Blog

[GIẢI ĐÁP] Các câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ thường gặp nhất

30/06/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hầu hết ứng viên trước khi tham gia phỏng vấn kế toán công nợ thường chỉ chú trọng vào việc hoàn thiện nội dung của bộ hồ sơ xin việc mà bỏ qua khâu tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Đó cũng chính là lý do khiến họ nhanh chóng bị out ra khỏi cuộc chiến này và nhường cơ hội cho đối thủ khác.

Vậy nên, để tình trạng này không xảy ra với mình, bạn hãy sưu tầm thật kỹ các câu hỏi phỏng vấn kế toán công thường được sử dụng để gia tăng cơ hội sở hữu việc làm mơ ước. Bài viết này sẽ đem đến cho bạn danh sách các câu hỏi mà bạn quan tâm, cùng theo dõi ngay nhé.

1. Top câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ xuất hiện nhiều nhất

Bỏ qua những câu hỏi hết sức cơ bản như giới thiệu bản thân hay nói về trình độ học vấn, trong cuộc phỏng vấn kế toán công nợ các nhà tuyển dụng thường muốn khai thác thông tin nhiều hơn, chuyên sâu hơn. Chính vì vậy hãy quan sát thật kỹ bộ câu hỏi dưới đây và học cách trả lời sao cho chuẩn bạn nhé.

Tham khảo ngay: Công cụ tạo CV xin việc kế toán đơn giản, hiệu quả nhất.

Top câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ xuất hiện nhiều nhất

1.1. Bạn đã tìm hiểu về nhiệm vụ của kế toán công nợ chưa? Nói rõ về nó?

Kế toán công nợ là một trong những vị trí quan trọng của mỗi doanh nghiệp, chính vì vậy ngay từ khâu tuyển dụng họ chọn lựa rất kỹ để không bỏ sót bất cứ nhân tài nào.

Các nhà tuyển dụng muốn ứng viên của mình phải hiểu rõ về nghiệp vụ kế toán liên quan cho nên đó là lý do câu hỏi này ra đời và được sử dụng phổ biến.

Bạn đã tìm hiểu về nhiệm vụ của kế toán công nợ chưa? Nói rõ về nó?

Gợi ý trả lời:

Theo kinh nghiệm của các ứng viên từng trải, khi tiếp nhận câu hỏi này thì bạn cần hết sức bình tĩnh để đưa ra câu trả lời chuẩn xác nhất.

Nêu rõ ràng cụ thể những đầu việc kế toán công nợ phải thực hiện theo sự tìm hiểu của mình, nhớ rằng cần chính xác và rõ ràng. Hãy trả lời theo dạng liệt kê để nhà tuyển dụng xác định thông tin bạn đưa ra là đúng hay sai nhé.

Ví dụ:

“Kế toán công nợ sẽ phải đảm bảo chính xác tuyệt đối trong từng nghiệp vụ phát sinh, cụ thể:

- Đối chiếu hoá đơn, chứng từ với nghiệp vụ phát sinh thực tế để đảm bảo không nhầm lẫn, sai sót gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

- Lưu trữ hoá đơn của các nghiệp vụ phát sinh vào hệ thống quản lý thông tin của doanh nghiệp ở cả bản cứng và bản mềm.

- Kế toán công nợ cần thực hiện hạch toán các nghiệp vụ công nợ và theo dõi chúng để đảm bảo các khoản nợ không quá thời hạn.

- Tham mưu cho cấp trên về phương án đòi nợ từ phía khách hàng.”

Đó là một số nghiệp vụ quan trọng mà kế toán công nợ cần phải thực hiện, tùy vào tính chất của từng công ty mà bạn có thể đưa ra các thông tin khác nhau sao cho phù hợp.

