Blog

Bond là gì? Những thông tin về bond mà nhà đầu tư phải biết

10/08/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bond là gì? Bond dùng nhiều trong những lĩnh vực kinh tế tài chính, tại các ngân hàng hay tổ chức tài chính. Do đó chắc chắn bond có giá trị rất lớn. Cùng vieclam123.vn tìm hiểu cụ thể thế nào là bond qua bài viết dưới đây.

1. Bond là gì?

Bond là từ tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính, kinh tế. Dịch ra tiếng Việt thì bond mang nghĩa là trái phiếu. Trái phiếu là một trong những công cụ chứng khoán phổ biến trên toàn cầu. Con số 90 nghìn tỷ USD bond được thống kê tổng kết vào năm 2014 chứng tỏ bond đem đến giá trị kinh tế vô cùng lớn cho xã hội và mọi người.

Bond là gì?

Vậy rốt cuộc bản chất ở bên trong bond là gì?

Trái phiếu (Bond) là khoản vay có kỳ hạn. Trong mối quan hệ cho vay này, trái chủ (là người mua trái phiếu) sẽ cho phía phát hành trái phiếu vay. Người phát hành trái phiếu có thể là tổ chức doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp) hoặc tổ chức chính quyền (trái phiếu kho bạc) hoặc cũng có thể là chính phủ (gọi là trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu được gọi là trái chủ, họ có thể là các đối tượng khác nhau từ cá nhân đến tổ chức và chính phủ.

Trái phiếu vốn được xem là cách giúp tạo ra lợi nhuận ổn định. Không những thế, nó còn giúp đa dạng hóa các danh mục, đem về nhiều lợi ích đầu tư.

2. Cách thức hoạt động của Bond

Cách thức hoạt động của bond

Bond cũng trả lãi theo định kỳ giống như khoản vay thông thường. Gốc được hoàn trả vào ngày đáo hạn. Ở góc nhìn khác, khoản đầu tư vào bond có thể mang về cho nhà đầu tư lãi suất 12% mỗi năm.

Có 4 yếu tố làm nên bond.

2.1. Face value – mệnh giá

Được coi gốc để dựa vào đó người ta tính lãi cần trả theo kỳ. Bên cạnh đó, Face value cũng là con số mà phía nhà phát hành cần trả khi đáo hạn bond.

2.2. Time to Maturity - Thời gian đáo hạn

Thời gian này tính từ ngày bond được phát hành tới ngày trả vốn lần cuối cùng của người phát hành. Thời gian đáo hạn sẽ được thỏa thuận ở một con số cụ thể, 3 năm, 5 năm, ...

2.3. Coupon rate – trái tức

Đây là khoản lãi suất để tính lãi cần trả theo mỗi kỳ. Trái tức được tính ra số phần trăm theo năm. Chẳng hạn 12%/năm.

Tìm hiểu thông tin cơ bản về bond

2.4. Kỳ trả lãi

Kỳ trả lãi tính là khoảng thời gian người phát hành sẽ phải trả số lãi cho người giữ bond. Thông thường thời gian một kỳ trả lãi là 1 năm trả lãi 1 lần hoặc 2 lần.

Mỗi doanh nghiệp đều đối diện với những rủi ro tiềm ẩn khác nhau chẳng hạn như mất khả năng thanh toán, phá sản. Chẳng hạn, bạn nhận thấy doanh nghiệp A có thể sẽ phá sản trong thời gian vài ba năm tới. Vì thế nên bạn không muốn mua bond của doanh nghiệp với mệnh giá cao mà chỉ có thể cân nhắc mua ở mệnh giá thấp. Khi đó 2 bên rất cần có thỏa thuận rõ ràng.

2.5. Issued price – giá phát hành

Là giá bán bond ra bên ngoài thị trường ở thời điểm bond được phát hành. Giá này thường được tính bằng % mệnh giá. Tùy vào thị trường đang diễn biến ra sao, cùng với đó còn phụ thuộc cả vào chủ ý của người phát hành bond mà giá bán ra sẽ được xác định đảm bảo sự phù hợp.

Có thể xác định theo 3 trường hợp của giá phát hành gồm: giá phát hành bond bằng Mệnh giá, còn được gọi là ngang giá; giá phát hành ở dưới mức mệnh giá, được gọi là mức giá chiết khấu; giá phát hành ở trên mệnh giá, gọi là giá gia tăng.

