Blog

Bộ phận bếp là gì? Vai trò và kỹ năng cần có của bộ phận bếp

05/10/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong các khách sạn, nhà hàng, quán ăn hay một doanh nghiệp, bộ phận bếp đóng vai trò quan trọng, là người chế biến các món ăn đáp ứng khẩu vị của khách hàng và toàn bộ công nhân viên. Tùy theo quy mô doanh nghiệp mà bộ phận bếp sẽ có những vị trí khác nhau. Vậy bộ phận bếp là gì? Làm thế nào để trở thành một nhân viên bếp? Cùng tìm hiểu các thông tin về bộ phận bếp qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bộ phận bếp là gì? Vai trò và nhiệm vụ của bộ phận bếp ra sao?

1.1. Bộ phận bếp là gì?

Bộ phận bếp là người chế biến các món ăn theo thực đơn có sẵn hoặc theo yêu cầu của khách hàng cho doanh nghiệp, tổ chức, nhà hàng hay khách sạn nào đó. Đôi khi, họ cũng là người lên thực đơn và sáng tạo ra các món ăn mới, đảm bảo đủ các yếu tố như thơm ngon, no bụng, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như đảm bảo thẩm mỹ và giúp khách hàng có những trải nghiệm mới mẻ, thú vị.

Bộ phận bếp là gì

1.2. Bộ phận bếp có những vai trò gì?

Bộ phận bếp đóng vai trò vô cùng quan trọng, chế biến món ăn và lên thực đơn theo yêu cầu của trưởng bộ phận hoặc khách hàng. Mỗi vị trí, chức danh trong bếp sẽ đảm nhiệm công việc, trách nhiệm và thực hiện các vai trò khác nhau. Cùng nhau kết hợp để tạo nên những món ăn hấp dẫn, ngon miệng và hợp vệ sinh, cũng như hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Với các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, bộ phận bếp chính là bộ phận đem đến doanh thu trực tiếp và ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín và chất lượng của nơi đó. Đối với các công ty, doanh nghiệp nấu ăn cho công nhân viên hoặc theo thực đơn có sẵn để làm cỗ, tiệc thì cũng đóng vai trò tương tự, cung cấp cho người lao động hay khách hàng những món ăn đủ dinh dưỡng, thơm ngon và chất lượng.

1.3. Có những vị trí nào trong bộ phận bếp?

1.3.1. Tổng bếp trưởng

Tổng bếp trưởng hay Head Chef/Executive Chef là người đứng đầu trong bộ phận bếp, đảm nhiệm chức vụ vô cùng quan trọng với vị trí cao nhất. Đây là vị trí sẽ hướng dẫn từng nhân viên bếp làm việc đúng quy trình, món ăn cũng do một tay tổng bếp trưởng quản lý.

Tổng bếp trưởng là người đứng đầu trong bộ phận bếp

Đây cũng là vị trí đảm bảo công thức chuẩn, chế biến đúng cách, đúng quy trình giống như trong thực đơn và giám sát, chỉ đạo nhân viên bếp thường xuyên.

1.3.2. Bếp phó

Bếp phó hay Sous Chef là người dưới quyền bếp trưởng, thực hiện các công việc bếp trưởng giao phó và chỉ đạo. Bếp phó sẽ quan sát các món ăn của các nhân viên chế biến cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo món ăn không xảy ra sai sót và khách hàng nhận được một món ăn chất lượng nhất. Bếp phó cũng sẽ hỗ trợ bếp trưởng khi cần thiết và tham dự các cuộc họp nằm trong thẩm quyền của mình.

1.3.3. Bếp trưởng bộ phận

Bếp trưởng bộ phận hay Station Chef/Chef de Partie là người quản lý các bộ phận nhỏ trong bếp và thực hiện đúng lĩnh vực mà mình phụ trách. Thông thường, tại các nhà hàng hay khách sạn cao cấp thì bộ phận bếp mới có vị trí này. Bếp trưởng bộ phận sẽ kiểm tra, giám sát các nhân viên bếp nấu, chế biến món ăn và khi bếp trưởng, bếp phó kiểm tra cần chịu trách nhiệm.

Bếp trưởng bộ phận quản lý từng nhóm nhỏ trong bếp

1.3.4. Phụ bếp

Phụ bếp là vị trí thường dành cho những người mới bước chân vào bộ phận bếp, ngành bếp. Đây là vị trí sơ chế chính, thường rửa, sơ chế các nguyên liệu dành cho món ăn và thực hiện theo yêu cầu của các bộ phận cao hơn. Các vị trí khác trong bộ phận bếp sẽ hướng dẫn phụ bếp thực hiện công việc của mình. Khi phụ bếp làm tốt công việc và có kết quả tốt sẽ được xem xét lên các vị trí cao hơn.

