Blog

TOP các câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non thông dụng nhất

22/06/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mặc dù các cô nuôi dạy hổ đã được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng về nghiệp vụ chuyên môn lẫn kỹ năng thế nhưng họ vẫn không ngừng tỏ ra bối rối khi tham gia vào bất kỳ đợt ứng tuyển nào. Chính vì vậy việc sở hữu bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non trước khi lâm trận chính là điều hết sức cần thiết. Chẳng phải tìm kiếm đâu xa, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non thông dụng nhất. Đón đọc để chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc nhé!

1. Bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non dễ gặp nhất

1.1. Hãy nêu lý do vì sao bạn lại muốn trở thành giáo viên mầm non?

Không giống như những ngành nghề khác, giáo viên mầm non rất kén người làm. Thực tế có rất nhiều bạn trẻ nói rằng mình yêu nghề nhưng đến khi được làm việc chính thức thì chỉ được một thời gian sau đó chạy không quay đầu.

Vậy nên mục đích nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này chính là muốn biết ứng viên của mình có thực sự tâm huyết với nghề hay không. Dựa vào lý do khiến cho họ hướng đến nghề cũng có thể phần nào phán đoán được ai là người thực sự phù hợp.

Hãy nêu lý do vì sao bạn lại muốn trở thành giáo viên mầm non?

Gợi ý trả lời:

“Có lẽ lý do “yêu trẻ” đã quá quen thuộc đối với bạn nhà tuyển dụng, và hiện nay có hàng trăm ứng viên vẫn đưa nó vào phần trả lời của mình vì nghĩ nó là phù hợp nhất. Tuy nhiên với tôi, lý do đến với nghề không chỉ có vậy, nó là cả một câu chuyện dài xuất phát từ những năm tháng còn nhỏ.

Việc đến với nghề giáo viên mầm non một phần là vì yêu trẻ, phần khác cũng là vì tôi là một người hướng nội. Nhận thấy rằng mình rất thích chăm sóc người khác, đặc biệt là những đối tượng cần được che chở như các em bé chập chững ở những năm đầu đời.”

Hoặc là bạn có thể trả lời theo cách khác tuỳ vào khả năng diễn giải của mình, miễn làm sao lấy ra một lý do hợp lý là được.

Tham khảo thêm: CV xin việc giáo viên đơn giản, hiệu quả nhất.

1.2. Theo bạn, điều khó khăn nhất khi trở thành giáo viên mầm non là gì?

Đừng nói rằng vì bạn đam mê nó mà không nhìn thấy khó khăn, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn đang nói suông. Bất kể việc làm nào dù cho đó là mơ ước của bạn hay không thì chúng đều tồn tại những khó khăn nhất định. Nếu nói rằng chẳng có khó khăn và bạn cảm thấy nó thật dễ dàng thì thực sự bạn chẳng hiểu gì về nó cả.

Nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này cũng chỉ muốn tìm hiểu xem bạn hiểu công việc này đến đâu. Hãy xem gợi ý trả lời bên dưới để ghi điểm tuyệt đối trong câu hỏi này nhé.

Theo bạn, điều khó khăn nhất khi trở thành giáo viên mầm non là gì?

Gợi ý trả lời:

“Chúng ta đều biết, trẻ ở độ tuổi mầm non đều chưa thể nhận thức được tất cả sự việc đang tồn tại xung quanh chúng, chính vì vậy lời nói của giáo viên đôi khi cũng vô tác dụng đối với những bé chưa có khả năng nhận thức. Điều khó khăn lớn nhất mà giáo viên mầm non phải đối mặt đó chính là điều hướng từ nhận thức cho tới hành vi thể hiện ra bên ngoài của các em. Tuy là vậy nhưng những khó khăn này sẽ chẳng có ý nghĩa gì đối với một người yêu nghề như tôi, tôi có thể tự hoàn thiện bản thân, khắc phục hoàn cảnh để dẫn dắt các thành viên nhí của mình đi theo đúng quãng đường mà chúng cần phải đi”.

