Blog

Tổng hợp các trò chơi tập thể hay nhất giúp gắn kết mọi người

16/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Những trò chơi tập thể dành cho các hoạt động tập thể của teambuilding, các hoạt động đoàn thể và  các bạn bè với nhau đều cùng mục đích là gắn kết mọi người lại với nhau, hoạt động vui chơi này có thể là được tổ chức ở nhiều nơi, có thể tại văn phòng, có thể tại các khu bãi biển, khu công viên, các sân tập,… Do vậy mà chúng tôi đã tìm hiểu và sư tầm các trò chơi tập thể để các bạn có thể ứng dụng vào các dịp hoạt động của mình nhé đặc biệt là trong dịp hè này.

 

1. Trò chơi tập thể là gì?

Các trò chơi tập thể (hay còn được gọi là Team Building) là những trò chơi được tổ chức tại một khoảng không gian rộng với sự tham gia của một tập thể. Những trò chơi được đưa ra hoặc soạn thảo ra phải là những trò đòi hỏi có sự phối hợp giữa các thành viên trong một đội và sự đối kháng giữa các đội với nhau. Mục đích các trò chơi được đưa ra là để đề cao vai trò hoạt động nhóm và giúp người chơi nâng cao tinh thần đoàn kết đồng đội.

Không gian được chọn lựa có thể là ngoài trời (bãi biển, sân trường…) hoặc trong nhà (nhà thi đấu, phòng sinh hoạt chung…). Tuy nhiên không gian được chọn lựa cần phải đáp ứng đủ độ rộng để người chơi có thể hoạt động thoải mái, chơi hết mình; nhưng những địa điểm đó cũng cần phải đảm bảo độ an toàn, tránh người chơi gặp những tai nạn không mong muốn.

Tùy thuộc vào mỗi trò chơi sẽ có những dụng cụ, vật dụng đặc trưng đi kèm theo để hỗ trợ người chơi.

Các bạn sẽ thấy trò chơi tập thể thường xuất hiện ở những buổi dã ngoại, những buổi đi chơi của cả tập thể; hay vào những ngày lễ, phát động thi đua ở các trường học; hoặc trong các lớp học, khi giáo viên kết hợp trò chơi với bài giảng để giúp học sinh ghi nhớ lâu; cũng có thể là sau một ngày học tập, làm việc vất vả để có thể rèn luyện sức khỏe, giải tỏa căng thẳng và nâng cao tinh thần đồng đội.

2. Những yêu cầu về trò chơi tập thể hay

 Để tổ chức một trò chơi tập thể hay thì không thể thiếu các yếu tố sau:

- Người dẫn chương trình:  Người dẫn chương trình là người sẽ đứng ra phổ biến các trò chơi được thực hiện như thế nào? Là người truyền cảm hứng  cho mọi người chơi giúp người chơi thêm phấn khởi thực hiện hoạt động trò chơi này.

- Ban giám sát: Bởi vì có nhiều trò chơi tập thể khác nhau nên tránh trường hợp gian lận sẽ có ban giám sát để trò chơi công bằng hơn tránh các mâu thuẫn không mong muốn xảy ra.

- Người chơi: Đây là một yếu tố không thể thiếu trong việc tổ chức hoạt động trò chơi tập thể này. Là một người chơi khi tham gia hoạt động trò chơi tập thể cần phải gạt bỏ hết tất cả những vấn đề thường ngày xảy ra và chơi với một tâm thế hết sức nhiệt tình để trò chơi tập thể có nhiều tiếng cười và mang lại hiệu quả cao nhất cho chương trình.

- Cơ sở vật chất: Khi tổ chức hoạt động trò chơi tập thể, ban tổ chức cần chuẩn bị địa điểm hoạt động các dụng cụ, thiết bị, cơ sở vật chất cho các trò chơi đảm bảo các hạng mục trò chơi không gặp bất trắc gì khi đang hoạt động đáp ứng được nhu cầu trò chơi tập thể.

