Blog

Cảm xúc là gì? Khám phá cách quản trị cảm xúc hiệu quả nhất hiện nay

17/06/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Con người ai cũng có cảm xúc, từ mọi độ tuổi, mọi giới tính khác nhau. Đó là những cảm xúc vui vẻ, buồn bã, giận dữ, ngạc nhiên, sợ hãi, chán ghét, tin tưởng, hy vọng. Tuy nhiên, liệu bạn đã định nghĩa được cảm xúc và biết được cảm xúc là gì? Cảm xúc có phải cảm giác hay không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn các thông tin về cảm xúc và biết được cách quản lý cảm xúc hiệu quả nhé!

1. Cảm xúc là gì? Cảm xúc có đặc điểm ra sao?

1.1. Cảm xúc là gì?

Cảm xúc là những rung động, phản ứng của con người trước những tác động ngoại cảnh và cảm xúc là những yếu tố bên trong con người, khi có tác động bên ngoài thì nó mới xuất hiện.

Khám phá khái niệm cảm xúc là gì

Có phải bạn cho rằng, các cảm xúc tiêu cực là cảm xúc xấu và không nên xảy ra? Tuy nhiên, mỗi cảm xúc trong con người đều mang tính chất tương đối, cách nhìn nhận khác nhau thì đánh giá cảm xúc đó sẽ khác nhau.

Ví dụ: Bạn cảm thấy vui vẻ khi đạt được một điều gì đó mơ ước, tuy nhiên khi để mất nó, bạn cảm thấy buồn bã. Nhưng nếu bạn không cảm thấy buồn bã thì làm sao bạn có thể cảm thấy vui vẻ khi đạt được điều mà bạn mơ ước. Bởi vậy, các cảm xúc trái ngược nhau đều là những cảm xúc thiết yếu và cần thiết.

Cảm xúc phản ánh sự tác động của thế giới vào con người và xuất hiện có tính chất phản xạ và không giống với tri giác, cảm giác, tưởng tượng hay tư duy nào đó, cảm xúc chỉ xuất hiện khi nhu cầu của con người được thỏa mãn qua các tác động lẫn nhau giữa con người mà môi trường.

Trong cuộc sống thường ngày, 4 loại cảm xúc xuất hiện thường xuyên nhất là vui vẻ, buồn bã, giận dữ và sợ hãi, gây nên những biến đổi cho con người. Các cảm xúc này chỉ xuất hiện nhất thời và được xem như tình trạng tâm lý mãnh liệt, một kích thích, một hình ảnh đi qua khiến tâm sinh lý con người thay đổi. Chẳng hạn, khi sợ hãi hay lo lắng, con người thường xuất hiện những biểu hiện về sinh lý trong cơ thể như nói lắp, đổ mồ hôi, run rẩy…

Cảm xúc có ảnh hưởng mãnh liệt tới tâm sinh lý con người

Tất nhiên, tùy thuộc vào mỗi người mà cách biểu lộ cảm xúc sẽ khác nhau, như khác nhau ở cách bộc lộ, cách chi phối cảm xúc, nguyên nhân tạo ra cảm xúc… Khi một cá nhân có tính xúc cảm thì người đó sẽ dễ dàng biểu hiện ra những cảm xúc cực kỳ mãnh liệt. Qua một tác động nào đó, con người có thể xuất hiện cảm giác thích hoặc không thích, thỏa mãn hoặc không thỏa mãn, rung động khó chịu hay dễ chịu, buồn bã hoặc vui vẻ.

Chẳng hạn như hai người cùng gặp phải một tin buồn, một người bình tĩnh đối mặt, người còn lại có thể mất bình tĩnh, rối loạn nội tâm và tâm sinh lý. Do đó, mỗi cá nhân đều có sự khác biệt về cảm xúc và cách biểu hiện cũng không giống nhau.

