BA là gì? Đây sẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi nhận thấy hiện nay BA đang rất phổ biến và được nhiều bạn ứng viên hướng tới. Là một nghề nghiệp khá mới mẻ tại Việt Nam, thế nhưng, ở các quốc gia phát triển thì BA đang ngày càng khẳng định rõ vị thế và vai trò của mình trong doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực IT. Vậy, thực chất thì BA là gì? Tố chất nào để trở thành một BA chuyên nghiệp, tài năng. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về vị trí này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
BA là từ viết tắt của “business analyst”, theo đó nếu dịch đúng sẽ có nghĩa là “chuyên viên phân tích kinh doanh”. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì BA được hiểu là “chuyên viên phân tích nghiệp vụ” nhiều hơn.
Ở thời điểm hiện tại, nếu để ý thị trường tuyển dụng thì bạn sẽ thấy nhu cầu đối với vị trí BA khá cao, cùng với đó là mức lương thưởng, đãi ngộ cực kỳ tốt. Vậy, BA là gì mà lại có thể được nhận chế độ như vậy?
Thực tế thì BA chính là người đóng vai trò kết nối khách hàng với bộ phận kỹ thuật, kinh doanh của doanh nghiệp. Họ sẽ nắm bắt yêu cầu của khách hàng, truyền tải lại cho các bộ phận liên quan và cũng là người đề ra các giải pháp tương ứng cho những vấn đề đó. Đôi khi, điều khách hàng cần không hẳn là một giải pháp phần mềm mà là một sự hiểu ý và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ ở phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mà họ đã lựa chọn.
Chính vì có ý nghĩa như vậy mà BA sẽ là một vị trí cần thiết cho sự hoạt động của một doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty IT hiện nay.
Nếu bạn nghĩ rằng BA chỉ đơn giản như vậy thì đó vẫn là chưa hẳn. Bởi tùy thuộc vào chuyên môn chính mà BA sẽ thể hiện được tầm quan trọng của mình ra sao. Hiện nay, BA được chia ra làm 3 loại như sau:
Vị trí đầu tiên chính là chuyên gia tư vấn quản lý. Đây sẽ là người đưa ra các đề xuất, cách thức để cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty. Họ sẽ trực tiếp tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp cách để mang lại lợi ích nhiều hơn cho doanh nghiệp dựa trên việc hoạt động kinh doanh bằng cách giảm chi phí và tăng trưởng về mặt doanh thu.
Chuyên gia phân tích dữ liệu sẽ có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp thông tin, số liệu để làm thành báo cáo và nộp lên cấp trên. Đồng thời, thông qua những dữ liệu thu thập được, chuyên gia phân tích dữ liệu sẽ đưa ra các dự đoán về xu hướng, dòng chảy, tiềm năng phát triển của sản phẩm, dịch vụ công ty triển khai trong thời gian tới ra sao. Tất cả những điều này sẽ cần được thể hiện rõ nét thông qua các biểu đồ, sơ đồ hay mô hình liên quan để tăng sự trực quan và sức thuyết phục cho ý kiến được nêu ra.
Chuyên gia phân tích hệ thống là người phụ trách mảng kỹ thuật với việc nghiên cứu, điều chỉnh những vấn đề kinh doanh sử dụng phần mềm công nghệ. Họ là người đề xuất ra các cải tiến, thực hiện thiết kế các tính năng, ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa hoạt động của hệ thống. Đồng thời, System analyst cũng là người có nhiệm vụ hướng dẫn, đào tạo và chuyển giao phần mềm cho những người sử dụng trong doanh nghiệp để thực hiện hoạt động kinh doanh.
BA làm gì là câu hỏi được đặt ra khá nhiều khi tìm hiểu về BA là gì. Về cơ bản thì công việc của BA sẽ được chia thành 3 giai đoạn cụ thể như sau:
Công việc đầu tiên mà BA cần thực hiện đó là làm việc, trao đổi với khách hàng. Điều này sẽ giúp BA nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ mà họ cần ở doanh nghiệp mình ra sao.
Thông qua quá trình trao đổi chi tiết này, BA sẽ đưa ra các gợi ý, phương pháp và đề xuất kế hoạch chi tiết dựa trên những thông tin mà khách hàng đưa ra. Thông qua đó, khách hàng và BA có thể chốt lại được vấn đề, thông tin về sản phẩm, dịch vụ sắp tới. Điều này là rất quan trọng để doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Do vậy mà BA sẽ cần phải chốt được yêu cầu và phương hướng giải quyết cơ bản trước khi triển khai dự án.
Sau khi đã bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất với khách hàng thì BA sẽ cần họp bàn với team nội bộ trong doanh nghiệp. Đây sẽ là cuộc họp giữa BA với các bộ phận liên quan như Dev, QC và PM về mọi thông tin, yêu cầu công việc cho dự án cần được triển khai sắp tới.
