Logistics là một ngành sử dụng rất nhiều thuật ngữ chuyên môn mà nếu không hoạt động trong lĩnh vực này bạn sẽ khó có thể mà hiểu được. Thậm chí với những lính mới cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình làm việc khi số lượng từ cần ghi nhớ, tìm hiểu quá nhiều. Và bill of lading là một trong số đó. Vậy, chính xác thì hiểu bill of lading là gì? Vai trò của bill of lading ra sao? Hãy cùng bài viết dưới đây làm rõ hơn về bill of lading nhé!
MỤC LỤC
Bill of lading là một cụm từ tiếng Anh được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực logistics, viết tắt là B/L. Dịch ra tiếng Việt thì bill of lading được hiểu là vận đơn đường biển. Đây được biết đến là một loại chứng từ cho các loại hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển.
Vận đơn đường biển sẽ được lập bởi người thực hiện việc vận chuyển và cấp cho người gửi hàng với việc xác nhận rằng đã nhận những mặt hàng nhất định để vận chuyển tới người có quyền nhận hàng tương ứng bằng tàu biển. Người vận chuyển sẽ cam kết với người chuyển về việc chuyển hàng tới đúng đối tượng nhận và đúng mặt hàng, số lượng theo như biên nhận trong vận đơn.
Bill of lading hay vận đơn đường biển được đánh giá là một chứng từ rất quan trọng khi nó thể hiện được nghiệp vụ giữa người gửi hàng và người vận chuyển, người gửi hàng với người nhận hàng. Đây chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho các giao dịch hàng hóa được thực hiện giữa các bên với nhau.
Những nội dung chính của một vận đơn đường biển sẽ gồm có số vận đơn, thông tin người gửi và người nhận, thông tin về tên và địa chỉ bốc - dỡ hàng hóa, thông tin về hàng hóa được vận chuyển, thông tin về cước phí và chữ ký xác nhận của các bên liên quan.
Khi tìm hiểu về bill of lading là gì thì bạn sẽ cần nắm bắt được những loại vận đơn đường biển hiện nay. Điều này sẽ giúp ích rất lớn với những bạn xác định theo đuổi ngành logistics trong tương lai cũng như tham gia hoạt động trong lĩnh vực này.
Với việc căn cứ theo tính chất sở hữu thì bill of lading sẽ được chia thành 3 loại là vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh.
- Vận đơn đích danh: Trong tiếng Anh chính là Straight B/L. Đây là loại vận đơn cung cấp thông tin chi tiết về người nhận hàng, theo đó, bên vận chuyển sẽ chỉ được giao hàng cho đúng đối tượng được nêu chi tiết trong vận đơn.
- Vận đơn theo lệnh: Tiếng Anh là To order B/L. Vận đơn này sẽ được ký hậu ở mặt sau của vận đơn. Với loại vận đơn này thì sẽ bao gồm 3 loại vận đơn cụ thể như sau:
+ Theo lệnh của một người đích danh nào đó (to order of a named person): Đây là vận đơn mà hàng hóa sẽ được giao theo thông tin mà một người, tổ chức hay công ty nào đó cung cấp tại cột “Consignee” hoặc “To order of” thông qua việc ký vào mặt sau vận đơn và ghi tên đích danh người nhận.
+ Theo lệnh của ngân hàng phát hành (To order of a issuing bank): Vận đơn này cũng tương tự như loại vận đơn nêu trên, tuy nhiên, điểm khác biệt là ngân hàng phát hành sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn.
+ Theo lệnh của người gửi hàng (To order of shipper): hàng hóa sẽ được giao tới người nhận mà người ký hậu vận đơn chính là người gửi hàng.
- Vận đơn giao hàng cho người cầm đơn: Đây là vận đơn vô danh khi không có thông tin của người nhận hàng được ghi trong vận đơn. Do đó mà bất cứ đối tượng nào cần vận đơn này đều sẽ trở thành chủ sở hữu của vận đơn cũng như hàng hóa được ghi trên vận đơn đó.
Căn cứ theo tình trạng hàng hóa được bốc dỡ thì bill of lading sẽ gồm 2 loại chính là:
- Vận đơn đã bốc lên tàu: Đây là vận đơn xác nhận rằng hàng hóa đã được đưa lên tàu, cho thấy được người bán đã giao hàng cho đơn vị vận chuyển đúng như cam kết trong hợp đồng đã ký với người mua.
Những vận đơn này thường sẽ được ghi chú bằng các thuật ngữ như on board, shipped on board,...
