Blog

Khám phá bản đồ Việt Nam chuẩn nhất và những thông tin liên quan

21/08/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bản đồ Việt Nam chuẩn sẽ là tài liệu chuẩn giúp bạn biết chính xác về lãnh thổ Việt Nam gồm những thông tin về địa giới hành chính, địa hình, khí hậu cùng thổ nhưỡng đất đai… để sử dụng cho học tập hay lấy kiến thức, thông tin. Giống như các quốc gia khác, Việt Nam có bản đồ riêng về lãnh thổ, chủ quyền của mình. Bản đồ đất nước là căn cứ, tư liệu quan trọng của mỗi nước trên mặt trận quốc tế. Ở đó, bạn sẽ biết chính xác những thông tin về biên giới, diện tích lãnh thổ, địa hình, dân số, khí hậu cùng sự phân chia thành các khu vực… Đặc biệt đối với những bạn học sinh cần sử dụng tới bản đồ và những thông tin có trên bản đồ để học tập sẽ cần biết thêm kỹ năng đọc bản đồ tốt nhất sẽ giúp khai thác triệt để các thông tin ghi trong bản đồ một cách ngắn gọn, súc tích cho mình. Nếu bỏ lỡ tài liệu này, các bạn học sinh đã bỏ qua một nguồn cung cấp thông tin quý giá cho bản thân trong quá trình thi cử và học tập.

1. Tìm hiểu bản đồ Việt Nam chuẩn

Bản đồ Việt Nam chuẩn tới này có nhiều chỉnh sửa, cập nhật, cải biên những thông tin mới nhất về sự thay đổi trong địa phận nước Việt Nam. Theo số liệu năm 2018, bản đồ Việt Nam cho biết tổng dân số nước ta hơn 95 triệu dân, diện tích toàn lãnh thổ phần đất liền là 331.698 km2.

Trong đó, địa hình nước ta có núi, sông, biển, đồng bằng và đồi núi chiếm ¾ diện tích, chủ yếu ở khu vực miền Trung và hướng Tây. Còn lại là địa hình phù sa châu thổ và đồng bằng chiếm ¼ do 2 hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long bồi đắp. Đặc điểm địa hình Việt Nam mang tính xen kẽ tạo nên các điều kiện đất đai, khí hậu và tự nhiên kéo theo sự ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế và dân cư sinh sống lớn.

Hiện nay, bản đồ Việt Nam gồm có bản đồ in trên khổ lớn truyền thống và bản đồ Việt Nam online. Trong đó, bản in trên giấy là những thông tin đáng tin cậy hơn, nhiều thông tin cung cấp hơn. Trong khi đó, những bản đồ online sẽ thuận tiện sử dụng khi phóng to thu nhỏ giúp bạn nhìn rõ các khu vực nhỏ hơn bằng cách zoom lớn lên. Tuy nhiên nhiều thông tin về địa lý không được ghi chi tiết. Thậm chí, bạn nên tìm nguồn cung cấp bản đồ Việt Nam chuẩn online đáng tin cậy để sử dụng nếu cần lấy thông tin cho mình. Do đó, bạn nên kết hợp 2 cách sử dụng bản đồ một cách linh hoạt.  

Với bản đồ Việt Nam chuẩn, ai cũng có thể nhìn vào xem được đặc điểm địa lý, khí hậu, địa hình và thời tiết của các khu vực trên cả nước, biết được nước ta có những vùng địa lý nào. Bạn sẽ biết nhiều thông tin lãnh thổ, địa lý về đất nước ta. Đặc biệt các bạn học sinh phải học môn Địa trong chương trình phổ thông, bản đồ sẽ mang lại nhiều thông tin cần thiết.  

2. Tầm quan trọng của bản đồ Việt Nam chuẩn

Bản đồ Việt Nam có tầm quan trọng ra sao, đặc biệt đối với người dân Việt Nam, các bạn học sinh đang học tập, có môn Địa lý:

* Đối với các bạn học sinh, khi biết đọc bản đồ Việt Nam trên hình chuẩn sẽ cung cấp nhiều thông tin ngắn gọn và chi tiết về đất nước Việt Nam trên từng khu vực. Do đó, các bạn cần học tập kỹ năng phân tích địa lý tự nhiên, biết cách khai thác thông tin trên bản đồ tốt sẽ phục vụ rất nhiều, cung cấp được nhiều dữ liệu, thông tin để các em có thể vận dụng vào làm bài tập cũng như trong cuộc sống thuận lợi. Tấm bản đồ chỉ với hình vẽ, với những kí hiệu riêng mà bạn cần biết để có thể hiểu. Như vậy, bản đồ Việt Nam chuẩn cung cấp cho các em nhiều thông tin nếu biết cách thu thập, xử lý thông tin địa lý để liên hệ những kiến thức đã học đồng thời ứng dụng vào thực tiễn.