1.3. Trách nhiệm của người giáo viên mầm non là gì?

Giáo dục mầm non là một trong những công tác vô cùng khó khăn, đối tượng giáo dục cũng hết sức đặc biệt nên nhiều khi giáo viên sẽ không thể đạt được điều mình mong muốn.

Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này mục đích khai thác từ ứng viên những hiểu biết của họ về nghề, đánh giá xem họ có nhận thức đúng đắn vai trò cũng như trách nhiệm của một giáo viên mầm non chính hiệu hay không.

Trách nhiệm của người giáo viên mầm non là gì?

Gợi ý trả lời:

Không đơn giản là những con số hay những chữ cái nằm trong chương trình học của các bé, giáo viên mầm non phải là người khơi gợi cho các em tính tò mò, sự hiếu học đối với vấn đề mà bạn nhắc tới. Bên cạnh đó, thông qua các bài học với giá trị rõ ràng, giáo viên mầm non sẽ lồng ghép những giá trị nhân văn - giá trị cốt lõi khi dạy trẻ lứa tuổi này. Từ đó giúp các em học 1 mà hiểu 10, từ tư duy suy ra những hành động cụ thể theo đúng chiều hướng của nó.

2. Một số câu hỏi thường gặp khác trong cuộc phỏng vấn giáo viên mầm non

Bên cạnh những câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non trên, bạn còn phải đối mặt với một số câu hỏi dạng tình huống khác. Nhà tuyển dụng muốn hiểu rõ bạn có phải là một người có kỹ năng, có phản ứng và cách giải quyết sự việc hiệu quả hay không. Hãy xem danh sách những câu hỏi này và gợi ý giải đáp để thu thập vào hành trang kiến thức của mình bạn nhé.

2.1. Kể tên những ưu điểm của bản thân phù hợp với nghề giáo viên mầm non

Không riêng gì giáo viên mầm non, khi đi phỏng vấn tất cả những vị trí khác thì bạn đều có nguy cơ bắt gặp câu hỏi này. Đừng run sợ bởi vì nếu trả lời đúng cách thì bạn sẽ có cơ hội đạt điểm cao hơn hẳn ứng viên khác đấy.

Kể tên những ưu điểm của bản thân phù hợp với nghề giáo viên mầm non

Gợi ý trả lời:

Hãy nói cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn là người phù hợp với vị trí giáo viên mầm non thông qua một số kỹ năng cần thiết như sau: 

Thứ nhất, bạn là một người có khả năng quan sát, bạn có thể quan sát trẻ một cách sát sao để từng bạn được đáp ứng tối đa nhu cầu của mình.

Thứ hai, bạn có thể lên kế hoạch và tổ chức hoạt động cho một ngày làm việc đạt năng suất tối ưu.

Thứ ba, bạn là một người tâm huyết, có tính năng nổ và sáng tạo, trong các mối quan hệ bạn luôn tỏ ra mình là một người linh hoạt,... chúng đều là những kỹ năng quan trọng mà một người giáo viên mầm non cần phải có.

2.2. Có một bạn nhỏ thường xuyên đánh các bạn trong lớp, nếu là giáo viên chủ nhiệm bạn sẽ làm gì?

Giải quyết các vấn đề của trẻ chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của giáo viên mầm non. Mặt khác nếu có thể giải quyết thấu đáo thì bạn càng nâng cao được tính trách nhiệm của mình với công việc.

Có một bạn nhỏ thường xuyên đánh các bạn trong lớp, nếu là giáo viên chủ nhiệm bạn sẽ làm gì?

Gợi ý trả lời:

Nếu là người có kinh nghiệm, chắc chắn đây là vấn đề khá đơn giản và bạn có thể đưa ra câu trả lời trong chốc lát. Tuy nhiên trường hợp bạn là ứng viên hoàn toàn mới, chưa có chút kinh nghiệm nào thì phải làm sao?

Đầu tiên hãy nói với nhà tuyển dụng rằng mình sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ra xích mích này, nếu các bé đánh nhau vì tranh đồ chơi thì bạn cần phân tích đề các con hiểu đồ chơi này là để dùng chung, tất cả các bạn đều được sử dụng.

