Blog

Những cách mang lại sự tỉnh táo trong học tập không thể bỏ qua

10/08/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Cách mang lại sự tỉnh táo trong học tập dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân và mẹo giúp bạn lấy lại sự tập trung, học tập hiệu quả, không còn lo áp lực với khối lượng kiến thức khổng lồ nữa.

1. Những nguyên nhân khiến bạn không tập trung học tập

Học tập kiến thức ngày nay rất quan trọng, là nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau ở mọi lứa tuổi từ người trưởng thành cho tới các em học sinh, trẻ nhỏ. Ai cũng có nhiệm vụ học tập của riêng mình.

Trong khi đó, sự mất tập trung trong việc gì cũng mang lại hiệu suất làm việc không tốt, hiệu quả không cao, đặc biệt là trong việc học rất cần sự tập trung để bạn có thể hiểu bài, ghi nhớ được kiến thức. Trước tiên, chúng ta cần truy tìm những nguyên nhân khiến bạn bị mất tập trung, không tỉnh táo trong học tập, bao gồm:

1.1. Truy cập mạng quá nhiều trong ngày

Bạn dành nhiều thời gian trong ngày để vào mạng đọc báo, xem video, xem phim và lướt mạng xã hội như là một thói quen thú vị hàng ngày nên không thể bỏ. Có thể bạn có ra quy định chỉ vào mạng thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin để học tập nhưng trên mạng có rất nhiều điều hấp dẫn bạn nên cứ tiện tay bấm vào. Từ đó bạn tốn nhiều thời gian hàng ngày, không tập trung vào việc hiện tại, trong đó có việc học. Vì vậy, bạn không thể tỉnh táo trong học tập khiến việc học mất nhiều thời gian mà không đạt được hiệu quả.

1.2. Không có phương pháp học tập tốt, học thiếu kỷ luật, không khoa học

Không có phương pháp học tập tốt cũng như cách học thiếu kỷ luật, không khoa học. Bạn có thói quen học tùy hứng, lúc nào thích thì học, không thì đi chơi, xem tivi. Mặc dù thực tế có nhiều bạn học ngẫu hứng, thời gian học lộn xộn nhưng vẫn học rất giỏi, đạt nhiều thành tích, thi đâu đậu đó. Nhưng đó chỉ là con số ngoại lệ, con số ít. Bởi hầu hết mọi người muốn thành công, muốn học tốt đều có thói quen học tập có kỉ luật, học khoa học và duy trì lâu dài theo các năm.

1.3. Sự chủ quan khi học khá giỏi, có trí thông minh, ghi nhớ tốt

Khi mình có lực học khá giỏi, trí thông minh, ghi nhớ rất tốt khiến nhiều bạn học sinh nảy sinh tâm lý chủ quan. Điều này có thể là nguyên nhân khiến bạn mất tập trung, không mang lại sự tỉnh táo trong học tập. Đặc biệt, bạn có thái độ nước tới chân mới nhảy, gần sát kì thi mới lao vào học tập, ôn luyện. Do thời gian gấp gáp còn không nhiều trong khi khối lượng kiến thức khổng lồ khiến bạn học tập vội vàng, mất tập trung, hiệu quả học không cao như mong đợi của bản thân. Do đó, dù có học lực tốt, bạn cũng không được chủ quan sao nhãng việc học của mình. Bởi học tập cần có thời gian để ôn tập, luyện tập đều đặn, lâu dài.

2. Điểm danh nguyên nhân khiến trẻ không tỉnh táo trong học tập

Nếu bạn lo lắng khi con không tập trung học bài hàng ngày thì tham khảo 5 nguyên nhân phổ biến sau đây:

2.1. Sự chú ý, quan tâm của cha mẹ chưa đúng mức

Có thể vì gia đình có 2,3 con nên cha mẹ thường tập trung cho những em bé hơn, chưa biết gì, trong khi đó không chú ý quan tâm đúng mức tới con lớn. Điều này có thể khiến con không quan tâm tới việc học. Hay cha mẹ nuông chiều con, không có những quy định rõ ràng về việc học tập của con, giáo dục sai cách… có thể tác động tới trẻ, tới thái độ học tập của con, khiến con không tập trung trong việc học tập sao cho đạt kết quả tốt, học được những kiến thức của bài học. Cho nên, cha mẹ nên hình thành cho con thói quen học tập tốt ngay từ nhỏ, rèn luyện cho con tính kiên trì để khi tới trường con dễ dàng chấp hành những nội quy học tập hơn.

2.2. Nguyên nhân từ chế độ ăn hàng ngày

Khi thiếu sắt, con bạn sẽ bị mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm chú ý, trí nhớ không tốt nên từ đó học tập sẽ không được tập trung nên hiệu quả không cao. Đặc biệt, nhiều trẻ thích ăn ngọt, cha mẹ thường mua đồ ăn nhanh, bánh kẹo ngọt cho con khiến lượng đường nạp vào nhiều dẫn tới việc con trở nên hiếu động hơn, không chịu ngồi yên để học bài dẫn tới mất tập trung, tỉnh táo trong học tập. Ngoài ra, chế độ ăn không cân bằng, không bổ sung các chất dinh dưỡng, theo kiểu thừa chất này, thiếu chất kia làm ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe mà còn cả tới não bộ, khả năng học tập, ghi nhớ bài học cũng bị giảm sút vì không tỉnh táo, tập trung được.