Cuộc trao đổi này sẽ là làm rõ những vấn đề mà doanh nghiệp cần thực hiện cũng như phân chia nhiệm vụ của từng bộ phận để từ đó tổng hợp nên điều mà khách hàng mong muốn.
Dù là kinh doanh hay công nghệ thì đều có sự thay đổi nhanh chóng và từng ngày. BA cần kiểm soát toàn bộ những sự thay đổi đó và đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi này để tổng hợp, cập nhật trong từng phiên bản của tài liệu về dự án. Từ đó, giúp các thành viên cũng như các bộ phận biết được đâu là bản cuối cùng để theo sát và đúng mục tiêu dự án nhất.
Trở thành một BA chuyên nghiệp như thế nào sẽ là câu hỏi mà rất nhiều bạn quan tâm. Thực tế thì BA không chỉ có trong lĩnh vực IT mà còn ở cả những lĩnh vực khác nữa. Vì thế mà việc trở thành IT như thế nào sẽ có sự phân chia theo từng nhóm ngành cụ thể.
Với những người chuyên về IT thì họ đã có cho mình những kiến thức về phần mềm, về công nghệ. Tuy nhiên, đó vẫn là chưa đủ để trở thành một BA chuyên nghiệp. Các kiến thức về nhân sự, hành chính,... sẽ là yếu tố cần được bổ sung để giúp cho sự dịch chuyển nghề nghiệp này được thuận lợi hơn.
BA sẽ không đơn giản như việc bạn code phần mềm độc lập mà thay vào đó là sự tương tác, phối hợp. Vì thế mà các kỹ năng mềm sẽ có thể hỗ trợ cho nhóm người này thực hiện tốt hơn với vai trò BA.
Nhóm này sẽ ngược lại với nhóm người nêu trên. Họ là những người có chuyên môn khác IT nhưng lại sở hữu kỹ năng mềm khá tốt khi phải vận dụng trong công việc trước đó. Vì thế mà các kiến thức, sự hiểu biết về công nghệ sẽ rất cần thiết để những người này đảm nhận công việc của một BA.
Khi khách hàng đưa ra yêu cầu, BA sẽ là người nắm bắt và đề ra giải pháp tương ứng. Vì thế, nếu không có sự hiểu biết về kỹ thuật thì sẽ khá khó để bạn đáp ứng cũng như thuyết phục được khách hàng của mình.
Nhóm người cuối cùng có thể được xem là sự tổng hợp của 2 nhóm người nêu trên. Họ có sự hiểu biết về công nghệ và am hiểu cả những lĩnh vực khác. Vì thế mà nhóm này sở hữu ưu điểm của 2 nhóm trên là kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ năng mềm. Do vậy mà đây là nhóm có nhiều lợi thế để trở thành BA nhất. Và nếu như muốn giỏi hơn thì họ sẽ chỉ cần bổ sung thêm những điều mà bản thân cảm thấy thiếu sót mà thôi.
Kỹ năng của một BA là gì? Đây sẽ là điều mà bạn sẽ không thể bỏ qua nếu như muốn trở thành một BA trong tương lai.
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục
Với vai trò là cầu nối, BA sẽ cần phải giao tiếp với rất nhiều đối tượng. Vì thế mà kỹ năng giao tiếp hiệu quả là rất quan trọng. Đặc biệt, khả năng đàm phán, thuyết phục cũng vô cùng quan trọng để tạo nên sự thành công của một dự án. BA cần thuyết phục được khách hàng, đàm phán với họ để đảm bảo được quyền lợi của bên mình mà không làm khách hàng phật lòng. Do vậy mà đây sẽ là kỹ năng quan trọng đầu tiên mà BA cần có được cho mình.
- Kỹ năng phân tích và xử lý vấn đề
Một dự án sẽ phát triển theo hướng nào sẽ dựa vào khả năng phân tích của BA. Cách họ đánh giá, nhìn nhận và đưa ra dự báo sẽ có những tác động, ảnh hưởng tới thành quả cuối cùng. Vì thế mà việc phân tích hiệu quả sẽ là cách để dự án đi đúng hướng và thành công trong việc đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Đồng thời, với mỗi tình huống xảy ra, BA cần có hướng phân tích nhanh chóng, hợp lý để đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất.
- Kỹ năng quản lý
Một trong những kỹ năng không thể thiếu của BA chính là quản lý. BA sẽ cần biết cách quản lý công việc, quản lý dự án và quản lý nhân viên. Tất cả cần được đặt trong một hệ thống, dây chuyền nhất định để đảm bảo hiệu suất công việc một cách tốt nhất.
Trên đây là những thông tin cập nhật về BA là gì. Mong rằng, với toàn bộ chia sẻ trên, bạn đã hiểu chính xác hơn về BA cũng như những điều cần có để trở thành một BA chuyên nghiệp trong tương lai.
Client là gì? Theo bạn thì mối quan hệ giữa client và agency sẽ được mô tả ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về client qua bài viết sau nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023