Khi đó, trái chủ sẽ chấp nhận về sự thay đổi của dòng tiền như sau:

Giá mua bond khác với mệnh giá, trái chủ sẽ không nhận lợi tức là số % ban đầu ước tính nữa mà phải cao hơn (lợi tức đáo hạn).

3. Đặc điểm của BOND – Trái phiếu

Nắm bắt đặc điểm của trái phiếu cũng rất quan trọng để giúp cho những quyết định đầu tư sáng suốt hơn bao giờ hết. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản của trái phiếu.

Thứ nhất, trái phiếu mang bản chất của loại chứng khoán nợ. Do đó, đi kèm với trái phiếu chính là thời hạn, lãi suất cũng được quy định rõ ràng. Những người sở hữu nó là trái chủ, trái chủ sẽ cho tổ chức phát hành trái phiếu vay nợ. Vốn gốc cho vay được gọi là mệnh giá trái phiếu còn lãi sinh ra sẽ là trái tức.

Bond và các đặc điểm cơ bản nào?

Thứ hai, người ta có thể phát hành trái phiếu ở hình thức giấy tờ có giá trị, nó cũng được gọi với nhiều tên khác nhưu như chứng chỉ hoặc dữ liệu điện tử, bút toán ghi sổ, ... Thị trường bond là thị trường con của thị trường vốn nên trái phiếu sẽ có thời hạn, thường là 1 năm hoặc dài hơn.

Thứ ba, trái phiếu sở hữu 3 thuộc tính lớn đó là sinh lời, rủi ro, thanh khoan. Đây cũng là những thuộc tính đặc trưng của một loại tài sản tài chính.

Quan chia sẻ rất chi tiết về đặc điểm bản chất của bond cho thấy, trái phiếu có tính khá ổn định, so với cổ phiếu thì bond đương nhiên ít rủi ro hơn. Cũng bởi thế mà đây là một loại chứng khoán được lựa chọn, được ưa chuộng bởi nhiều nhà đầu tư.

4. Có những loại trái phiếu nào?

Có hai cách phân loại trái phiếu, kèm theo đó sẽ có những loại trái phiếu khác nhau tồn tại. Cụ thể như thế nào?

4.1. Phân loại trái phiếu dựa vào chủ thể phát hành

4.1.1. Trái phiếu chính phủ

Chính phủ chính là chủ thể phát hành loại chứng khoán này. Mục đích chính là huy động vốn trung hạn, dài hạn cho Chính phủ. Những nguồn thu về từ trái phiếu cũng có thể được dùng vào mục đích bù đắp mọi thiếu hụt của ngân sách nhà nước hoặc dùng vào việc thực hiện xây dựng các công trình quốc gia, các dự án tài trợ.

Trái phiếu chính phủ

Có ba loại trái phiếu chính phủ Việt Nam là Trái phiếu kho bạc, Tín phiếu Kho bạc, Công trái xây dựng Tổ quốc.

4.1.2. Trái phiếu Chính quyền địa phương

Đây là trái phiếu được phát hành bởi Ủy ban nhân dân phát hành. Mục đích của trái phiếu này nhằm huy động vốn cho các dự án, công trình đầu tư theo kế hoạch của địa phương.

4.1.3. Trái phiếu được sự bảo lãnh của Chính phủ

Loại trái phiếu này nhận sự bảo lãnh thanh toán từ Chính phủ. Chính phủ sẽ đứng ra bảo lãnh thanh toán trái phiếu khi là trái phiếu của tổ chức tín dụng, tài chính, ngân hàng, ... nằm trong quy định của Luật quản lý nợ công.

4.1.4. Trái phiếu doanh nghiệp

Loại trái phiếu này được các công ty phát hành. Nó cũng là những định chế tài chính đang mong muốn huy động vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh.

Trái phiếu doanh nghiệp

4.2. Phân loại trái phiếu dựa vào phương thức đảm bảo

4.2.1. Trái phiếu được đảm bảo

Trái phiếu này được bảo đảm về thành toán khi đã tới hạn thanh toán bằng tài sản doanh nghiệp hoặc bên thứ ba. Cũng có thể nhận sự bảo lãnh từ các đơn vị tài chinh tín dụng chuyên cung cấp bảo lãnh.

