Là một trong những ngành yêu cầu đạo đức nghề nghiệp cao, điều dưỡng viên ngoài việc nắm bắt nghiệp vụ còn phải “khắc cốt ghi tâm” những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đang được áp dụng tại Việt Nam. Vậy 8 chuẩn điều dưỡng đó là gì và nội dung cụ thể ra sao, bài viết sau đây của vieclam123.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
MỤC LỤC
Nhiều người trong ngành hoặc mới vào nghề chắc chắn sẽ muốn tìm hiểu về khái niệm chuẩn mực đạo đức điều dưỡng là gì? Vậy bạn sẽ được biết khi theo dõi nội dung sau đây.
Hiểu một cách đơn giản, chuẩn mực đạo đức điều dưỡng chính là những nguyên tắc, là giá trị nghề nghiệp có mục đích hướng dẫn nhân viên điều dưỡng hành nghề có đạo đức.
Có một điểm khác biệt ở ngành Y nói chung và ngành Điều dưỡng nói riêng so với những ngành nghề khác đó chính là vấn đề đạo đức. Liên quan tới chăm sóc người bệnh, điều dưỡng viên có nghĩa vụ và trách nhiệm an ủi, động viên tinh thần bệnh nhân cũng như người nhà của họ để giảm thiểu bớt áp lực bệnh tật.
Mỗi điều dưỡng viên muốn hành nghề tốt ngoài việc nắm rõ kiến thức nghiệp vụ chuyên môn thì còn phải có đạo đức. Bởi đây là 2 yếu tố cốt lõi giúp người điều dưỡng nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp của mình.
Hiện nay ở Việt Nam, để hành nghề điều dưỡng chuyên nghiệp, mỗi ứng viên cần phải nắm rõ 8 chuẩn điều dưỡng được Nhà nước và Bộ Y tế đưa ra. Tìm hiểu ngay những thông tin bên dưới để biết hết về chúng nhé.
Nghề Y hay Điều dưỡng đều là những ngành liên quan tới sức khỏe, tính mạng của con người. Chính vì thế người làm nghề điều dưỡng cần phải có nền tảng vững chắc là đạo đức. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đội ngũ Y tế của bệnh viện, điều dưỡng viên còn phải thể hiện tốt vai trò là người đồng hành cho người bệnh để họ có thêm động lực vượt qua bệnh tật.
8 chuẩn điều dưỡng sau đây sẽ giúp bạn có thêm nền tảng để hành nghề dễ dàng, cùng theo dõi nhé.
Tiêu chuẩn thứ nhất, luôn đảm bảo an toàn cho người bệnh. Với tiêu chuẩn này, điều dưỡng viên cần tuân thủ theo những yếu tố sau đây:
- Điều dưỡng viên phải đảm bảo sự an toàn cho người bệnh, đó là yếu tố hàng đầu mà nhân viên này phải sở hữu. Vậy nên những người làm điều dưỡng cần phải trau dồi kỹ năng thực hành nghiệp vụ tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ của người bệnh.
- Điều dưỡng viên phải chịu trách nhiệm về những công việc thuộc về chuyên môn trong suốt quá trình làm việc. Đồng thời điều dưỡng viên phải biết ngăn chặn những hành vi sai trái với chuẩn đạo đức của mình.
Một trong 8 chuẩn điều dưỡng có ghi rất rõ về việc tôn trọng người bệnh và người nhà bệnh nhân. Điều quan trọng là tôn trọng những người lớn tuổi, tôn trọng giới tính của người khác và dân tộc của bệnh nhân.
Trong quá trình làm việc, điều dưỡng viên cần tôn trọng nhu cầu cũng như quyền lợi của bệnh nhân, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người bệnh, người nhà của họ.
Điều dưỡng viên cần kịp thời cung cấp thông tin cần thiết cho người bệnh, đồng thời trả lời những thắc mắc mà bệnh nhân cũng như người nhà của họ quan tâm.
Đối với những bệnh nhân có bệnh tình nguy hiểm, điều dưỡng viên cần giữ bí mật để họ không lo lắng. Bên cạnh đó, phải chăm sóc tận tâm, chu đáo và công bằng với tất cả bệnh nhân.
Để có thể tiếp cận với người bệnh, điều dưỡng viên cần có thái độ thân thiện, cởi mở bởi họ chính là cầu nối giữ bác sĩ với người bệnh. Tuy nhiên để làm được điều đó, nhân viên điều dưỡng cần có kỹ năng lắng nghe, luôn giải đáp tất cả những thắc mắc của bệnh nhân khi họ yêu cầu.
Điều dưỡng phải luôn đề cao tinh thần trách nhiệm với công việc, bằng cách tạo cử chỉ gần gũi và lịch sự. Điều này giúp bệnh nhân giảm thiểu những lo lắng về bệnh tật trong quá trình điều trị bệnh tật.