* Qua tấm bản đồ Việt Nam chuẩn, các bạn sẽ hiểu hơn về lãnh thổ, địa lý đất nước cũng như hiểu hơn về khu vực mà mình sinh sống. Từ đó, có thể giúp các em có những hành động tích cực hơn cho cộng đồng như hoạt động du lịch Việt Nam, bảo vệ môi trường tự nhiên trong khu vực mình đang sống.

* Bản đồ Việt Nam chuẩn giúp những người nước ngoài nắm được toàn bộ những thông tin về lãnh thổ, địa lý của nước Việt Nam, biết về dân số và nhiều thông tin khác được biểu thị trên bản đồ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu họ đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam hay sắp có chuyển du lịch tới khu vực nào đó tại Việt Nam. Lúc này, một tấm bản đồ Việt Nam chuẩn sẽ mang tới nhiều thông tin hữu ích và quan trọng.

Như vậy, những thông tin ghi trên bản đồ Việt Nam cần phải có kỹ năng đọc mới có thể biết được đầy đủ. Trên bản đồ Việt Nam chuẩn có rất nhiều thông tin tiềm ẩn mà bạn có thể khai thác nếu biết cách đọc tốt. Những thông tin này là những nguồn đáng tin cậy nhất dành cho bạn mà không có tài liệu nào còn chuẩn hơn, đáng tin hơn được nữa.

3. Bản đồ Việt Nam chuẩn dùng để làm gì?

Chức năng của bản đồ Việt Nam được dùng cho nhiều mục đích khác nhau hết sức đa dạng. Cụ thể bao gồm:

* Có cái nhìn bao quát về lãnh thổ Việt Nam, biết những thông tin về địa hình, dân cư, thổ lưỡng, khí hậu, thời tiết qua bản đồ. Biết được nước ta có biên giới với những quốc gia nào, giáp ranh với những khu vực nào.

* Ứng dụng bản đồ online, bạn có thể tìm đường đi trên bản đồ cũng như có thể tìm các trạm xăng, nhà hàng, quá café, ngân hàng, trung tâm mua sắm, trường học, bãi đỗ xe khá thuận tiện. Do đó, chỉ với chiếc smartphone có kết nối mạng qua 4G hay wifi, bạn dễ dàng tìm được địa chỉ mà mình mong muốn, không lo bị lạc. Điều này đặc biệt thuận lợi nếu bạn tới khu vực nào đó mà mình không quen đường hay đi du lịch. Bạn có thể tìm các địa chỉ vui chơi, ăn uống, điểm du lịch mà không cần hướng dẫn viên.

* Bản đồ Việt Nam chuẩn được dùng làm tư liệu để giảng dạy cho giáo viên và học tập cho học sinh ở các cấp, đặc biệt là cấp 2,3 trong môn Địa lý. Nhất là những học sinh cấp 3 cần tới bản đồ cũng như phải nắm được kỹ năng đọc thông tin từ bản đồ để áp dụng vào làm bài tập cho mình. Từ bản đồ, học sinh còn biết những thông tin về các khu vực, vùng miền đồng bằng, miền núi.

* Bản đồ Việt Nam cho chúng ta biết về môi trường tự nhiên, đặc trưng về địa lý, khí hậu, môi trường ở các vùng miền, tỉnh thành. Từ đó giúp nhận thức về thế giới xung quanh, hiểu về đặc điểm địa lý từng vùng cụ thể hơn cùng những kiến thức xã hội sẽ giúp các em có những kinh nghiệm xã hội tốt hơn.

Nói chung, bản đồ Việt Nam là nguồn tài liệu chuẩn, đáng tin cậy mà bạn có thể sử dụng. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, bản đồ Việt Nam online còn có chức năng chỉ đường, giúp bạn xem từng vùng, từng khu vực chi tiết và nhanh hơn qua vài thao tác đơn giản.

4. Bản đồ hành chính của 63 tỉnh thành Việt Nam theo 7 vùng kinh tế

Lãnh thổ Việt Nam được chia ra làm 3 miền tương ứng gồm miền Bắc Bộ, miền Trung Bộ và Nam Bộ. Cả nước có 7 vùng kinh tế khác nhau. Sau đây chúng ta đi tìm hiểu bản đồ hành chính về 63 tỉnh thành một cách sơ bộ nhé.

4.1. Khảo sát bản đồ hành chính khu vực miền Bắc Bộ

Có thủ đô Hà Nội, miền Bắc Bộ có đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội riêng. Khu vực miền Bắc Bộ gồm có 3 vùng kinh tế được phân chia bao gồm:

* Vùng đồng bằng sông Hồng có thủ đô Hà Nội và 9 tỉnh thành gồm Hải Dương, Ninh Bình, Hưng Yên, Nam Định, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình và Bắc Ninh.

* Vùng tây Bắc Bộ gồm các tỉnh Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai và Điện Biên.

* Vùng Đông Bắc Bộ gồm các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Bắc Giang.