4.2.2. Trái phiếu không được đảm bảo

Loại trái phiếu này không nhận được tài sản đảm bảo khi phát hành. Cũng không có đơn vị thứ ba nào bảo lãnh. Chủ yếu sự phát hành của nó ra thị trường là nhờ vào uy tín, vào thương hiệu của người phát hành.

4.3. Phân loại trái phiếu theo điều kiện đi kèm

4.3.1. Trái phiếu chuyển đổi

Được phát hành bởi công ty cổ phần. Nó cho phép người sở hữu chuyển đổi từ trái phiếu thành cổ phiếu và phát hành theo điều kiện rõ ràng.

4.3.2. Trái phiếu thu hồi

Loại trái phiếu cho phép người phát hành được mua lại một phần hoặc toàn bộ các trái phiếu trước ngày đáo hạn. Điều kiện kèm theo là mua với giá cụ thể và mua vào ngày quy định.

4.3.3. Trái phiếu có khả năng bán lại được

Loại trái phiếu này có thể bán lại được cho đơn vị phát hành. Điều kiện kèm theo đó là phải thực hiện trước thời gian đáo hạn.

5. Những rủi ro có thể đối diện nếu đầu tư trái phiếu

5.1. Rủi ro khi tái đầu tư

Trái phép có đặc điểm là cho phép đơn vị phát hành ra nó có thể mua lại nó trước thời gian đáo hạn. Vì thế, trái chủ sẽ được nhận thanh toán gốc với giá trị lớn hơn mệnh giá.

Thế nhưng, điều này cũng có mặt trái của nó. Đó là việc nhà đầu tư nhận tiền về tay song không thể nào tái đầu tư được lãi suất tương đương. Tình hình này kéo dài sẽ tạo ra tác động xấu cho khoản lợi nhuận đầu tư.

Để khắc phục tình trạng đó, các nhà đầu tư đa số sẽ lựa ra các loại bond không mang tính thu hồi. Như thế sẽ giúp nhận về lãi suất cao.

Rủi ro khi đầu tư trái phiếu

5.2. Đối diện với rủi ro lạm phát

Lạm phát xảy ra ở mức độ lớn sẽ làm cho sức mua của những nhà đầu tư giảm đi, đồng thời lợi suất thu về bị âm.

Giả sư, nhà đầu tư có khả năng thu lãi 2%. Khi lạm phát xảy ra và tăng đến 4% sau khi đã đầu tư thì lợi suất thực tế mà nhà đầu tư thu được cũng chỉ còn 2%.

5.3. Rủi ro về tín dụng

Trái phiếu chính phủ vốn được coi là loại trái phiếu an toàn nhất. Lý do là bởi Chính phủ có khả năng phát hành tiền hoặc thu thuế. Còn các tổ chức khác không có khả năng này. Do đó, trái phiếu do công ty họ phát hành đều có tiềm ẩn rủi ro rất lớn bên cạnh phải trả lãi cao cho những nhà đầu tư.

6. Kết luận

Việc đầu tư vào trái phiếu có thể mang đến thu nhập ổn định nhưng cũng có những rủi ro nếu như quá trình đầu tư thiếu đi sự tỉnh táo, sáng suốt. Tuy vậy, đầu tư có rủi ro là điều dễ thấy ở mọi loại hình, không riêng gì trái phiếu. Vấn đề nằm ở chỗ rủi ro ít hay nhiều. Đối với đầu tư trái phiếu thì đây vẫn được cho là hình thức đầu tư an toàn hơn cả trên thị trường chứng khoán. Chỉ cần nhà đầu tư có đủ và vững kiến thức về nó, có kinh nghiệm tìm kiếm những trái phiếu có khả năng sinh lời cao.

Với chia sẻ trên, bạn đã hiểu được bond là gì? những đặc điểm hay thậm chí là rủi ro của bond cụ thể như thế nào. Hy vọng qua đó, bạn sẽ có được nguồn tư liệu tốt nhất để tự tin đi vào đầu tư thị trường trái phiếu.

Khám phá thông tin về mortgage

Trong lĩnh vực tài chính, mortgage là một thuật ngữ quen thuộc. Vậy mortgage là gì? Hãy tìm hiểu để nắm bắt thị trường tài chính tốt hơn, phục vụ hiệu quả cho những mục đích đầu tư của riêng bạn nhé.

Mortgage là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023