1.2. Hoá đơn dịch vụ sẽ bao gồm những thông tin gì bạn nắm rõ chứ?

Nếu bạn là một kế toán công nợ chuyên nghiệp đã có kinh nghiệm thì đây sẽ là câu hỏi trúng tủ, tuy nhiên đừng vui mừng quá sớm bởi vì các thành phần của nó tuy dễ nhưng có thể khiến bạn nhầm lẫn.

Hoá đơn dịch vụ sẽ bao gồm những thông tin gì bạn nắm rõ chứ?

Gợi ý trả lời:

Hãy đảm bảo mình ghi nhớ các thành phần trong hoá đơn dịch vụ giống như việc thuộc bảng cửu chương vậy, nếu còn lơ tơ mơ về thông tin này thì mình cùng cập nhật lại nhé.

Một số thành phần trong hoá đơn dịch vụ bao gồm như sau:

- Tên hoá đơn dịch vụ, ký hiệu của hoá đơn, số hoá đơn và ký hiệu mẫu số hoá đơn

- Tên đầy đủ theo chứng minh nhân dân, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua cập nhật chính xác

- Thông tin của đơn vị tính, đơn giá của dịch vụ kèm theo số lượng và giá trị bao gồm tiền thuế giá trị gia tăng, tổng thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng số tiền thuế và giá trị thanh toán cuối cùng.

- Hoá đơn dịch vụ còn có chữ ký số, chữ ký điện tử của cả người bán và người mua.

- Thời gian lập hoá đơn, xác nhận đúng mã cơ quan thuế và một số khoản phí do Nhà nước ban hành nếu có.

1.3. Bạn có từng cảm thấy công việc kế toán công nợ nhàm chán?

Mục đích câu hỏi này là muốn khai thác xem bạn mong muốn làm công việc này như thế nào. Đừng vội vàng đưa ra suy nghĩ thật của mình mà không chuẩn bị nhé.

Bạn có từng cảm thấy công việc kế toán công nợ nhàm chán?

Gợi ý trả lời:

Với đặc trưng là công việc văn phòng ngồi bàn giấy, hàng ngày phải đối diện với những con số phức tạp thì kế toán công nợ được liệt vào danh sách những công việc dễ gây nhàm chán nhất. Tuy nhiên đừng vì thế mà vội vàng kết luận bởi vì nhà tuyển dụng có thể không muốn nghe điều đó.

“Mặc dù công việc có áp lực, căng thẳng nhưng tôi nghĩ đó là những thử thách giúp tôi vượt qua chính mình. Tôi biết rằng sẽ chẳng thành công nào được hình thành bằng sự suôn sẻ và tôi nhận thức rất rõ ràng về điều đó. Tất cả những thử thách, khó khăn hay sự nhàm chán tôi đều cố gắng để khắc phục và hoàn thiện bản thân mỗi ngày”

Bạn thấy câu trả lời vừa rồi thế nào? Hãy sử dụng cách diễn đạt tương tự để chinh phục nhà tuyển dụng và vượt qua câu hỏi này một cách nhanh chóng nhé.

1.4. Nếu được tuyển dụng, bạn cần kỹ năng gì để trở thành một kế toán công nợ giỏi?

Kế toán công nợ thực chất là một công việc đòi hỏi rất nhiều yếu tố, quan trọng nhà tuyển dụng muốn bạn kể ra những kỹ năng mà bạn đang sở hữu có thể phục vụ cho công việc của mình.

Nếu được tuyển dụng, bạn cần kỹ năng gì để trở thành một kế toán công nợ giỏi?

Gợi ý trả lời:

Hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn mong muốn trở thành một kế toán công nợ và đã chuẩn bị đầy đủ kỹ năng quan trọng cần thiết để làm tốt nhất những nhiệm vụ được giao. Một vài kỹ năng trong số đó chính là: Cẩn thận, tỉ mỉ, quan sát tốt, tính toán nhanh và khả năng phát hiện vấn đề nhạy bén.

Tất cả đều phục vụ cho vị trí kế toán công nợ mà bạn sẽ làm, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ gật đầu với chúng.

