Blog

6 sigma là gì? Nguyên tắc và cách áp dụng phương pháp 6 sigma

10/03/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

6 sigma là một phương pháp có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến ngành công nghiệp trên toàn thế giới. Phương pháp này đã giúp cho các doanh nghiệp đạt được những hiệu quả cao về sản lượng và chất lượng. Vậy, để tìm hiểu về phương pháp này thì hãy cùng đi tìm lời giải đáp ở bài viết sau đây về 6 sigma là gì và những nguyên tắc, cách áp dụng 6 sigma chuẩn nhất nhé!

1. Giải thích 6 sigma là gì?

6 sigma từ lâu đã là một trong những phương pháp được áp dụng trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Đây là một phương pháp có sự ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất và chất lượng của một doanh nghiệp. Cho đến tận ngày nay thì phương pháp này vẫn đang được áp dụng rất nhiều nhưng không phải ai cũng biết rõ về nó. Vậy, 6 sigma là gì

6 sigma hay còn được viết là 6σ (Six Sigma) là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng được khởi xướng từ những năm 80 của thế kỷ 20 bởi Motorola. Đây là một phương pháp thực hiện nguyên tắc quản lý chất lượng bằng cách loại bỏ hao phí và giảm tối đa các lỗi (khuyết tật). Từ đây thì 6 sigma sẽ giảm thiểu được các lỗi sai của sản phẩm và giúp làm tăng độ chính xác của quy trình.

Giải thích 6 sigma là gì chuẩn nhất

Nhiều người lầm tưởng rằng 6 sigma là một hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001 nhưng không phải vậy. Phương pháp này lại mang đến một tư duy vô cùng mới cho doanh nghiệp. Tư duy này mới mẻ ở chỗ: Thay vì chỉ tập trung vào xử lý lỗi của sản phẩm thì nên đầu tư vào cải tiến quy trình để tránh tối đa các khuyết tật xảy ra. Những điều này sẽ nhằm mục đích là tạo lập được sự ổn định gần như là hoàn hảo trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Phương pháp được sử dụng trong 6 sigma là thống kê đếm lỗi phát sinh trong một quá trình và từ đó tìm ra cách khắc phục. Một quy trình 6 sigma sẽ hoàn hảo đến 99,99966%, đây chính là cấp độ thứ 6 của 6 sigma.

2. Nguyên tắc và cách áp dụng phương pháp 6 sigma

2.1. Những lợi ích khi sử dụng phương pháp 6 sigma

Là một phương pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng bởi có nhiều lợi ích lớn. Sau đây là chi tiết những lợi ích của phương pháp 6 sigma:

2.1.1. Lòng trung thành của khách hàng được giữ vững

Do được áp dụng vào quy trình sản xuất và hiểu được tường tận những yêu cầu của khách hàng cho nên những sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không mắc lỗi giúp khách hàng hài lòng hơn.

Những lợi ích khi sử dụng phương pháp 6 sigma

Không chỉ vậy, bên cạnh đó sản phẩm còn được đáp ứng kỳ vọng mà khách hàng mong muốn. Đây chính là nguyên nhân mà khách hàng giữ lòng trung thành với một doanh nghiệp. Nhưng để có được lòng trung thành này thì bạn sẽ cần phải thực hiện những cuộc khảo sát, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng để nắm bắt tâm lý của họ

2.1.2. Tạo lập được một kế hoạch chiến lược rõ ràng

Bên cạnh những điều quan trọng như là đưa ra tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu trong doanh nghiệp thì việc tạo lập một tầm nhìn chiến lược là rất quan trọng trong 6 sigma.

Chẳng hạn như việc chiến lược của doanh nghiệp bạn là dẫn đầu về chi phí thì nhờ có phương pháp 6 sigma thì nó có thể loại bỏ được những sự không cần thiết trong quy trình nội bộ.

2.1.3. Văn hóa doanh nghiệp được cải thiện một cách rõ rệt

Nhờ có phương pháp 6 sigma thì những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình kinh doanh sẽ được giải quyết một cách triệt để nhất. Từ đó chủ doanh nghiệp sẽ dễ dàng định hướng được nhân viên của mình, chủ động trong công việc hơn. Đây chính mối gắn kết bền vững giữa doanh nghiệp và nhân viên. Khi quy trình làm việc trở nên hoàn hảo thì văn hóa doanh nghiệp tất nhiên sẽ cải thiện.

Ưu điểm của phương pháp 6 sigma đầy đủ và chính xác nhất

Ngoài ra, nhờ có phương pháp 6 sigma thì những dự án trong doanh nghiệp cũng như quy mô sản xuất sẽ được mở rộng giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu. 

2.1.4. Gia tăng lợi lợi nhuận và được gia giảm chi phí

Dựa vào những tỷ lệ khuyết tật được giảm một cách rõ rệt và không tái diễn trong doanh nghiệp thì từ đây có thể loại bỏ được những chi phí không cần thiết. Nhờ vào điều này thì doanh nghiệp sẽ tạo được một sản phẩm hoàn hảo và chi phí bán trên từng đơn vị sẽ giảm bớt và từ đó lợi nhuận tăng theo.