3. Thời điểm tổ chức trò chơi tập thể

Trò chơi tập thể có thể tổ chức bất cứ lúc nào, nhưng sẽ đem lại hiệu quả cho tổ chức, bạn bè vào đúng thời điểm:

- Khi trong mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè có dấu hiệu rạn nứt, không còn đoàn kết

- Khi nhân viên có dấu hiệu chán nản, bị stress vì áp lực công việc của công ty

- Khi công ty đang chuẩn bị tinh thần để thực hiện một chiến lược dài hạn và dự án lớn cần tạo tinh thần và sự nhiệt tình cho nhân viên

Bên cạnh đó, còn có thể tổ chức hoạt động khi công ty cho nhân viên đi du lịch, hay các ngày lễ hoạt động thể thao

4. Các trò chơi tập thể

4.1. Trò chơi tập thể hay tổ chức trong nhà

Trò chơi tập thể trong nhà phù hợp với các nhóm sinh viên, nhóm văn phòng trong công ty vào những buổi sinh hoạt, những trò chơi tập thể này được tổ chức với mục đích kích thích sự tư duy sáng tạo của các thành viên nhằm mang lại hiệu quả cho công việc. Dưới đây là các trò chơi tập thể hay trong nhà mà các bạn có thể  tham khảo qua để thực hiện nó nhé.

Trò chơi thứ nhất: Gà nhặt thóc

- Số lượng thành viên: Tùy vào sĩ số trong phòng mà chia thành 3 đội, thường thì mỗi đội sẽ khoảng 3 thành viên

- Đạo cụ: Mỗi đội sẽ có 5 chiếc cốc và một số lượng viên đạn dùng cho súng trẻ em với 5 màu sắc khác nhau được trộn đều

- Luật chơi:  Với số lượng đã cho sẵn và đều nhau. Khi trọng tài hồ hiệu lệnh bắt đầu đội nào lọc các viên đạn theo từng màu vào đủ 5 chiếc cốc sẽ chiến thắng

Trò chơi thứ hai: Xếp tháp

- Số lượng thành viên:  5-6 thành viên trong một đội, tùy vào số lượng tham gia hoạt động.

- Dụng cụ: Mỗi đội có có một bộ mô hình và một dụng cụ xây tháp

- Luật chơi: Tất cả các thành viên trong đội cùng cầm vào chiếc dây của dụng cụ xây tháp đã có sẵn sau đó cùng nhau điều khiển dụng cụ di chuyển những mô hình từ  điểm xuất phát tới điểm đích sao cho xây được ngọn tháp cao ngày càng cao, trong lúc di chuyển nếu làm rơi mô hình phải quay lại vị trí ban đầu và thực hiện lại, đội nào xây được ngọn tháp cao nhất sẽ thắng cuộc trong trò chơi tập thể này.

Trò chơi thứ ba: Đồng hồ cát

- Số lượng thành viên: Mỗi đội cử ra một thành viên để chơi trò này

-  Đạo cụ: 2 chiếc chai lớn, những viên bi nhiều màu sắc có cùng số lượng

- Luật chơi: Mỗi đội có 2 chiếc chai, 1 trong 2 chai đó đổ gầy đầy chai các viên bi, sau đó cho 2 đầu chai dính lại với nhau tạo thành một chiếc đồng hồ cát, những chiếc chai được đặt sẵn trên bàn. Sau hi có hiệu lệnh của người trọng tài, các thành viên mới được cầm chiếc chai lên, lắc sao cho những viên bi từ chai nằm trên rơi xuống chai phía dưới, thành viên của đội nào làm cho những viên bi ở cả 2 chai rơi xuống hết trước tiên sẽ thắng cuộc

 Trò chơi thứ 4:  Đập bong bóng bằng mông

- Số lượng thành viên: Được chia thành 3-5 đội, mỗi đội từ 5 người trở lên tùy theo số lượng tham gia hoạt động

- Đạo cụ: Bóng bay

- Luật chơi: Mỗi đội được ban tổ chức phát cho một túi bóng bay, các thành viên lần lượt thổi bóng của mình, khi có hiệu lệnh, từng thành viên sẽ chạy lên vạch đích có đội trưởng, dùng mông của mình và mông đội trưởng làm vỡ quả bóng đó, với thời gian giới hạn là 5 phút, đội nào làm vỡ được nhiều bóng nhất sẽ thắng cuộc

Trò chơi thứ năm: Bắt sâu

- Số lượng:  4 – 6 cặp, mỗi một cặp gồm 1 nam , 1 nữ

- Dụng cụ: keo dán 2 mặt , con sâu bằng giấy hay bằng nhựa

- Luật chơi:  Ban tổ chức sẽ dán những con sâu bằng giấy, bằng nhựa lên người những bạn nam, còn  bạn nữ sẽ bịt mắt và phải tìm bắt mấy con sâu được dán trên quần áo của bạn nam, cặp nào bắt xong trước xem như là thắng , được thưởng.

