Blog

Bí kíp giúp bạn có động lực khi đi làm

21/06/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bản thân mỗi chúng ta ai cũng có những khát khao, ai cũng có những mong muốn trong cuộc sống nhưng để đạt được những thứ ta muốn sẽ cần một khoảng thời gian nhất định và điều chán nản là không thể tránh khỏi. Khao khát luôn được hoàn thiện bản thân, được tiến bộ mỗi ngày cũng sẽ chính là điều làm cho chúng ta có thêm động lực để phấn đấu mỗi ngày. Một trong những cách giúp chúng ta cảm thấy yêu công việc của mình hơn chính là biết cách tạo động lực cho chính bản thân mình  chứ không phải chờ đợi người khác tạo động lực cho mình . Tuy nhiên dù bản thân chúng ta hiểu được điều đó nhưng đôi khi chúng ta không làm chủ được bản thân dẫn đến không kiềm chế được cảm xúc, hành vi bản thân không được đúng đắn khi bạn gặp phải sự cố trong cuộc sống. Tuy nhiên chúng ta không thể nào lường trước được sự việc của tương lai nhưng chúng ta có thể tự làm chủ được phản ứng của bản thân để dù có bất kì điều gì xảy ra đi nữa cũng tác động không nhiều đến cuộc sống của chúng ta. Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn những bí kíp để tạo động lực cho bản thân giúp các bạn luôn nhiệt huyết nhất trong công việc

1. Dấu hiệu nhận biết khi bạn đang dần đánh mất động lực trong công việc

Duy trì được động lực làm việc là điều không hề dễ dàng bởi vì mỗi ngày chúng ta phải giải quyết rất nhiều công việc ở công ty rồi rất nhiều vấn đề phát sinh liên quan khác những điều đó có thể khiến chúng ta dần dần không còn hứng thú với công việc. Thực tế cho thấy có hàng trăm những yếu tố ảnh hưởng đến phong độ làm việc của nhân viên. Sau đây mình sẽ đưa ra những dấu hiệu khi bạn dần mất động lực làm việc

1.1. Ngừng tranh luận trong công việc

Nếu bạn đã từng là một nhân viên tích cực, sôi nổi và hăng say làm việc, luôn đóng góp ý kiến ở những buổi thảo luận hay buổi hội họp của công ty, hay đưa ra những tranh luận tích cực trong những buổi họp nhóm rồi bỗng vào thời gian gần đây bạn đây bạn không còn những biểu hiện như vậy nữa, bạn dần lười trong việc đóng góp ý kiến, luôn nghe theo số đông, sếp nói sao nghe vậy , luôn phục tùng và nghe theo sự chỉ đạo từ cấp trên,  thậm chí việc tranh luận không hề diễn ra trong thời gian gần đây, thiếu sự chủ động trong công việc. Đây chính là một dấu hiệu lớn cho thấy bạn đang bị thiếu động lực để làm việc.

 

1.2. Lúc đến cũng như lúc về luôn lặng lẽ

Đây là dấu hiệu khá rõ ràng cho thấy dạo gần đây bạn đã mất sự vui vẻ, hứng thú khi đến công ty. Không còn những lời chào khi bạn bước vào công ty cũng như cuối buổi cứ lẳng lặng đi về, đồng thời bạn dần lười trong việc giao tiếp với các nhân viên khác trong công ty hoặc nói chuyện một cách gượng gạo, nói cho có khi người khác lại bắt chuyện. Bạn dần như sống trong thế giới của riêng bạn và không muốn ai đến làm phiền, không muốn ai chú ý đến mình. Đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang dần chán môi trường làm việc ở nơi đây, và động lực để bạn tới công ty ít nhiều đang bị ảnh hưởng.

1.3. Hay đi làm muộn hoặc thường xuyên xin vắng

Khi bạn đang là người rất nhiệt huyết trong cuộc việc, đến sớm về muộn, luôn tham gia đầy đủ các cuộc họp, mỗi ngày không đến công ty là cảm thấy bứt dứt và khó chịu.Nhưng trong thời gian gần đây bạn dần có thói quen đi làm trễ hơn mọi lần, ăn trưa lâu hơn, nghỉ giải lao nhiều hơn, xin đi ra ngoài nhiều hơn. Đây là dấu hiệu cho việc bạn đang thiếu động lực. Ngoài ra việc bạn nghỉ dạy quá nhiều, vắng mặt quá thường xuyên cũng là một dấu hiệu thường gặp cho thấy nhân viên đang thiếu sự thúc đẩy trong công việc.