2.3. Có nhiều yếu tố khiến con mất tập trung

Một trong những yếu tố quan trọng để con bạn có thể tập trung học bài, học tập tốt là có không gian học tập yên tĩnh, thoải mái và thoáng mát, không bị sao nhãng bởi những yếu tố bên ngoài phổ biến như tivi, tiếng người nói chuyện, mạng internet cũng như không nên cho trẻ ăn no trước khi học bài. Những điều này khiến con bạn mất tập trung, không tỉnh táo và sao nhãng việc học. Bên cạnh đó, bạn nên để cho con có thời gian giải lao ít phút trong buổi học để có thể tập trung hơn, học hiệu quả hơn.

2.4. Dùng nhiều thiết bị công nghệ

Hiện nay, trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ rất phổ biến như máy tính bảng, smartphone, máy tính với rất nhiều điều hấp dẫn khiến con bạn mải mê chơi. Điều này có thể khiến con ngại học, học không tập trung, tỉnh táo khi đầu óc nghĩ tới những trò chơi hấp dẫn vừa chơi. Ngoài ra, màn hình của các loại thiết bị này có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của con bạn, dẫn tới mất ngủ, làm giảm khả năng phát triển não bộ, ghi nhớ bài học, tâm trí dễ bị sao nhãng.

Do đó, cha mẹ nên hạn chế và có quy định về thời gian, giờ giấc sử dụng những thiết bị công nghệ, xem tivi trong ngày của con không có con chơi trước khi học bài hay đi ngủ vào ban đêm. Những trò chơi vận động, đọc sách, vẽ, tư duy, thể thao sẽ tốt hơn cho sự phát triển của con bạn hay những cuộc trò chuyện với người thân, bố mẹ, ông bà để phát triển kỹ năng giao tiếp, hòa nhập cho con.

2.5. Thiếu ngủ khiến con bạn không tỉnh táo trong học tập

Đối với trẻ nhỏ, trẻ tuổi mới lớn cần thời gian ngủ nhiều hơn người lớn, thường từ 10 – 11 tiếng/ngày. Trong khi đó, ngủ đủ giấc rất tốt cho não bộ và cơ thể. Khi con bạn thiếu ngủ, cơ thể sẽ mệt mỏi, giảm sự tập trung, chú ý và trí nhớ, sự ghi nhớ bài học kém hơn nhiều. Mặt khác, trẻ em thường hiếu động, thích các hoạt động vui chơi, nghịch ngợm nên quên ngủ dẫn tới ngủ thiếu. Vì vậy, cha mẹ cần quy định về giờ giấc ngủ cho con và cả thời gian chơi, học để con đảm bảo học tập, ăn ngủ tốt, phát triển thể chất khỏe mạnh. Có như vậy, con bạn lúc nào cũng nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không cảm thấy uể oải và luon có đủ tỉnh táo, sự tập trung cần thiết khi học trên lớp hay ở nhà.

3. Cách mang lại sự tỉnh táo trong học tập hiệu quả

Sự tập trung, tỉnh táo trong học tập có thể do những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng tới bạn. Nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát, rèn luyện có mình khả năng tập trung không chỉ trong việc học mà cả trong mọi việc khác nữa để có thể làm đâu được đó, đạt được kết quả tốt nhất.

Đầu tiên, bạn cần xem xét những nguyên nhân khiến bạn mất tập trung, không tỉnh táo để loại bỏ những điều có thể. Sau đó bạn lên kế hoạch, đặt mục tiêu học tập cụ thể, rõ ràng cho mình. Bạn cần đạt được kết quả gì trong việc học ở giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 

3.1. Lên kế hoạch và mục tiêu học tập mỗi ngày

Theo đó, bạn đạt ra khoảng 3 mục tiêu học tập hàng ngày cho mình cần đạt được và cố gắng đạt được những mục tiêu đó. Bạn nhớ đặt ra mục tiêu phù hợp với thực tế.

3.2. Không gian học tập thoải mái, yên tĩnh

Có góc học tập thoải mái, thoáng mát và yên tĩnh nhất có thể là một trong những yếu tố có thể giúp con bạn tập trung học tập. Do đó, bạn hãy tạo cho con không gian học tập thoải mái, phù hợp với tính cách của con, bàn học ngăn nắp, gọn gàng, không bừa bộn. Con bạn có thể tập trung khi yên tĩnh, có khi lại ồn ào một chút chúng mới học tốt được…

3.3. Nghe nhạc không lời

Bạn có biết, bán cầu não phải thiên về nghệ thuật, lãng mạn. Còn bán cầu lão trái thiên về tư duy logic, toán học… Từ đặc điểm của 2 bán cầu não, khi học tập đòi hỏi chủ yếu khả năng tư duy, phân tích, nhất là trong thời gian ôn luyện thi, não trái sẽ hoạt động với cường độ mạnh. Trong khi đó, não phải không được hoạt động có thể khiến bạn mất tập trung. Do đó, bạn có thể mở nhạc không lời du dương cho não phải “thưởng thức” còn não trái học tập. Vì lúc này, 2 bán cầu não đều có công việc để làm, tạo ra thế cân bằng hơn, giúp bạn tập trung vào việc học của mình.