Không riêng gì điều dưỡng, tất cả những ngành nghề khác đều đòi hỏi người làm sự trung thực tuyệt đối. Riêng với nghề Y nói chung và nghề điều dưỡng nói riêng người làm nhiệm vụ cần đảm bảo sự trung thực trong những nghiệp vụ sau đây:
Thứ nhất, điều dưỡng cần trung thực trong vấn đề quản lý và sử dụng thuốc hay các vật dụng y tế cấp phát cho bệnh nhân.
Thứ hai, cần trung thực trong vấn đề ghi chép thông tin có liên quan tới bệnh tình của bệnh nhân điều dưỡng. Đây là căn cứ quan trọng để bác sĩ đánh giá và chẩn đoán bệnh để đưa ra phương án điều trị kịp thời.
Thứ ba, điều dưỡng viên cần trung thực trong việc hoạt động chuyên môn chăm sóc người bệnh, đồng thời thực hiện nghiêm túc các chỉ định trong điều trị theo yêu cầu của bác sĩ.
Điều dưỡng viên được coi là người thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ với công việc chính là những người đảm bảo những tiêu chí sau đây:
Thứ nhất, điều dưỡng viên thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật thuộc nghiệp vụ chuyên ngành, đồng thời thực hiện toàn bộ những chức năng được giao.
Thứ hai, điều dưỡng viên phải liên tục cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới nhất liên quan tới nghiệp vụ, từ đó phục vụ cho công việc một cách hiệu quả nhất.
Thứ ba, điều dưỡng viên cũng cần trau dồi kiến thức và chăm chỉ nghiên cứu để nâng cao tay nghề, đây là nền tảng vững chắc để họ nhanh chóng thăng tiến trong công việc.
Nhiều người chưa thực sự hiểu rõ lòng tự tôn trong nghề điều dưỡng là như thế nào và nó thể hiện cụ thể ra sao. Đừng lo, những thông tin mà vieclam123.vn chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn thông tỏ vấn đề này.
Thứ nhất, lòng tự tôn trong nghề nghiệp chính là việc giữ gìn những giá trị cũng như danh dự trong nghề nghiệp. Luôn làm việc trong minh bạch, công khai và lành mạnh.
Thứ hai, lòng tự tôn còn được thể hiện ở việc tận tụy chăm sóc bệnh nhân, luôn tuân thủ chấp hành theo quy định của nơi làm việc.
Thứ ba, điều dưỡng viên cần phải biết từ chối nhận tiền hoặc lợi ích trước mắt từ người bệnh cũng như người nhà của họ, thay vào đó dành sự ưu tiên trong công tác khám chữa bệnh theo đúng quy định chung.
Thứ tư, cần tôn trọng các điều lệ mà Hội đặt ra, đồng thời tự nguyện tham gia vào các hoạt động của Hội điều dưỡng được các cấp tổ chức.
Trong một tập thể, sự đoàn kết luôn được chú trọng để tạo ra sức mạnh phi thường. Chính vì thế, trong 8 chuẩn điều dưỡng có 1 yếu tố nhắc đến sự đoàn kết và thật thà. Cụ thể:
- Các nhân viên điều dưỡng cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý với nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao, giúp đỡ nhau trong mọi công việc và cùng nhau tích lũy những kinh nghiệm đáng giá.
- Cần tôn trọng và bảo vệ danh dự của bản thân cũng như những người đồng nghiệp của mình. Ngoài ra, điều dưỡng viên cần sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân cho đồng nghiệp để họ có cơ hội phát triển hơn trong công việc.
Một người điều dưỡng viên cần có sự chính trực trong từng hành vi và lời nói. Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật được coi là một nhân viên có trách nhiệm.
Điều dưỡng viên cần tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng, là người gương mẫu trong các tổ chức sinh hoạt tại địa phương. Chắc chắn khi làm được những điều này điều dưỡng viên sẽ tạo được hình ảnh tốt đẹp trong mắt những bệnh nhân của mình.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu và điểm danh 8 chuẩn điều dưỡng đang áp dụng tại Việt Nam. Nếu có ý định theo nghiệp này, ngay từ bây giờ hãy ghi nhớ chúng, chắc chắn công việc của bạn sau này sẽ phải dùng tới.
Trong các đợt ứng tuyển, ứng viên ngành điều dưỡng cần chuẩn bị cho mình một mẫu CV xin việc chỉn chu và chuyên nghiệp, trong đó mục tiêu nghề nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong thành công của bạn. Viết mục tiêu nghề nghiệp điều dưỡng như thế nào chính là mối quan tâm hàng đầu của những người theo ngành, hãy cùng vieclam123.vn khám phá qua bài viết sau đây nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023