Blog

Các hướng đi của lập trình viên – Lựa chọn ra hướng đi phù hợp

image
image

19/09/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nghề lập trình viên có nhiều ngã rẽ và nhiều hướng đi. Với mỗi hướng đi lại chuyên về một hay một vài mảng. Nhìn chung, không thể đánh giá được hướng đi nào là tốt nhất hay hướng đi nào là tệ nhất, bởi tốt hay tệ phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Chỉ có thể đánh giá được hướng đi đó phù hợp hay không phù hợp mà thôi. Vậy các hướng đi của lập trình viên bao gồm những hướng đi nào? Tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Tổng quan về các hướng đi của lập trình viên

1.1. Lập trình viên có những hướng đi nào?

Lập trình viên là công việc rất “hot” bởi sở hữu mức thu nhập mơ ước của nhiều người. Để trở thành lập trình viên thì những kiến thức nền tảng và cơ bản mà mỗi người phải học là tương tự như nhau.

Lập trình viên có nhiều hướng đi
Lập trình viên có nhiều hướng đi

Tuy vậy, con đường lập trình viên không cố định mà có nhiều ngã rẽ khác nhau tùy theo sở thích và chí hướng của mỗi người. Trong số các hướng đi của lập trình viên, có 6 hướng đi phổ biến nhất dành cho lập trình viên là: Full-stack developer, Front-end developer, Back-end developer, Data scientist, Mobile developer và UX Designer - user experience designer.

1.2. Một số thông tin thú vị về các hướng đi của lập trình viên

Trong số 6 hướng đi phổ biến nhất dành cho lập trình viên thì UX Designer là hướng đi duy nhất có số lượng lập trình viên nam nữ cân bằng, trong khi đó ở các hướng đi còn lại đa số là lập trình viên nam.

Theo thống kế thì đa số những lập trình viên trẻ tuổi (khoảng 25 tuổi) chủ yếu lựa chọn Mobile Developer. Trong khi đó các lập trình viên có kinh nghiệm nhiều hơn một chút thì thường chuyển hướng sang UX Designer và Data Scientist. Lập trình viên nhiều năm kinh nghiệm đa số đều lựa chọn đi theo con đường Front-End Developer.

Lập trình viên nữ tập trung nhiều ở UX Design
Lập trình viên nữ tập trung nhiều ở UX Design

Cũng theo thống kê, để theo đuổi Data Scientist và Back-End Developer thì cần kinh nghiệm tối thiểu là 8 tháng. Trong khi đó, UX Designer có vẻ như dễ theo đuổi hơn khi chỉ cần trung bình 2 tháng kinh nghiệm làm việc. UX Designer cũng là chuyên ngành cần thời gian học ít nhất với trung bình khoảng 12 giờ mỗi tuần. Trong khi đó con số này đối với Full-stack Developer là cao hơn rất nhiều, khoảng 30 giờ mỗi tuần.

Xét trên phương diện thu nhập thì Data Scientist hiện đang nắm giữ con số cao nhất với trung bình mỗi năm khoảng 60.000$. Ở vị trí thứ hai là Full-stack với mức thu nhập trung bình năm khoảng 52.000$. Các vị trí còn lại không có quá nhiều sự khác biệt về thu nhập.

Tổng kết lại có thể thấy rằng Data Scientist được xem là hướng đi “hot” nhất khi sở hữu mức thu nhập cao nhất, cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao đều “đổ” về ngành này.

2. Đánh giá về các hướng đi của lập trình viên hiện nay

2.1. Đánh giá chung

Nhìn chung, UX Designer có vẻ như dễ dàng tiếp cận nhất trong số các hướng đi của lập trình viên đã được đề cập đến trong phần trước khi không cần quá nhiều kinh nghiệm làm việc để tiếp cận. Tuy vậy về lâu dài thì thu nhập của UX Designer không cao bằng những hướng đi khác.

UX Design dễ tiếp cận nhất

Bên cạnh đó, ở nước ta hiện nay thì Mobile Developer là hướng đi được nhiều lập trình viên trẻ tuổi lựa chọn nhất. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi game và ứng dụng điện thoại đang phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm trở lại đây.

2.2. Chọn hướng đi phù hợp với bản thân

2.2.1. Full-stack developer

Full-stack developer có thể coi là đích đến đỉnh cao nhất trong ngành lập trình và cũng là hướng đi có mức thu nhập cũng như khả năng thăng tiến cao nhất. Lập trình viên full-stack có thể đảm nhiệm mọi công việc và bất kỳ phần nào trong một dự án.

Tuy nhiên, để trở thành full-stack developer thì bạn cần đầu tư rất nhiều thời gian, tâm huyết, không chỉ thế, còn phải có cả đam mê nữa. Bạn cần học rất nhiều thứ, làm việc rất nhiều để hoàn thiện dần các kỹ năng. Lập trình viên full-stack là những người thực sự rất ưu tú.