Bên cạnh đó, hãy quan sát các biểu hiện của từng bé để nhận ra các bé đang có thái độ với bạn ra sao rồi tìm cách điều chỉnh sao cho hợp lý.

2.3. Nói về cách quản lý lớp học của bạn?

Số lượng học sinh trong một lớp học cấp mẫu giáo không quá đông thế nhưng lại cực kỳ khó quản lý bởi vì đa số các bé đều chưa nhận thức và duy trì ý thức kỷ luật.

Mặc dù bạn đã có cả list danh sách kỷ luật để áp dụng cho chúng nhưng vẫn sẽ có lúc chúng bị quên và đi ra ngoài quỹ đạo mà bạn đặt ra. Đặc biệt là ở lứa tuổi này, nếu không có kinh nghiệm thì rất dễ bị phát hoảng bởi vì sẽ có những học sinh nghịch ngợm không chịu nghe lời.

Vì còn quá nhỏ cho nên bạn không thể nào quát mắng hay dọa nạt các bé mà cần đến sự khéo léo trong công tác dạy dỗ của mình. 

Nói về cách quản lý lớp học của bạn?

Gợi ý trả lời:

“Việc duy trì sự ổn định của một lớp học mẫu giáo chính là một thách thức lớn mà người giáo viên mầm non cần phải đối mặt và vượt qua. Để có được sự tôn trọng của bọn trẻ chắc chắn tôi không thể dùng nhiều biện pháp hăm dọa hay làm chúng hoảng sợ. Cách tốt nhất chính là tỏ ra thân thiện, hòa đồng và cùng các bé tham gia các trò chơi bổ ích mang tính giáo dục cao”

3. Bạn có thể đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng hay không?

Trong cuộc phỏng vấn, không chỉ nhà tuyển dụng mới có quyền đưa ra câu hỏi mà ứng viên cũng có quyền hỏi ngược lại họ. Với tư cách là một giáo viên mầm non tương lai, bạn có quyền được hỏi lại nhà tuyển dụng nếu cảm thấy mình có cơ hội trúng tuyển.

Bạn có thể đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng hay không?

Một số câu hỏi mà bạn có thể sử dụng như sau:

Câu hỏi 1: Tôi có thể biết thêm thông tin về lịch trình dạy học hàng ngày với lớp học của mình được không?

Câu 2: Tôi có thể biết mục tiêu giảng dạy của đơn vị mình được không?

Câu 3: Tôi sẽ nhận được những quyền lợi gì khi tham gia việc làm giáo viên mầm non này?

4. Những lưu ý đáng nhớ khi tham gia phỏng vấn giáo viên mầm non

Trẻ em là đối tượng cần được nâng niu và chiều chuộng, đồng thời đây cũng là đối tượng khó dạy bảo, giáo viên mầm non ngoài kiến thức và kỹ năng thì cần phải có một thái độ tốt, nhẹ nhàng trìu mến trong công tác giảng dạy lẫn ngoài giờ.

Nếu cảm thấy mình là người có năng lực về chuyên môn, có kiến thức sâu rộng cùng với mớ kinh nghiệm thực tế thì bạn cũng có quyền đòi hỏi ở đơn vị tuyển dụng những điều kiện nhất định, chẳng hạn như cơ sở vật chất khang trang, chế độ đãi ngộ tốt để công tác giảng dạy diễn ra thuận lợi.

Những lưu ý đáng nhớ khi tham gia phỏng vấn giáo viên mầm non

Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm hoặc còn tự ti vào năng lực bản thân, vậy thì hãy chú ý tới từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ của mình của mình trong suốt buổi phỏng vấn nhé.

Ngay cả khi chưa rõ kết quả ra sao thì việc chuẩn bị tốt mọi thứ vẫn là điều mà các ứng viên nên làm. Hy vọng bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non mà vieclam123.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn xuất sắc nhất. 

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023