Trong các vùng kinh tế này, vùng đồng bằng sông Hồng có dân cư đông nhất, có vị trí địa lý thuận lợi giao thương, giao thông, phát triển kinh tế đa ngành nghề. Còn 2 vùng còn lại không phát triển nổi bật về kinh tế nhưng có lợi thế riêng như có nhiều tài nguyên khoáng sản, có vịnh Hạ Long – điểm đến du lịch nổi tiếng của vùng Đông Bắc Bộ.

4.2. Khảo sát bản đồ hành chính khu vực miền Nam Bộ

So với miền Bắc Bộ là điểm đầu, miền Nam Bộ là miền cuối trong bản đồ lãnh thổ Việt Nam. Ở khu vực này có 2 vùng kinh tế lớn gồm Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Các vùng kinh tế này phát triển năng động, có tiềm lực phát triển kinh tế đặc trưng đã tạo cho kinh tế khu vực này phát triển mạnh mẽ.

* Vùng kinh tế Đông Nam Bộ gồm thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh thành khác gồm Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh.

* Vùng kinh tế Tây Nam Bộ nằm ở cực Nam của nước ta gồm các thành phố Cần Thơ – thành phố trực thuộc trung ương và 12 tỉnh gồm Long An, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh và Kiên Giang.

Trong đó, vùng kinh tế Đông Nam Bộ phát triển mạnh mẽ nhất trở thành trung tâm kinh tế dẫn đầu cả nước. Khu vực này có dân cư đông đúc, địa hình bằng phẳng thuận lợi phát triển kinh tế đa dạng nhiều ngành nghề. Lực lượng lao động có chuyên môn cao hơn so với các vùng khác.

Còn vùng kinh tế Tây Nam Bộ có địa hình đồng bằng phù sa màu mỡ do sông Cửu Long bồi đắp hàng năm nên có thế mạnh về kinh tế nông nghiệp với cây lúa, cây lương thực, cây ăn quả cùng nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản dồi dào. Đất đai màu mỡ của nơi đây do sông Hậu và sông Tiền bồi đắp.

4.3. Khảo sát bản đồ hành chính khu vực miền Trung Bộ

Nhìn hình dạng trên bản đồ Việt Nam chuẩn, khu vực kinh tế Trung Bộ dài và hẹp chiều ngang. Địa hình chủ yếu là đồi núi, khí hậu khắc nghiệt và mật độ dân cư ít nhất cả nước. Nơi đây không thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp. Trung Bộ gồm 3 vùng kinh tế là:

* Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ có 8 tỉnh gồm Bình Thuận, Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam, Bình Định

* Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ có 6 tỉnh gồm Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Hà Tĩnh.

* Vùng kinh tế Tây Nguyên có 5 tỉnh gồm Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông.  

Trong các thành tỉnh trong khu vực kinh tế này, Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương phát triển mạnh đã trở thành trung tâm về kinh tế, đối ngoại, du lịch và văn hóa của khu vực miền Trung. Tiếp theo phải kể tới tỉnh Khánh Hòa là một trung tâm thứ 2 với thành phố biển Nha Trang xinh đẹp là điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới thu hút nhiều du khách nước ngoài lựa chọn làm nơi nghĩ dưỡng.

Như vậy, mỗi khu vực kinh tế lại có đặc trưng và lợi thế riêng về kinh tế cần được phát huy. Trong giai đoạn này, nhà nước chủ trương đẩy mạnh cơ cấu kinh tế sang tập trung hiện đại hóa đất nước, phát triển công nghiệp hóa. Do đó, những vùng kinh tế đồng bằng có nhiều dân cư được tập trung phát triển các khu công nghiệp, thương mại làm đòn bẩy phát triển kinh tế đất nước. Nổi bật là vùng kinh tế Đông Nam Bộ và vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng.

Tóm lại, đất nước hình chữ S Việt Nam có 63 tỉnh thành xuất hiện đầy đủ trên bản đồ hành chính. Đất nước chia làm 3 miền tương ứng với 7 vùng kinh tế. Mỗi vùng kinh tế sẽ có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên – xã hội và địa hình khác nhau để phát triển kinh tế xã hội đặc thù và riêng biệt theo thế mạnh của mình. Bản đồ Việt Nam chuẩn cho phép bạn biết chính xác những thông tin về địa phận lãnh thổ, diện tích lãnh thổ cùng điều kiện về xã hội, giao thông ở mỗi tỉnh thành. Thêm nữa với bản đồ Việt Nam chuẩn online, bạn có thể phóng to thu nhỏ để xem các khu vực cụ thể cho mình một cách thuận lợi.

Bạn sẽ không khó tìm mua bản đồ Việt Nam in các khổ khác nhau ở các cửa hàng, ở bưu điện theo ý mình. Chất liệu giấy của bản đồ cùng màu sắc, hình vẽ sắc nét, dễ dàng tra cứu thông tin qua các kí hiệu được quy ước để người dùng dễ dàng xem xét và nhận biết.

>> Xem thêm tin:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022