1.4. Luôn thấy căng thẳng mặc dù công việc khá nhẹ nhàng

Mặc dù khối lượng công việc không quá nhiều, nhiều hôm còn rất nhẹ nhàng, cũng không có trọng trách gì mà bạn cần đảm nhiệm nhưng các bạn lại tỏ ra rất căng thẳng và bị áp lực nhiều. Khi nhận được công việc thì bạn cảm thấy mơ màng, khó hiểu, thần thái rất thiếu sự linh hoạt, ít sự vui tươi. Rất có nhiều khả năng rằng những người có dấu hiệu trên đang gặp những áp lực trong cuộc sống của họ và chính điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến công việc. Những lúc thế này, những người quản lý hãy tinh tế quan sát , lắng nghe và thấu hiểu để họ dần lấy lại động lực làm việc

1.5. Không muốn cải thiện

Một nhân viên có hứng thú với công việc sẽ luôn muốn trau dồi cải thiện các kỹ năng của mình để phục vụ tốt nhất cho công việc của họ. Họ sẽ tìm cách học những điều mới lạ từ những người họ tiếp xúc, thu thập nhiều kiến thức hay và bổ ích để sử dụng vào công việc. Họ chán ghét sự đơn điệu không chịu đổi mới để trở nên tốt hơn .Mặt khác một khi nhân viên không có động lực trong công việc thì việc họ tham gia các cuộc hội thảo hay chương trình đào tạo kỹ năng cho nhân viên học sẽ không muốn tham gia, và chỉ đi khi có yêu cầu từ cấp trên. Họ dần không muốn dấn thân vào những dự án mới mẻ, đầy mạo hiểm nữa , họ ngại đổi mới mặc dù họ vẫn luôn hoàn thành công việc được giao,nhưng bản thân không còn động lực làm việc như trước nữa.

2. Cách tạo động lực cho bản thân để có hứng thú trong công việc

2.1. Biết mong đợi về mọi việc

Một người có lối sống tích cực là luôn biết mong đợi vào tương lai. Các bạn hãy tạo động lực bằng cách mong đợi một điều gì đó sẽ xảy ra khi bạn bế tắc hay mệt mỏi. Thậm chí bạn có thể đứng trước gương và nói lên mong muốn của mình ví dụ như: “Tôi mong ý kiến đóng góp của tôi sẽ được sếp ghi nhận” hay là “mong rằng trong ngày hôm nay mình sẽ hoàn thành 2 bài content để cuối tuần được sếp khen thưởng”. Các  bạn hoàn toàn có thể mong đợi những điều có khả năng xảy ra mỗi ngày. Bạn sẽ nhận thấy điều tuyệt vời xảy ra khi bạn biết mong đợi chỉ cần bạn biết và xác định được mục tiêu của mình là gì từ đó nỗ lực để có thể hoàn thành những cái mình đã đặt ra trước đó. Bạn sẽ dần cảm thấy mỗi ngày đi làm được hoàn thiện những mục tiêu đề ra trong ngày là một niềm vui, là tự tạo động lực to lớn để mình dần đặt những mục tiêu to hơn.

2.2. Đừng quá lo lắng

Trong công việc cũng như mọi thứ diễn ra trong cuộc sống đôi khi khiến bạn lo lắng. Bạn không biết nên kiểm soát nhiều thứ như thế nào cho đúng, cho hợp lý. Bạn phải hiểu rằng bạn có thể kiểm soát rất nhiều thứ nhưng đâu phải tất cả đều có thể kiểm soát được đâu. Đừng quá ám ảnh bởi những điều đã xảy ra mặc dù cho nó tồi tệ như thế nào đi chăng nữa, hãy học cách chấp nhận nó và biết phấn đấu để không mắc lại sai lầm đó nữa. Việc học cách chấp nhận là một điều tất yếu trong cuộc sống bởi sống trên đời không ai sống mà không vấp phải những khó khăn, thử thách và vấp ngã, quan trọng chúng ta biết đứng ở chỗ chúng ta ngã xuống, sống chấp nhận sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ, trưởng thành, và có thể rút ra nhiều bài học quý báu cho bản thân mình để từ đó có phương pháp thích hợp. Đôi khi trong cuộc sống những thứ mình mong đợi lại không diễn ra như mình mong muốn