2.2. Tìm hiểu về nguyên tắc áp dụng 6 sigma

Như vậy, sau khi đã tìm hiểu và khám phá được những định nghĩa của 6 sigma thì nguyên tắc áp dụng của 6 sigma là một trong những điều được rất nhiều người quan tâm. Vậy nguyên tắc áp dụng phương pháp 6 sigma là gì?

Để một doanh nghiệp có được những hiệu quả đáng mong đợi thì cần nắm bắt các nguyên tắc như sau của hệ phương pháp 6 sigma.

- Đặt khách hàng làm trọng tâm: Không chỉ riêng với 6 sigma thì những triết lý kinh doanh khách đều lấy khách hàng làm trung tâm. Bởi một doanh nghiệp kinh doanh có được sự thành công hay không thì đều do chính khách hàng quyết định. Chính vì vậy bất kể những thay đổi hay có sự cải tiến trong quy trình sản xuất hay kinh doanh đều cần phải dựa trên những yêu cầu và mong muốn của các khách hàng.

Tìm hiểu về nguyên tắc áp dụng 6 sigma

- Hướng quản trị theo cách chủ động nhất: Doanh nghiệp sẽ cần phải tự chủ động ngăn ngừa và loại bỏ đi những lỗi sai. Điều này sẽ tránh được việc các lỗi sai đã xảy ra rồi mới bắt đầu xử lý và khắc phục.

- Các yếu tố dữ liệu và dữ kiện cần được đề cao: Khi mà doanh nghiệp thực hiện tiến hành phương pháp 6 sigma vào trong doanh nghiệp của mình thì cần phải đưa ra được những dữ liệu cần thiết và cách áp dụng những dữ liệu đó như thế nào cho hiệu quả. Khi làm rõ được hai vấn đề này thì hiệu quả áp dụng phương pháp 6 sigma sẽ đạt được một cách tối đa nhất.

- Hoàn hảo nhưng không có nghĩa là không có sai lầm: Ngay từ khi áp dụng phương pháp 6 sigma thì doanh nghiệp không được quá nóng vợi bởi tiêu chuẩn của phương pháp này không phải 100% chính xác cho nên sẽ không thể nào hoàn hảo một cách tuyệt đối được. Từ những sự sai lầm trong mức cho phép thì mới có thể tạo được những bào học có giá trị.

Các nguyên tắc áp dụng 6 sigma mà bạn cần nắm rõ

- Áp dụng phương pháp cộng tác không có rào cản: Việc này sẽ tạo ra được một quy trình hoàn thiện từ đầu đến cuối, cần thực hiện theo cả chiều dọc, chiều ngang, và đan chéo giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp.

2.3. Năm bước áp dụng 6 sigma vào doanh nghiệp chuẩn nhất

Việc thực hiện áp dụng 6 sigma là gì? Lúc này, doanh nghiệp cần áp dụng quy trình DMAIC truyền thống cho mọi ngành nghề, lĩnh vực. Như vậy, để áp dụng được phương pháp 6 sigma vào doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất thì sẽ cần thực hiện theo những bước như sau:

- Bước đầu đó là xác định:  Define (D) đây chính là bước nhận định về khách hàng và những yêu cầu chất lượng cần có. Khi đã tự đánh giá được doanh nghiệp đang ở mức độ nào thì bạn sẽ cần phải xác định các khu vực kinh doanh trọng điểm.

- Tiếp đến đó chính là đo lường - Measure (M). Công đoạn này sẽ là thu thập những dữ liệu, tiến hành đánh giá và nhận dạng những vấn đề đang phát sinh và từ đó tìm đến những nguyên nhân của khuyết điểm.

Năm bước áp dụng 6 sigma vào doanh nghiệp chuẩn nhất

- Phân tích là bước tiếp theo của quá trình áp dụng 6 sigma Analyze (A). Bạn cần xác định được khoảng cách của mục tiêu và kết quả thực hiện cả công việc hiện tại và đồng thời đưa ra những cơ hội cho doanh nghiệp của mình.

- Tiếp đến là bước cải tiến Improve (I) bạn sẽ cần theo dõi thật sát sao để đưa ra những quyết định đúng đắn khi cần đến.

- Bước cuối cùng đó chính là kiểm soát Control đây sẽ là bước để giám sát đồng thời kiểm soát những mục tiêu đã được đề ra từ ban đầu.

Như vậy, 6 sigma là một phương pháp đem lại rất nhiều thành công cho doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu 6 sigma là gì cùng với những nguyên tắc và cách áp dụng vào doanh nghiệp thật hiệu quả.

Airtag là gì

Với những người chơi hệ táo khuyết chắc hẳn không còn xa lạ gì với thiết bị airag. Nếu như chưa biết rõ về thiết bị vô cùng thông minh này thì hãy cùng tìm hiểu ngay khái niệm của airtag là gì và những cách thức hoạt động của nó chuẩn nhất nhé!

Airtag là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023