1.2. Cảm xúc có đặc điểm gì?

1.2.1. Biểu hiện rõ ràng bên ngoài

Con người và động vật có cách biểu lộ cảm xúc thông qua các biểu hiện bên ngoài cơ thể như nét mặt, cử chỉ, động tác, tư thế, bao gồm cả những phản ứng liên quan tới hoạt động bên trong cơ thể như tuyến nội tiết, hô hấp, tim mạch…

Cảm xúc biểu hiện rõ ràng bên ngoài cơ thể con người

Ví dụ: Khi bối rối, con người sẽ toát mồ hôi, mặt và tai đỏ bừng; khi sợ hãi, chân tay con người có thể run rẩy, căng cứng và mặt tái mét; khi vui vẻ, con người cười, cơ mặt giãn ra, động tác thoải mái, hơi thở sâu hơn, giọng nói tự tin và to hơn…

Khi thay đổi cảm xúc, ta có thể nhìn nhận giọng nói của con người để biết được cảm xúc của người đó hay qua các cử chỉ, nét mặt, động tác, khiến nét mặt tạo nên các phong thái cảm xúc phong phú và tâm sinh lý con người cũng có sự biến đổi. Trong cơn giận dữ, ta có thể mất tự chủ và khi sợ hãi, mặt chúng ta có thể biến sắc hay khi gặp nguy hiểm, con người có thể mất khôn ngoan. Do đó, hoạt động của cơ trên cơ thể con người diễn ra không có tính tự chủ và ý thức.

1.2.2. Cảm xúc thường phong phú và đa dạng

Các cảm xúc không chỉ phong phú về hiện tượng, nội dung mà nó có liên quan tới, mà còn do vô số sắc thái cảm xúc tương tự và đặc điểm về chất của mình. Khi cảm thấy sợ hãi, chủ thể không chỉ bị kích động, cảm thấy khiếp đảm và còn cảm thấy thiếu tự tin. Con người có thể vui vẻ vì lý do khác nhau và mỗi lý do của niềm vui cũng có thể khác nhau.

1.2.3. Dấu hiệu bộc lộ cảm xúc tùy theo loại cảm xúc

Cảm xúc thường tùy theo trạng thái chủ quan của chủ thể, tính chất kích thích mà sẽ xuất hiện và biểu hiện khác nhau. Khi ta buồn, mặt ta nhăn nhó, “đen” lại và mắt thất thần, còn khi chúng ta vui vẻ, trên gương mặt sẽ có một nụ cười tươi, hô hấp và tuần hoàn trở nên thoải mái…

Dấu hiệu bộc lộ cảm xúc tùy theo loại cảm xúc

2. Vì sao cần quản lý cảm xúc?

Đối với suy nghĩ của con người, cảm xúc có một sức mạnh nhất định và chi phối khá mãnh liệt. Vì vậy, nền tảng cho suy nghĩ của con người là các cảm xúc và để đưa ra những suy nghĩ, quyết định đúng đắn, chúng ta cần phải quản lý tốt cảm xúc của mình.

Trên thực tế, trước khi não bộ của ta xuất hiện những suy nghĩ thì cảm xúc đã xuất hiện trước đó, kích hoạt và ảnh hưởng tới hành vi của cơ thể trong vòng vài giây. Khi quản lý được cảm xúc, bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định, suy nghĩ, hành động đúng đắn và phù hợp hơn, tránh việc “giận quá mất khôn”.

3. Cách quản lý cảm xúc hiệu quả nhất

Sau khi biết được cảm xúc là gì và vì sao nên quản lý cảm xúc, chúng ta cùng tìm hiểu cách để điều khiển cảm xúc bằng việc sử dụng suy nghĩ, lý trí của mình, khiến cơ thể hành động, phản ứng theo một hướng tích cực.

Cách quản lý cảm xúc hiệu quả nhất

Tất nhiên, quản lý cảm xúc không có nghĩa là đè nén cảm xúc khiến cho nó không bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài, quản lý cảm xúc chính là cách giúp bạn có thể điều khiển cảm xúc và cho phép nó chi phối ở một chừng mực, mức độ nào đó.

3.1. Quan sát cảm xúc

Trước tiên, bạn cần quan sát các cảm xúc, trải nghiệm của bản thân thì mới có thể quản lý cảm xúc của chính mình một cách tốt nhất. Bạn cần phải hiểu được bạn đang trải qua cảm xúc gì, giúp cơ thể không bị chi phối bởi cảm xúc bằng cách hiểu được cảm xúc của mình, xác định, từ chối hoặc thay đổi nó.

