Blog

Những câu hỏi phỏng vấn việc làm nhân viên PR thường gặp nhất

15/03/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhân viên PR là người chịu trách nhiệm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp tới đông đảo khách hàng. Để ứng tuyển vị trí nhân viên PR, ứng viên có thể tham khảo trước những câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR thường gặp trong bài viết dưới đây của Vieclam123.vn. 

1. Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR thường gặp

Vị trí nhân viên PR có những đặc thù riêng bởi vậy khi đưa ra câu hỏi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn cố gắng tìm kiếm những điểm mạnh của bạn thực sự phù hợp với vị trí công việc này. 

Dưới đây Vieclam123.vn tổng hợp cho bạn những câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR hay nhất.

Câu hỏi 1: Vì sao bạn lại chọn lĩnh vực truyền thông? Thế mạnh của bạn phù hợp với lĩnh vực này là gì?

Gợi ý cách trả lời: “Tôi yêu thích công việc PR bởi tôi cảm thấy việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu của một doanh nghiệp đến với đông đảo công chúng là niềm vui, tự hào của tôi. Tôi thích việc lên ý tưởng marketing và thực hiện những chiến lược đó để nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng về thành quả mà tôi làm được.

Tôi biết ngành truyền thông có những đặc thù riêng và không phải ai cũng phù hợp với nó. Nhưng tôi nhận thấy bản thân là người nắm bắt và xử lí thông tin tốt, có khả năng sáng tạo nên những ý tưởng độc đáo. Những hiểu biết về marketing trong thời gian học Đại học và kinh nghiệm 2 năm làm việc trong ngành là những điểm mạnh của tôi tương đối phù hợp với yêu cầu công việc ở vị trí này.”

Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR thường gặp

Câu hỏi 2: Bạn yêu thích thương hiệu nào và bạn học hỏi được gì từ phương thức truyền thông của thương hiệu đó?

Đặt câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang kiểm tra hiểu biết của bạn về ngành truyền thông đấy. Bạn cần có kiến thức và hiểu biết thì mới có thể tự tin trả lời câu hỏi này. Khi chọn thương hiệu yêu thích, hãy lựa chọn những thương hiệu nổi tiếng và có chiến dịch truyền thông độc đáo nhé.

Gợi ý cách trả lời: “Tôi rất ấn tượng với chiến dịch PR của điện máy xanh. Chỉ trong một thời gian ngắn, thương hiệu này đã được biết đến bởi đông đảo người dân Việt Nam. 

Chiến dịch của hãng đặc biệt ở chỗ: hình ảnh sáng tạo, bất ngờ, gây tranh cãi, tạo tâm lí tò mò, hứng thú cho người xem. Thông điệp gửi đi ngắn gọn, dễ nhớ, được lặp đi lặp lại với tần suất cao khiến người xem ghi nhớ nhanh chóng. Lựa chọn kênh truyền thông hiệu quả như Youtube, Tivi, các trò chơi trải nghiệm thu hút đông đảo người xem.”

Câu hỏi 3: Bạn có nghĩ PR còn được gọi là quảng cáo đúng không?

Gợi ý trả lời: “Bản chất của PR và quảng cáo khác nhau bởi PR là để tăng sự nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trong khi mục đích chính của quảng cáo là bán hàng”

Một số câu hỏi phỏng vấn về lí thuyết và kiến thức về chuyên ngành truyền thông mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra như:

  • Theo bạn, tầm quan trọng của ngành truyền thông là gì?

  • Yếu tố nào làm nên một chiến dịch truyền thông thành công?

  • Những kênh truyền thông nào được sử dụng phổ biến nhất hiện nay? 

  • Ưu, nhược điểm của một kênh truyền thông mà bạn cho là hiệu quả nhất?

  • Tính sáng tạo quan trọng như thế nào trong PR

  • Theo bạn, triển vọng của ngành PR trong tương lai sẽ như thế nào? 

Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR thường gặp

2. Những câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên PR thường gặp

Một số câu hỏi về những tình huống thường gặp trong truyền thông sẽ đánh giá được kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên.

Câu hỏi tình huống 1: Khi doanh nghiệp của bạn rơi vào tình trạng khủng hoảng truyền thông, bạn sẽ làm gì?

Gợi ý cách trả lời: “Khi doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng truyền thông, doanh nghiệp vẫn cần giữ vững tinh thần và luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, dần dần sẽ lấy lại được lòng tin của khách hàng.”

Câu hỏi tình huống 2: Đã bao giờ bạn thực hiện chiến dịch truyền thông mà khách hàng không hiểu được thông điệp của bạn? Nếu rơi vào trường hợp này, bạn sẽ xử lí ra sao.

Gợi ý cách trả lời: “ Một chiến dịch truyền thông mà khách hàng không hiểu được thông điệp muốn truyền đạt thì chiến dịch truyền thông đó không thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Nếu rơi vào trường hợp này, doanh nghiệp cần thực hiện giới thiệu về chiến dịch truyền thông và ý nghĩa của nó trên nhiều phương tiện khác nhau như website, youtube, fanpage, hoặc thông qua báo chí. Qua những bài giới thiệu này, khách hàng có thể hiểu hơn về chiến dịch truyền thông và thông điệp mà doanh nghiệp muốn thể hiện.”

>> Xem thêm: Việc làm PR là gì? Công việc nhân viên PR là làm gì?

3. Lưu ý khi đi phỏng vấn nhân viên PR

Lưu ý khi đi phỏng vấn nhân viên PR

Khi đi phỏng vấn nhân viên PR, bạn cần có đủ kiến thức về ngành truyền thông cũng như những kỹ năng phỏng vấn cần thiết. Để thể hiện bản thân thật chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng, hãy lưu ý một số điều sau đây:

3.1. Đi đúng giờ, trang phục chỉn chu

Đây là điều bạn cần thực hiện ở mọi cuộc phỏng vấn chứ không riêng gì phỏng vấn xin việc vị trí nhân viên PR. Tham gia phỏng vấn đúng giờ và trang phục chỉn chu sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

3.2. Trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm, sáng tạo

Ứng viên cần biết được nhà tuyển dụng muốn kiểm tra kỹ năng, kiến thức về mảng nào để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Nếu có được sự sáng tạo trong câu trả lời, đặc biệt là cách giải quyết trong câu hỏi tình huống thì có thể gây ấn tượng mạnh hơn. 

Bởi ngành truyền thông yêu cầu tính sáng tạo rất cao. Nên sẽ rất tốt nếu như bạn thể hiện được điều này trong buổi phỏng vấn.

3.3. Đưa ra mức lương mong muốn hợp lí

Mức lương trung bình cho vị trí nhân viên PR vào khoảng 8-12 triệu/tháng. Tùy vào năng lực cá nhân, số năm kinh nghiệm làm việc mà bạn nên đưa ra con số phù hợp với khả năng để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng. Với những viên ít kinh nghiệm có thể chấp nhận con số từ 8-10 triệu. Những ứng viên giàu kinh nghiệm hơn và đã từng đạt nhiều thành tích có thể cân nhắc đến con số cao hơn. 

Đưa ra con số quá cao hoặc quá thấp đều khiến nhà tuyển dụng đánh giá không đúng về năng lực của bạn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn đã giúp bạn tham khảo được những câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi phỏng vấn vị trí nhân viên PR. Chúc các bạn phỏng vấn thành công và gặt hái được nhiều thành tựu trong nghề. 

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023