2.3. Viết những điều mình đã hoàn thành vào nhật ký

Có nhiều người có thói quen viết nhật ký, đó hoàn toàn là một thói quen tốt bởi mình sẽ có thời gian để suy nghĩ lại những điều mình đã làm và để có thể có hướng giải quyết tốt hơn. Và viết nhật ký những gì mình làm được trong ngày hôm nay quả thật là một ý tưởng không tồi. Cái mình đang nói đến không nói về những suy nghĩ huyền ảo, ảo tưởng mình tài giỏi và tự lừa dối bản thân, mình đang nói đến là khi bạn viết nhật ký những gì mình đạt được dù là nhỏ nhất thì mình sẽ thấy được thành quả cố gắng của mình chứ không phải là ngồi viết và trách móc lại những lỗi lầm mà mình đã gặp phải. Để làm được điều đó, mình khuyên các bạn nên đánh giá kết quả làm việc của mình qua nhật kí cố gắng hằng ngày.

Cụ thể rằng, hằng ngày vào trước lúc bạn đi ngủ bạn có thể dành một ít thời gian để ghi lại những gì mình đã làm được trong ngày hôm nay, có thể nó sẽ giúp bạn nhìn ra được mình đã cố gắng và tiến bộ như thế nào qua từng ngày. Bằng cách trên đây, các bạn có thể tập trung hoàn toàn vào mục tiêu mà mình đề ra để tiến bộ, thứ sẽ giúp cho các bạn lưu giữ lại sự cố gắng của bản thân và cảm thấy vui khi mình đang dần hoàn thiện được, nó sẽ tạo động lực thúc đẩy các bạn tiến về phía trước, mọi người sẽ cảm thấy việc dành ra vài phút trong một ngày để viết ra những điều tốt đẹp đến với mình ngày hôm đó thật sự rất có ý nghĩa thay vì phàn nàn những gì mình chưa đạt được.

2.4. Luôn xem trọng mọi thành quả dù là nhỏ nhất

Bạn biết đấy để hoàn thành được những mục tiêu mình đặt ra thực sự không phải chuyện dễ dàng. Vì vậy bạn hãy quý trọng mọi nỗ lực của mình dù là thành quả đó không đáng gì so với những mục tiêu lớn lao mà mình đặt ra. Điều đó cũng có nghĩa là bạn cần sắp xếp mọi thứ lại để đạt được những thành quả lớn hơn, làm cho bản thân tiến bộ hơn thay vì liên tục xem xét bản thân đã đi xa được bao nhiêu thì bạn hãy chú trọng đến những bước tiến mình đã đi được giúp cho bạn có thể đi đúng hướng ngay cả khi bạn không phải là người thực sự nổi bật trong công ty. Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy nản lòng nhưng nhờ đó bạn mới biết được một điều là mình có khả năng làm được nhiều thứ hơn mình nghĩ. Ngoài ra bạn nên dành thời gian để hỏi lại bản thân mình rằng: “hôm nay mình đã làm được những gì?” hay là “hôm nay mình đã quen được bạn mới nào rồi?” …. Bạn hãy cứ bình tĩnh, từ từ hoàn thành mục tiêu lớn của mình có như thế bạn mới tạo động lực cho bản thân vững chắc được trong tương lai.

2.5. Tạo ra thử thách mới cho bản thân

Đừng quá tạo cho mình sự an toàn, làm đi làm lại những công việc mình vẫn thường xuyên làm, đôi khi trong cuộc sống hãy cho phép bản thân được trải nghiệm ở những thử thách mới bởi vì không làm thì bản thân mình không biết được mình có làm được không, hãy cứ thử khi có thể bởi biết đâu lại thành công. Không có gì làm mất động lực của bạn nhanh hơn việc cả ngày bản thân cứ làm đi làm lại những công việc lặp đi lặp lại hằng ngày. Khi bạn làm tốt những thử thách mới thì sau này bạn sẽ tạo động lực thử thách bản thân ở những thử thách khó hơn. Việc bạn cần làm lúc này là tìm cách làm mới và biến công việc nhàm chán của mình trở nên thú vị hơn từng ngày. Ví dụ, nếu bạn làm việc trong môi trường tự do, hãy sẵn sàng nhận những dự án mới, có thể nó sẽ không mang lại thu nhập cao bằng những công việc trước đây của bạn nhưng nó sẽ cho bạn những kinh nghiệm, những thử thách để mình làm mới bản thân, học hỏi thêm kiến thức.

 

Một cách khác không thể không nói đến để biến công việc của mình trở thành công việc với nhiều sự thử thách, hãy thay đổi yêu cầu đối với chúng, hãy thay đổi bản thân bằng cách đẩy nhanh tốc độ làm việc và cố gắng hoàn thành nó sớm nhất có thể, nếu bạn làm tốt tức là bạn đã tự tạo ra động lực và vượt qua thử thách một cách thành công.