3.4. Cần cho não bộ có đủ oxi

Điều này có nghĩa là bạn cần học tập trong không gian thoáng đãng, thoải mái. Khi không gian có đầy đủ oxy sẽ khiến bạn khỏe mạnh hơn, não bộ hoạt động tốt hơn. Vì vậy, để học tập có hiệu quả hơn, não bộ hoạt động tốt hơn, bạn nên cho mình một không gian thoáng đãng, nhiều oxy, cung cấp lượng oxy cần thiết cho não bộ. Bạn cũng có thể tập hít thở sâu để oxy được nạp vào cơ thể nhiều nhất. Đồng thời, bạn nên uống đủ nước  vì thành phần cấu tạo của nước có oxy. Hay tìm nơi có nhiều cây xanh, không gian thoáng đãng.

3.5. Rời khỏi bàn học, thực hiện các động tác

Nếu bạn đang học mà cảm thấy mất tập trung, cách mang lại sự tỉnh táo trong học tập là bạn hãy rời khỏi bàn học, đừng có ngồi lì ở bàn vì sẽ càng làm cho bạn buồn ngủ, không tập trung mà lại mất thời gian. Thay vào đó hãy rời bàn học và thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng phù hợp với bản thân hay hít thở không khí trong lành giúp lấy lại năng lượng cho cơ thể, thoát khỏi cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ. Đặc biệt khi không tập trung, bạn đừng để tay tì vào mặt, chống xuống bàn vì như vậy sẽ càng làm tăng thêm sự buồn ngủ, mất tập trung.

3.6. Chú ý tới tư thế ngồi

Khi bạn ngồi vào bàn, tư thế ngồi cũng có ảnh hưởng tới sự tỉnh táo trong học tập của bạn. Do đó, để tâm trí có thể hoàn toàn tập trung vào việc học, bạn nên rèn cho mình tư thế ngồi đúng và phù hợp. Bạn hãy tạo một tư thế ngồi sẵn sàng, sung mãn nhất cho dù có mệt mỏi hay uể oải. Nếu bạn có ngồi ở tư thế không đúng sẽ có thể ảnh hưởng đến sự chỉ huy của não bộ, dẫn tới sự mất tự tin và minh mẫn của bạn đấy.

3.7. Không ăn no trước khi học

Trước khi bắt đầu học bài, bạn không nên ăn no vì vừa hại dạ dày, vừa khiến bạn mất tập trung vì ăn no sẽ khiến cơ thể buồn ngủ. Tốt nhất, nếu muốn ăn, bạn hãy thưởng thức vài món ăn nhẹ là đủ.

3.8. Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ, ngủ quá ít trong thời gian ôn luyện thi là một trong những nguyên nhân khiến bạn không tập trung học được. Bởi khi cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ, bạn sẽ luôn cảm thấy buồn ngủ, đầu óc cũng không đủ tỉnh táo để học bài nữa. Do đó, bạn cần ngủ một ngày khoảng 7 – 10 tiếng.

3.9. Uống cà phê để tỉnh táo hơn

Đây là một trong những cách được nhiều bạn trẻ, nhiều người áp dụng trong quá trình học tập hay làm việc. Khi buồn ngủ, người ta có thể uống cà phê hay trà để đàu óc được tỉnh táo hơn. Nhưng bạn đừng uống quá nhiều sẽ không tốt.

3.10. Tạo thói quen tập thể dục buổi sáng

Tập thể dục luôn tốt cho cơ thể con người ở mọi lứa tuổi. Khi vận động, hơi thở của bạn sẽ trở nên đều, sâu và mạnh hơn. Do đó, cơ thể và não bộ được cung cấp đầy đủ oxy nên đầu óc tỉnh táo hơn. Tập thể dục còn rất tốt cho sức khỏe, thể chất của bạn.

Có thể nói trong cuộc sống bận rộn ngày nay, có nhiều thời điểm, nhiều trường hợp mà chúng ta cần phải thức khuya dậy sớm để học tập ngày đêm. Vậy cách mang lại sự tỉnh táo trong học tập để giúp bạn vượt qua những áp lực học tập đang phải đối mặt, giúp bạn ôn tập tốt để đạt điểm cao, vượt qua các kì thi, kiểm tra quan trọng trong cuộc đời đèn sách của mình. Bạn hãy tham khảo những gợi ý ở trên để có câu trả lời cho bản thân.

Tóm lại, cách mang lại sự tỉnh táo trong học tập sẽ giúp bạn tập trung học, tiếp thu kiến thức có hiệu quả nhất giúp bạn học nhanh hơn, không mất cả ngày chỉ để vật lộn với những môn học với khối lượng kiến thức khổng lồ.

>> Xem thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022