Blog

Admin là gì? Công việc và kỹ năng cần thiết cho nhà quản trị là gì?

29/07/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hiện nay, Admin là vị trí tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các diễn đàn, website, fanpage hay blog, thậm chí là trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy Admin là gì? Admin có vai trò gì? Amin làm những công việc gì và làm thế nào trở thành Admin? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được thông tin về chức vụ Admin nhé!

1. Admin là gì?

Admin được viết tắt bởi từ “Administrator”, trong tiếng Việt có nghĩa là quản trị viên, người quản lý hay người quản trị của các diễn đàn, blog, website, hay kinh doanh và có vị trí khá cao trong hệ thống làm việc. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, thuật ngữ Admin ngày càng được dùng trong nhiều lĩnh vực, và đóng vai trò là vị trí quan trọng trong các hoạt động của tổ chức, cơ quan.

Tìm hiểu khái niệm Admin là gì

Tùy theo từng vị trí trong các lĩnh vực mà Admin sẽ có cách gọi tên khác nhau. Chẳng hạn như Admin trên diễn đàn, mạng xã hội thì Admin là người tạo lập, xây dựng và quản lý các fanpage, có vai trò quản trị fanpage đó. Còn trong lĩnh vực website, Admin là những người xây dựng và là lực lượng nòng cốt trong các trang web này. Admin trong lĩnh vực kinh doanh được gọi là trợ lý kinh doanh hay Sale Admin.

2. Công việc và vai trò của Admin là gì?

Sau khi đã biết được Admin là gì, chúng ta cùng tìm hiểu công việc và vai trò của một người quản trị nhé!

2.1. Admin làm những công việc gì?

Admin chính là người quản trị, họ điều khiển việc làm của một phòng ban, cơ quan gồm tất cả các hoạt động của nơi đó, họ thường làm việc ở những vị trí cao như trợ lý giám đốc hay trưởng phòng. Quản trị viên có trong tay tiếng nói, quyền hạn riêng với vai trò và chức trách của mình, đồng thời tùy theo từng vị trí mà các quản trị viên sẽ thực hiện các công việc cụ thể.

Quản trị viên có tiếng nói và quyền hạn riêng

Chẳng hạn: Admin website là người chịu trách nhiệm điều hành, phân phối những chương trình của các website mà họ quản lý, với các website bán hàng, họ sẽ nhận quản lý việc bán sản phẩm cũng như các công đoạn bán từng sản phẩm đó, từ lúc sản xuất lên ý tưởng tới khi sản phẩm phân phối ra thị trường.

2.2. Vai trò và công việc cụ thể của từng vị trí trong Admin

2.2.1. Admin văn phòng

Admin văn phòng thường gặp ở các văn phòng lớn, có số lượng nhân viên đông và lớn, họ sẽ chịu tất cả các trách nhiệm về những công việc trong doanh nghiệp và điều phối công việc liên quan tới giấy tờ, hành chính. Vị trí Admin văn phòng được lập nên nhằm mục đích để bộ máy hoạt động trong doanh nghiệp có thể hoạt động, vận hành một cách trơn tru nhất.

Cụ thể, Admin văn phòng sẽ làm các công việc như sau:

- Sắp xếp lịch tổ chức, lịch họp trong các hội thảo, sự kiện trong công ty, doanh nghiệp.

- Hỗ trợ sự kiện và các khâu tổ chức họp trong công ty: Chuẩn bị máy chiếu, in ấn tài liệu hay những thiết bị, vật dụng cần thiết khác.

- Lưu trữ, sắp xếp, bảo quản hồ sơ của nhân sự trong công ty, doanh nghiệp.

- Hỗ trợ đặt vật tư cơ bản, văn phòng phẩm cho các phòng ban trong văn phòng.

Công việc của Admin văn phòng

- Tiếp nhận các cuộc điện thoại tới công ty, theo yêu cầu có thể chuyển hướng các cuộc điện thoại, phân loại và tiếp nhận các thư gửi giấy tờ đến và đi của công ty.

- Thực hiện các công việc quản lý dữ liệu trong toàn bộ công ty như quy định, danh sách nhân viên hay nội quy công ty…

- Cập nhật, xây dựng chính sách, nội quy trong công ty và báo cáo thu chi nội bộ hàng tháng.

2.2.2. Admin fanpage, website, cộng đồng đóng vai trò gì?

Khi nói tới khái niệm Admin là gì, thông thường mọi người thường nghĩ tới những người quản trị các fanpage, website, hội nhóm, cộng đồng… Vì các trang này cần phải có Admin mới có thể hoạt động, cụ thể công việc của họ như sau:

- Admin fanpage trên Facebook: Đây là những người tạo ra các fanpage và có chức quyền cao nhất trong các fanpage đó, là người duyệt nội dung của các thành viên đăng lên hoặc tự mình tạo ra các nội dung mới.