 

2.6. Lập kế hoạch về việc bạn muốn làm

Cuộc sống của bạn sẽ thật vô nghĩa nếu như không biết cách lập kế hoạch cho bản thân, đừng vội vàng đã bắt đầu làm mà hãy tập thói quen lập kế hoạch, hinh dung những gì mình phải làm từ lúc bắt đầu kế hoạch và hãy nghĩ ra kết quả của kế hoạch, một kế hoạch sẽ thật vô nghĩa nếu như bạn không tạo động lực để bạn phấn đấu. Nhờ vậy bạn cũng sẽ có nhiều ý tưởng hơn, năng suất làm việc của bạn cũng sẽ cải thiện hơn và càng tốt nếu như bạn nghĩ ra được những rủi ro có thể gặp phải khi làm kế hoạch đó. Việc kế hoạch bạn lập ra hoàn thành thì cũng chính là lúc bạn cảm thấy có động lực để làm việc hơn.

2.7. Suy nghĩ về tương lai

Nghĩ về tương lai là tạo động lực để bạn có thể cố gắng hoàn thiện công việc tốt nhất.hãy đầu bạn luôn tư duy về những điều tốt đẹp. Những lúc bạn gặp thất bại hay khó khăn thì cũng đừng vội nản lòng hãy đặt câu hỏi cho mình rằng nếu bây giờ mình bỏ cuộc thì tương lai mình sẽ đi về đâu, sẽ như thế nào? Nếu bạn hôm nay cứ tiếp tục, lười biếng, không chịu suy nghĩ cho tương lai, tiếp tục trì hoãn công việc thì liệu sau này có thể thăng tiến đến vị trí mình mong muốn hay không?

2.8. Tạo mục tiêu cho bản thân

Không có ai làm việc mà không biết đặt mục tiêu cho bản thân mình, bởi những khi bạn gặp thất bại chỉ cần bạn nghĩ đến mục tiêu mà mình muốn đạt được thì bỗng nhiên bản thân sẽ tạo động lực để làm việc. Bởi lẽ khi bản thân bạn chưa có những khát khao, những ước muốn chinh phục thì trong bản thân các bạn sẽ không có động lực để đứng lên khi thất bại

2.9. Nhờ người có kinh nghiệm hỗ trợ

Làm việc một cách độc lập thì bạn không bao giờ có thể biết được những gì mình làm được có thật sự tốt không. Khi đi học thì cần có gia sư hay giáo viên kèm cặp giúp bạn nhận thức và học tập tối hơn. Vì vậy hãy lập một nhóm nhỏ trong công ty hoặc trong phòng của mình hoặc những người trong mạng lưới làm việc với mình để có thể đánh giá chất lượng công việc. Mọi người có thể đặt ra một mục tiêu trong tuần hoặc trong tháng để có thể có động lực để hoàn thành trong buổi họp lần sau. Đây không chỉ hoạt động giúp bạn có thể có tính trách nhiệm với công  việc của mình mà còn cung cấp cho bạn những phản hồi của đồng nghiệp, cũng như lời khuyên để giúp bạn có hướng đi đúng đắn. Việc có một nhóm người cùng chung tư tưởng, quan điểm sống và có động lực cho nhau đó là một điều vô cùng tuyệt vời, họ sẽ luôn ở bên cạnh bạn khi bạn vấp ngã hay bạn thành công. Họ sẽ mang đến cho bạn những lời động viên cần thiết cho bạn bởi vì họ hiểu được công việc của bạn và họ sẽ luôn ủng hộ mọi quyết định cũng như lựa chọn của bạn

Hoặc bạn hãy ở bên những người tích cực làm việc, tích cực đóng góp trong công việc bởi khi bạn là việc cùng những người tiêu cực sẽ khiến các bạn bị ám ảnh bởi những sai lầm của mình và không thể tập trung vào mục tiêu của mình. Do vậy khi gặp bế tắc hãy tìm đến những người có lối sống tích cực nhé.

Việc tạo động lực trong công việc là điều hết sức quan trọng và cần thiết để các bạn có thể cống hiến hết mình vì công việc hiện tại của bạn. Mong bài chia sẻ trên đây của mình sẽ giúp ích được cho các bạn đang đi làm có những kinh nghiệm để bản thân luôn tràn trề năng lượng để làm việc nhé.

>> Đọc thêm:

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023