Lúc này, bạn sẽ dễ dàng cân bằng các cảm xúc của mình, không cần phải cảm thấy khó chịu nên từ chối lập tức các cảm xúc của mình, bởi không phải cảm xúc tiêu cực nào cũng là xấu. Bạn có thể thay đổi chúng, biến chúng từ một điều không thoải mái thành thoải mái hơn, tích cực hơn.

3.2. Đặt tên cho cảm xúc

Hiện tại, bạn có đang cảm thấy lo lắng, vui vẻ, buồn bã hay thất vọng hay không? Trước khi thực hiện thay đổi các cảm xúc thì bạn cần biết được bản tha đang trải qua những điều gì và nên đặt tên cho cảm xúc của chính mình. Khi bạn xuất hiện nhiều cảm xúc, các cảm xúc này ảnh hưởng tới quyết định của bạn, việc dán nhãn cho cảm xúc khiến bạn cẩn thận, lưu ý hơn về những cảm xúc này và học cách chi phối nó.

Đặt tên cho cảm xúc của mình

3.3. Chuyển hướng suy nghĩ

Cảm xúc thường bị ảnh hưởng qua cách suy nghĩ, nhận thức của bạn về vấn đề nào đó. Ví dụ như, bỗng nhiên cấp trên có lệnh triệu tập bạn, khi đó cơ thể bạn sẽ lập tức suy nghĩ rằng mình đã gây ra lỗi lầm nghiêm trọng nào đó và có thể bị đuổi việc. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi được cấp trên triệu tập thì bạn có thể xuất hiện suy nghĩ rằng mình đã hoàn thành tốt công việc nên được khen thưởng, chúc mừng hay triệu tập bạn để thăng chức…

Hãy điều chỉnh lại suy nghĩ của bản thân, xem xét bộ lọc của cảm xúc và nếu bạn cảm thấy xung quanh toàn những cảm xúc tiêu cực, bạn cần thay đổi suy nghĩ của mình, thay đổi kênh trong não. Thay vì ngồi một chỗ suy nghĩ những điều tiêu cực, bạn có thể ngừng suy nghĩ này bằng việc đi dạo, chạy bộ, rèn luyện thể thao, chăm sóc thú cưng hay nhà cửa…

3.4. Làm dịu cảm xúc

Khi bạn đang có một trạng thái, tâm tình tồi tệ, có khả năng bạn luôn “lấn sâu” vào các trạng thái tiêu cực khiến bạn luôn sống trong tâm trạng này. Phàn nàn bản thân hay cô lập với mọi người xung quanh không khiến bạn trở nên tốt hơn và chỉ khiến bạn cảm thấy bế tắc.

Do đó, để cảm xúc của mình trở nên tốt hơn hãy suy nghĩ những hành động tích cực, những điều làm bạn vui vẻ, hạnh phúc, giúp bạn cảm thấy tốt hơn và có thể thoát khỏi cảm xúc tiêu cực.

Làm dịu cảm xúc bằng những hành động và suy nghĩ tích cực

Bạn có thể điều chỉnh cảm xúc của bản thân bằng việc đi dạo, nghe nhạc, ngồi thiền trong vài phút và tâm sự những điều bạn đang gặp phải cho bạn bè, người thân để có góp ý tích cực hay đưa ra lời khuyên giúp bạn giải tỏa được cảm xúc của mình…

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cảm xúc là gì và cách quản trị cảm xúc hiệu quả nhất. Mỗi người đều có cảm xúc và cách biểu hiện, đối diện với cảm xúc của con người là khác nhau. Trong cuộc sống hay công việc, bạn có thể gặp phải cảm xúc tiêu cực và tích cực, chúng chi phối và điều khiển hành vi, suy nghĩ của bạn. Vì vậy, bạn nên học cách quản lý, điều chỉnh cảm xúc của mình để có thể đối mặt với cảm xúc dễ dàng, tránh suy nghĩ những điều tiêu cực và luôn giữ cho bản thân trạng thái vui vẻ, lạc quan.

Suy tư là gì?

Khi gặp phải những cảm xúc, bạn có bao giờ suy tư và có thái độ về cảm xúc đó. Suy tư có liên quan tới cảm xúc hay không? Để hiểu được suy tư là gì và cách khiến suy tư trở nên tích cực, hãy truy cập bài viết dưới đây nhé!

Suy tư là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023