Admin fanpage trên Facebook là người có chức quyền cao nhất

Mục đích chủ yếu của Admin fanpage Facebook là để các fanpage này thu hút các lượt like, share, tương tác nhằm mục đích quảng cáo hoặc mục đích khác. Các fanpage trên Facebook có thể là fanpage cung cấp thông tin, bán hàng, giải trí,... và với mỗi mục đích, Admin sẽ xây dựng fanpage thành nội dung khác nhau, sao cho phù hợp với mục đích đưa ra.

- Admin website: Tuy không là người trực tiếp tạo ra website nhưng Admin website có quyền hạn cao nhất trong thời gian làm Admin của mình và có thể có một hoặc nhiều người cùng làm Admin. Với những trang có nhiều quản trị viên thì mỗi mảng sẽ có một quản trị viên khác nhau.

Admin website sẽ làm các công việc liên quan tới quản lý, điều phối website, vì vậy cần phải hiểu rõ web có chỉ số đánh giá thế nào để phù hợp với hoạt động hiện tại của trang web, giúp website có thể có những chiến lược phát triển phù hợp. Trong một công ty, website vô cùng quan trọng, là bộ mặt của công ty và kết nối với khách hàng, do đó Admin cần đảm bảo website đi đúng hướng do công ty đề ra và ngày càng phát triển tốt hơn.

- Admin trên các cộng đồng, diễn đàn, hội nhóm: Với sự phát triển của mạng xã hội và internet, các cộng đồng, diễn đàn hay hội nhóm ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn và cùng với đó là cần phải có người quản lý các hội nhóm, cộng đồng, diễn đàn này. Nhiệm vụ của họ là xét duyệt quản trị viên, định hướng nội dung trong các bài đăng ở cộng đồng, hội nhóm, diễn đàn, lọc các thành viên và toàn quyền xử lý những bài đăng vi phạm.

Nhiệm vụ của Admin trên các hội nhóm và diễn đàn

Thông thường, các Admin thường xây dựng chủ đề khác nhau để đảm bảo nhóm, diễn đàn, cộng đồng hoạt động một cách tốt nhất. Đồng thời, thành viên nào nếu vi phạm sẽ bị ra khỏi nhóm nên các thành viên cần tuân thủ đúng bài đăng theo chủ đề để kiểm soát dễ hơn.

3. Admin cần có những kỹ năng gì?

Mỗi Admin tùy theo lĩnh vực sẽ cần có những kỹ năng khác nhau, tuy nhiên về cơ bản thì các Admin sẽ cần có các kỹ năng như sau:

3.1. Bảo mật thông tin nội bộ

Trong một công ty hay website, hội nhóm, fanpage nào đó, Admin là người nắm giữ các thông tin tuyệt mật và cần rèn luyện cho bản thân khả năng bảo mật tốt nhất. Bởi nếu bạn không bảo mật tốt thông tin về khiến thông tin quan trọng bị rò rỉ, bạn sẽ khiến ảnh hưởng tới cả uy tín của bạn và doanh nghiệp, cũng như khiến doanh nghiệp bị tổn thất.

3.2. Kiến thức về quản lý

Admin đóng vai trò là nhà quản lý nên cần phải biết cách quản lý lĩnh vực mà mình làm việc, cũng như để giúp công việc thực hiện dễ dàng và đơn giản, Admin cần là người có nhiều nội dung sáng tạo. Đồng thời, dù làm trong lĩnh vực nào, Admin cũng đều đóng vai trò là quản lý nên kỹ năng này không thể thiếu.

Kiến thức về quản lý

3.3. Kỹ năng giao tiếp tốt

Quản trị viên là người kết nối giữa lãnh đạo, phòng ban, khách hàng với nhau hoặc là người kết nối người dùng, thành viên với những nội dung mà mình đăng tải. Do đó, kỹ năng này đặc biệt cần thiết cho vị trí Admin để có thể truyền tải được thông điệp tới cộng đồng, gặp gỡ khách hàng hoặc giao tiếp với những người khác.

Để tìm việc làm Admin nhanh chóng và dễ dàng, bạn hãy truy cập vào website vieclam123.vn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những việc làm tốt và chất lượng nhất, phù hợp với khả năng của bạn ở mọi vị trí như Admin văn phòng, Sale Admin, Admin website, Admin fanpage, Admin hội nhóm, diễn đàn…

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được Admin là gì và những công việc mà các vị trí Admin thường làm. Admin là tên gọi chung cho người quản trị ở các lĩnh vực khác nhau và có quyền hạn khá cao, quản lý nhân viên, thành viên của mình và giúp khu vực, vị trí mình quản lý có thể hoạt động hiệu quả nhất. Để trở thành Admin, bạn cần phải có một số kỹ năng như quản lý, giao tiếp và có thể bảo mật thông tin nội bộ.

Sale Admin là gì?

Trong doanh nghiệp, Sale Admin hay trợ lý kinh doanh là người đóng vai trò quan trọng. Vậy Sale Admin là gì? Truy cập ngay bài viết bên dưới để hiểu thêm về công việc của một Sale Admin nhé!

Sale Admin là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023