1.5. Với kinh nghiệm của mình, hãy nói cho chúng tôi biết những rủi ro có thể gặp khi làm kế toán công nợ?

Đã xác định theo đuổi nghề nghề toán, nhất là kế toán công nợ, bạn cần phải nắm rõ đâu là khó khăn lớn nhất mà mình phải đương đầu. Nhà tuyển dụng cũng muốn xem bạn hiểu về nghề đến đâu nên đã đưa ra câu hỏi này. Vậy bạn sẽ trả lời ra sao?

Gợi ý trả lời:

Hãy nói cho nhà tuyển dụng biết rằng vị trí kế toán công nợ này phải đối mặt với rủi ro về con số, đôi khi vì lý do khách quan nào đó mà bạn hạch toán nhầm gây ra thiệt hại cho công ty, hoặc có thể bạn sẽ phải đương đầu với việc thu hồi nợ khó đòi, phải thường xuyên giục khách hàng với những khoản nợ lớn.

2. Điểm danh những câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ thường gặp khác

2.1. Bạn đã làm được những gì cho doanh nghiệp trước đây với vị trí kế toán công nợ?

Một câu hỏi có vẻ khá hóc búa, sẽ làm khó những ứng viên chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên thường thì với ứng viên chưa có kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng sẽ không đưa ra câu hỏi này đâu.

Hãy tập trung vào trường hợp bạn là kế toán công nợ có kinh nghiệm nhé, bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào?

Bạn đã làm được những gì cho doanh nghiệp trước đây với vị trí kế toán công nợ?

Gợi ý trả lời:

Hãy nêu lên một vài thành tích nổi bật của mình như: Bạn là nhân viên liên tục vượt chỉ tiêu theo KPI đề ra, là nhân viên chủ chốt có thể hỗ trợ đồng nghiệp khác khi họ gặp khó khăn,...

2.2. Vì sao bạn lại muốn trở thành kế toán công nợ?

Lý do muốn trở thành kế toán công nợ chính xác là thông tin mà nhà tuyển dụng muốn khai thác về bạn. Vậy nên hãy suy nghĩ làm sao để đưa ra câu trả lời phù hợp nhất.

Gợi ý trả lời:

Bạn có thể liên tưởng tới một câu chuyện nào đó liên quan về sự hình thành niềm đam mê với công việc này, kể chi tiết nhưng ngắn gọn để nhà tuyển dụng cảm nhận được ở bạn sự chân thật. Đây chính là bí quyết được nhiều ứng viên sử dụng và họ đã vượt qua câu hỏi này một cách dễ dàng.

Đừng sử dụng chiêu cũ như yêu công việc vì nó không còn phù hợp với thời đại tuyển dụng này nữa. 

2.3. Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ là gì?

Lý do nghỉ việc có rất nhiều, mặc dù nó không quá liên quan trực tiếp tới trình độ học vấn của bạn nhưng đó cũng là căn cứ để nhà tuyển dụng đưa ra kết quả cuối cùng.

Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ là gì?

Gợi ý trả lời:

Hãy nói rằng bạn muốn tìm một môi trường làm việc có nhiều cơ hội phát triển hơn, hoặc công ty cũ không phù hợp để bạn tiếp tục phấn đấu. Lý do càng chính đáng, càng hợp lý thì cơ hội ghi điểm ở câu hỏi này càng cao. 

Tuyệt đối không nói xấu đồng nghiệp, càng không được nói xấu lãnh đạo cũ nếu không bạn sẽ bị loại khỏi cuộc thi một cách không thương tiếc đấy.

Kết hợp bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ mà vieclam123.vn chia sẻ trên đây với việc chuẩn bị một sự tự tin vừa đủ chắc chắn bạn sẽ vượt qua vòng phỏng vấn sắp tới. Chúc mỗi ứng viên sớm nhận được tin mừng và ổn định sự nghiệp của mình với nghề kế toán này nhé.

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023