Full-stack developer đảm nhiệm tốt cả Front-end và Back-end, mặc dù không thể đạt độ hoàn thiện cao như chuyên gia trong lĩnh vực này. Để trở thành lập trình viên full-stack, bạn cần có kiến thwucs về HTML/ CSS, JavaScript, Back-end language (Node.js, PHP, Python, Java, Ruby…), Databases & Web Storage, HTTP & REST…

Bạn cần trang bị rất nhiều kiến thức và kỹ năng

2.2.2. Front-end developer

Để trở thành Front-end developer, bạn cần học tập kiến thức về HTML, CSS, JavaScript, jQuery… Song song với việc học, bạn cần dành nhiều thời gian hơn cho thực hành bởi bạn sẽ chẳng nhớ và vận dụng được gì cả nếu như chỉ học tập lý thuyết suông.

Bạn cũng nên trang bị thêm cả kiến thức và kỹ năng liên quan đến UI, trang demo hoặc web design và kiến thức về git. Nếu bạn nghĩ con đường của Front-end developer chỉ đến đây thì bạn đã nhầm rồi.

Bạn cần phải học thêm cả package managers, CSS Preprocessors, hệ thống các framework CSS, cách sắp xếp CSS và cả kỹ năng build tool. Bạn cần lựa chọn một framework (chẳng hạn như React, Angular hay Vue…) để làm quen và sau đó làm việc với framework này.

2.2.3. Back-end developer

Yêu cầu cần đáp ứng để trở thành Back-end developer đó là kiến thức về PHP, Python, Ruby, Java và .Net. Bạn cũng cần trau dồi kinh nghiệm về một số framework PHP như là CakePHP, Symfony, hay Zend. Web services và API cũng cần thiết nếu bạn muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Nắm vững các framework hỗ trợ lập trình

Ngoài ra, để cải thiện thu nhập thì bạn nên đầu tư thêm thời gian để học tập và rèn luyện thêm các thuật toán (Algorithms) và cả data structures. Như vậy thì khả năng cạnh tranh của bạn khi đi phỏng vấn xin việc sẽ cao hơn và cũng vì thế bạn có thể deal được mức lương cao hơn.

2.2.4. Data scientist

Data scientist đang có sự tăng trưởng tương đối nhanh chóng ở thị trường nước ta nói riêng trong bối cảnh dự liệu thông tin đang ngày càng quan trọng hơn. Để làm công việc này, bạn cần chuẩn bị kiến thức về các ngôn ngữ lập trình cơ bản (chẳng hạn như: Python, SQL, R, Hadoop…), học Machine Learning, khoa học thống kê. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn luyện cách suy nghĩ của một Data scientist.

2.2.5. Mobile developer

Như đã nói, thị trường ứng dụng cho điện thoại đang phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm trở lại đây bởi sự phổ biến của điện thoại và công nghệ chế tạo phần cứng cho các thiết bị điện tử. Số người sử dụng điện thoại cao hơn nhiều so với số người sử dụng máy tính. Chính vì thế mà có thể nói rằng Mobile developer là “mảnh đất màu mỡ” mà bạn có thể “khai thác”.

Mobile developer không chỉ phát triển trên nền tảng Android và iOS mà còn phát triển trên cả Windows, Symbian hay thậm chí là RIM (Blackberry). Bạn nên lựa chọn một nền tảng và chuyên sâu về nền tảng đó. Hiện nay Android và iOS đều là những nền tảng có nhiều tiềm năng nhất.

Mobile Developer là hướng đi mới được nhiều bạn trẻ quan tâm

2.2.6. UX Designer

Mặc dù xuất hiện khá “muộn” ở nước ta, tuy nhiên UX Designer đang có sự phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng. Để trở thành UX Designer, bạn cần bắt đầu học tập từ những thuật ngữ cơ bản và kiến thức nền tảng.

Sau đó, bạn cần hiểu và biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ mảng thiết kế. Công cụ thiết kế dành cho UX Designer, tuy nhiên ở mức độ khởi đầu thì bạn nên học cách sử dụng Sketch, XD hay Figma.

Để thành công trên con đường UX Designer, bạn cần xây dựng định hướng và lộ trình cho bản thân ngay từ những bước đi đầu tiên. Đồng thời, bạn cũng cần lựa chọn cho mình một môi trường học tập tốt. Bạn có thể học tại các trung tâm đào tạo UX Designer để được trải nghiệm môi trường chuyên nghiệp và quy trình đào tạo bài bản ngay từ đầu.

Trên đây bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về các hướng đi của lập trình viên, trong đó tập trung vào 6 hướng đi được nhiều người lựa chọn nhất là Full-stack developer, Front-end developer, Back-end developer, Data scientist, Mobile developer và UX Designer. Bạn cần biết được đam mê của mình là gì và lựa chọn hướng đi phù hợp nhất với bản thân. Như đã nói thì không thể đánh giá được đâu là hướng đi tốt nhất, hay đâu là hướng đi tệ nhất. Chỉ có hướng đi phù hợp với không phù hợp mà thôi.

Ngành chăm sóc sắc đẹp là gì?

Ngành chăm sóc sắc đẹp là gì? Vì sao nên theo đuổi ngành chăm sóc sắc đẹp? Ngành chăm sóc sắc đẹp phù hợp với đối tượng nào? Cần có yếu tố nào khi theo ngành chăm sóc sắc đẹp? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Ngành chăm sóc sắc đẹp là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023