá hoặc cứng nhắc quá cũng không phải là cách hay, chính vì vậy ngay từ đầu Trưởng phòng kinh doanh sẽ phải nói rõ về quyền lợi, cơ chế hoạt động của công ty mình cho các đại lý được biết. Thường xuyên có những chính sách ưu đãi để hỗ trợ để đẩy mạnh doanh số bán hàng. 

Khi gặp phải tình huống này thì không có cách nào khác ngoài việc giải thích rõ cho họ hiểu vấn đề, thâu tóm lại lần nữa xem họ đang bán hàng theo hình thức nào mà không đạt doanh thu theo yêu cầu, sau đó đào tạo và hướng dẫn lại một cách bài bản.

1.6. Theo bạn, đại diện bán hàng sẽ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào nhất?

Đây thực chất là một câu hỏi mở, không có đáp án chính thức nào cả. Bởi vậy ứng viên Trưởng phòng kinh doanh có thể đưa ra câu trả lời sao cho phù hợp nhất.

Gợi ý trả lời:

“Theo tôi nghĩ, mỗi người sẽ có nguồn động lực khác nhau và để nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu bán hàng, chẳng hạn có người lấy tiền để làm mục tiêu phấn đấu nhưng một số khác thì lại coi việc kinh doanh là niềm đam mê và họ muốn chinh phục niềm đam mê ấy bằng chính sức lực của mình,... Nói chung với mỗi người họ sẽ bị ảnh hưởng bởi một yếu tố khác nhau, bất kể đó là gì thì chỉ cần họ không vi phạm pháp luật, không vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì đều có thể chấp nhận và ủng hộ”

1.7. Nếu được tuyển dụng vào vị trí trưởng phòng kinh doanh, bạn sẽ quản lý nhân viên như thế nào?

Câu hỏi khai thác tài lãnh đạo của ứng viên cuối cùng cũng xuất hiện, bạn cần phải trả lời những gì đối với câu hỏi này đây?

Nếu được tuyển dụng vào vị trí trưởng phòng kinh doanh, bạn sẽ quản lý nhân viên như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Trước hết, hãy nói rằng bạn sẽ sử dụng kỹ năng nhìn người để nhìn nhận và đánh giá từng thành viên trong đội nhóm của mình. Nếu phát hiện có những tính cách tiêu cực, không tuân theo quỹ đạo chung của tập thể thì cần phải trao đổi thẳng thắn, nói rõ quan điểm ngay từ đầu để tất cả làm việc trên tinh thần tự nguyện. 

Đối với những thành viên nào cảm thấy không thể hoà đồng, không có đủ khả năng để hòa nhập theo tập thể vậy thì người đó tốt nhất nên nghỉ việc bởi vì một khi họ đã cảm thấy khó chịu, cảm thấy không chấp nhận được kỷ luật ở đây thì làm việc sẽ không đạt năng suất.

1.8. Trước một khách hàng mới, bạn sẽ nói gì về công ty mình để họ tin tưởng?

Trưởng phòng kinh doanh chính là người có nhiệm vụ truyền đạt thông tin từ ban lãnh đạo tới nhân viên cấp dưới của mình. Từ đó tất cả mọi người đều thực hiện theo những yêu cầu và mong muốn của sếp.

Nhà tuyển dụng cũng rất quan tâm tới khả năng truyền đạt thông tin của bạn ở mức độ nào. Vậy hãy nhanh chóng trả lời câu hỏi này thôi.

Gợi ý trả lời:

Hãy tìm hiểu thật kỹ về đơn vị tuyển dụng, chú ý vào những ưu điểm mà họ đang sở hữu. Với mỗi thông tin, cần tìm hiểu kỹ, tìm hiểu sâu để khi nhà tuyển dụng muốn bạn nói rõ hơn thì sẽ có câu trả lời ngay lập tức.

2. Những điểm cần lưu ý khi đi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh

Bí kíp để cuộc phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh của bạn diễn ra thành công đó chính là:

Thứ nhất, luôn đưa ra thông tin đúng sự thật, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ hình thức gian lận nào nếu bị phát hiện bạn sẽ vĩnh viễn không có cơ hội ứng tuyển cho những lần sau đó.

Thứ hai, muốn biết nhà tuyển dụng có hài lòng về câu trả lời của bạn hay không hãy đóng vai trò của họ. Với bạn câu trả lời như vậy đã thỏa đáng và hợp lý chưa, nó còn thiếu sót gì không?...

Những điểm cần lưu ý khi đi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh

Thứ ba, luôn đảm bảo hình tượng chuyên nghiệp thông qua việc ăn mặc gọn gàng, đúng gu thời trang, đầu tóc để kiểu phù hợp với trang phục,...

Thứ tư, hãy thể hiện mình là một vị trưởng phòng kinh doanh và chú ý tới tác phong đi đứng, nói năng của mình trong cuộc phỏng vấn nhé.

Vậy là bộ câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh đã được làm rõ ở bài viết trên đây, vieclam123.vn hy vọng mỗi ứng viên sẽ dành được số điểm cao nhất và sớm có việc làm mình mơ ước. Chúc các bạn thành công!

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023