2. Bộ phận bếp có nhiệm vụ gì?

Sau khi đã hiểu được bộ phận bếp là gì, chắc hẳn bạn đã biết được vai trò của bộ phận này. Vào đầu ca làm việc, bộ phận bếp sẽ thực hiện kiểm tra các nguyên vật liệu, gia vị và thực phẩm, hàng hóa nhập về. Những thực phẩm thừa, tồn đọng từ hôm trước cần có hướng xử lý phù hợp, không ảnh hưởng tới chất lượng món ăn và không gây lãng phí cho khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp. Khi đã kiểm tra xong, bộ phận bếp cần chuẩn bị sẵn sàng các nguyên vật liệu cần thiết, khi khách hàng gọi món sẽ ngay lập tức thực hiện.

Nhiệm vụ chính của bộ phận bếp

Nhân viên bếp có nhiệm vụ chính là khi khách hàng order món ăn sẽ thực hiện các món ăn theo thực đơn hoặc theo khách hàng yêu cầu. Trong trường hợp bếp trưởng, bếp phó vắng mặt, các nhân viên trong bếp cần xử lý đầy đủ những vấn đề trong bếp và báo cáo lại.

Bộ phận bếp cũng cần thường xuyên kiểm tra những hoạt động của những thiết bị, phối hợp với nhân viên bảo trì, bảo dưỡng, đảm bảo các thiết bị đều luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu có nhân viên bếp mới thì bộ phận bếp sẽ hướng dẫn, giám sát công việc của họ.

3. Làm thế nào để trở thành nhân viên trong bộ phận bếp?

3.1. Kỹ năng cần có

Để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn cần phải có các kỹ năng sau đây:

- Kỹ năng nấu nướng: Đây chính là kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất, bạn cần phải có khả năng nêm nếm gia vị, chế biến món ăn. Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia các khóa dạy nấu ăn chuyên nghiệp để học hỏi những kiến thức mới. Trong thực tế, bạn cần tích lũy kinh nghiệm và trau dồi các kỹ năng cần thiết, bạn nhất định sẽ trở thành đầu bếp chuyên nghiệp nếu có cố gắng, chăm chỉ, luyện tập và thực hành nhiều trong nhà bếp.

- Kỹ năng sáng tạo: Ngoài chất lượng món ăn, thẩm mỹ của món ăn cũng vô cùng quan trọng, đảm bảo luôn sáng tạo khi trình bày để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật.

Kỹ năng cần có của người đầu bếp chuyên nghiệp

- Kỹ năng tổ chức: Một đầu bếp giỏi cần có khả năng bố trí vị trí, phân công nhiệm vụ và quản lý đội ngũ bếp của mình.

- Kỹ năng lập kế hoạch: Tại mọi thời điểm, đảm bảo cung ứng cho khách hàng các món ăn thích hợp và xây dựng thực đơn linh hoạt hơn.

- Kỹ năng quản lý: Bạn cần biết cách quản lý các nhân viên khác dưới quyển của mình, biết cách chỉ đạo công việc và có khả năng tuyển dụng giỏi.

- Kỹ năng cân đối tài chính: Bạn cần biết cách cân đối giá thành, định lượng món ăn và kiểm soát chi phí bếp.

3.2. Phẩm chất cần thiết

Những người đầu bếp chuyên nghiệp cần phải có những phẩm chất sau: Nhạy cảm với mùi vị, sạch sẽ, khéo tay, có sức khỏe tốt và nhanh nhẹn; có mắt thẩm mỹ tốt; kiên nhẫn, tỉ mỉ, sáng tạo và khéo léo; có khả năng làm việc nhóm và chịu được áp lực cao trong công việc.

Bên cạnh đó, để trở thành nhân viên trong bộ phận bếp, bạn cần có ý chí phấn đấu trong công việc, chịu khó học hỏi, không ngại khó khăn, vất vả và yêu thích đầu bếp, nấu nướng.

Yêu thích công việc nấu nướng và đầu bếp

Bên cạnh đó, để có thêm nhiều cơ hội và lĩnh hội được nhiều công thức, kỹ thuật nấu ăn ở nhiều quốc gia, bạn cần phải học hỏi các kinh nghiệm, nền ẩm thực của nhiều vùng miền, nhiều quốc gia. 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được bộ phận bếp là gì và các thông tin khác về vị trí này. Tùy theo quy mô, vị trí làm việc như khách sạn, nhà hàng, công ty, câu lạc bộ, cửa hàng ăn nhanh… đều có những đặc trưng riêng và công việc khác nhau. Dù bạn làm việc ở vị trí nào thì cần phải giữ được Tâm – Tài – Đức, cho ra đời những món ăn chất lượng, thơm ngon và đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Executive Chef là gì?

Executive Chef là người đóng vai trò quan trọng nhất trong bộ phận bếp, là người có quyền lực cao nhất. Vậy Executive Chef là gì? Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu về vị trí Executive Chef nhé!

Executive Chef là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023