- Vận đơn nhận hàng để chở: Là chứng từ xác nhận rằng người thực hiện việc chuyên chở hàng hóa đã nhận hàng và cam kết với việc sẽ bốc hàng lên đúng tàu tại cảng đã được quy định trong vận đơn.
Với căn cứ này, bill of lading cũng sẽ bao gồm 2 loại:
- Vận đơn hoàn hảo: Là vận đơn mà không có bất cứ phê chú xấu rõ ràng nào về hàng hóa cũng như bao bì của hàng hóa.
- Vận đơn không hoàn hảo: Ngược lại với vận đơn hoàn hảo, đây là vận đơn xuất hiện những phê chú xấu một cách rõ ràng như bao bì không đáp ứng cho việc vận tải đường biển hay hàng có mùi hôi,...
- Vận đơn gốc: Vận đơn này được lý bằng tay, có thể sử dụng để giao dịch và chuyển nhượng được, có thể có hoặc không có chữ “original”.
- Vận đơn bản sao: Đây là bản sao được lập của vận đơn gốc. Thường không được kỳ bằng tay, không thể sử dụng để giao dịch hay chuyển nhượng được và xuất hiện chữ “Copy”.
- Vận đơn đi thẳng: Vận đơn này được cấp cho các loại hàng hóa sẽ được chuyển thẳng từ cảng bốc hàng cho tới cảng dỡ hàng mà không cần phải qua bất cứ một khâu vận chuyển trung gian nào khác.
- Vận đơn chở suốt: Đây là vận đơn được cấp với những hàng hóa sẽ được vận chuyển có ít nhất 1 lần qua cảng trung gian.
- Vận đơn đa phương thức: Là loại vận đơn dành cho những hàng hóa được chuyên chở theo hình thức door to door, tức là thông qua nhiều tàu hoặc được vận chuyển bằng nhiều phương thức khác nhau như tàu, máy bay, ô tô,...
Bill of lading được đánh giá là một loại chứng từ quan trọng. Vậy, chức năng của bill of lading là gì?
Chức năng chính của bill of lading chính là biên nhận hàng hóa với việc người vận chuyển xác nhận về mặt hàng, số lượng, tình trạng hàng hóa được đưa lên tàu chuẩn bị cho việc vận chuyển với người gửi hàng. Cùng với đó, đây cũng sẽ là một trong những bằng chứng để cung cấp cho hải quan cũng như là minh chứng cho việc hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại đã được ký kết giữa các bên với nhau.
Vận đơn đường biển sẽ cung cấp thông tin chi tiết về người nhận. Theo đó, khi người mua hàng nhận hàng từ người vận chuyển thì vận đơn đường biển sẽ là công cụ xác minh tính sở hữu hàng hóa của người nhận.
Vận đơn đường biển được xem như bằng chứng cho sự chuyên chở khi hàng hóa đã được đưa lên tàu và người thực hiện vận chuyển đã nhận hàng từ phía người gửi.
trong quá trình sử dụng vận đơn đường biển, những người liên quan sẽ cần chú ý gì đến vận đơn để tránh xảy ra những tình huống không mong muốn?
Vận đơn đường biển là minh chứng được sử dụng trong quá trình hàng hóa được vận chuyển từ người bán cho đến người mua. Mọi yếu tố liên quan tới trách nhiệm với hàng hóa sẽ được dựa trên thông tin ghi trong vận đơn.
Trường hợp, hàng hóa gặp vấn đề thì việc quy trách nhiệm sẽ dựa trên những thông tin được cập nhật trong vận đơn tương ứng. Vì thế mà bill of lading cần được đảm bảo tính pháp lý để trở thành căn cứ của các bên liên quan.
Những thông tin được ghi trên vận đơn cần được kiểm tra kỹ lưỡng và đảm bảo sự chính xác. Bởi vận đơn sẽ được đưa ra làm căn cứ xác định nếu xảy ra tranh chấp giữa các bên.
Những thông tin về thời gian giao nhận, tình trạng và số lượng hàng hóa là những thông tin quan trọng cần chú ý. Bởi nó không chỉ phục vụ cho vấn đề liên quan đến bồi thường mà bao gồm cả công nợ cần thanh toán tương ứng.
Trên đây là các thông tin cập nhật về bill of lading. Mong rằng, với những chia sẻ trong bài, vieclam123.vn đã giúp bạn làm rõ bill of lading là gì cũng như biết được các loại vận đơn đường biển hiện nay.
EXP là gì? EXP xuất hiện trong những lĩnh vực nào và ý nghĩa cụ thể ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về exp nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023