Trò này mang tính giải trí rất nhiều nên có một số lưu ý như sau: Không được dán sâu vào mấy chỗ nhạy cảm và khuyến khích dán càng gần chỗ nhạy cảm càng tốt

Trò chơi thứ sáu: Bão qua làng

- Số lượng thành viên: Mỗi một đội chỉ cần 1-2 người

 - Đạo cụ: Mỗi đội 10-15 chiếc cốc giấy/nhựa xếp hàng ngang tại mép bàn và những quả bóng bay.

- Luật chơi: Mỗi đội cử thành viên của đội mình để thi đấu, người chơi dùng hết sức mình để thổi căng quả bóng, sau đó dùng quả bóng để nhả hơi thổi hàng cốc cho rơi xuống đất, đội nào thổi được hết những chiếc cốc xuống trước sẽ thắng cuộc

Trò chơi thứ bảy: Vận chuyển bóng

- Số lượng thành viên: Tùy theo số lượng người tham gia hoạt động có thể chia thành 3 đội, mỗi đội có 6 hoặc 8 người

- Đạo cụ: những quả bóng tennis, những chiếc rổ để đựng bóng

- Luật chơi: Mỗi một đội chơi xếp thành 2 hàng dọc theo các cặp đôi, khi nghe hiệu lệnh từng cặp của các đội cầm quả bóng tennis đưa lên miệng của nhau và cùng di chuyển đến đích và thả vào cái rỗ, sau đó trở về cho cặp chơi tiếp theo làm tương tự, trong lúc di chuyển nếu làm rơi bóng tennis thì phải quay lại vị trí ban đầu, đội nào làm mang được nhiều quả bóng tới rổ là đội đó chiến thắng

Trò chơi thứ tám:  Bắn bị mục tiêu

- Số lượng thành viên: Chia thành 2-3 đội, mỗi đội ít nhất có 3 người trở lên

- Đạo cụ: Các viên bi, một chiếc bàn, một chiếc bình nước và một chiếc bát nhỏ đặt trong bình nước, cùng một chiếc cốc đựng những viên bi.

- Luật chơi: Các thành viên mỗi đội xếp thành hàng dọc trước bàn, khi có hiệu lệnh bắt đầu, từng thành viên sẽ dùng viên bi trong cốc, đập nẩy trên bàn sao cho viên bi đó bắn  vào chính chiếc bát nhỏ trong bình nước, Sau mỗi lần, thành viên sẽ về cuối hàng để nhường phần chơi cho thành viên tiếp theo, kết thúc thời gian quy định đội nào được nhiều bi vào bát nhất sẽ chiến thắng

Trò chơi thứ chín: Đẳng cấp thổi bóng

- Số lượng lượng thành viên:  4-5 thành viên trong một đội tùy vào số lượng tham gia, sau đó chia thành 3 đội.

- Đạo cụ: Quả bóng tennis, chiếc bàn và những chiếc cốc đựng đầy nước

- Luật chơi: Các thành viên mỗi đội lấy quả bóng bàn đặt ở cốc nước thứ nhất, sau đó có nhiệm vụ là thổi quả bóng đó sang cốc thứ 2, sau một lần thổi thành viên tiếp theo sẽ thổi tiếp cho tới cốc cuối cùng trên bàn, sau thời gian quy định đội nào thổi về trước đội đó sẽ thắng cuộc

Trò chơi thứ 10: Bóng bàn hiện đại

- Số lượng thành viên: Chia tập thể thành 2-3 đội tùy số lượng thành viên

- Đạo cụ: Mỗi đội được chuẩn bị 2 chiếc bàn, một chiếc được đặt những chiếc cốc nhựa đựng nước, một chiếc để trống tại vị trí chơi của đội và những quả bóng bàn.

- Luật chơi: Các thành viên mỗi đội đứng thành hàng dọc, khi có hiệu lệnh từ ban tổ chức, mỗi thành viên lần lượt dùng một trái bóng bàn, đập vào chiếc bàn của đội mình sao cho nó bật vào một trong những chiếc cốc trên bàn đích, sau đó, đổi cho người kế tiếp, đội nào làm đầy được tất cả các chiếc cốc trên bàn sẽ chiến thắng.

4.2. Trò chơi tập thể hay tổ chức ngoài trời

Trò chơi thứ nhất: Tay nhanh hơn não

- Số lượng thành viên: Không giới hạn

 - Đạo cụ cho trò chơi này chính là đôi tay và trí não

- Luật chơi: Cả tập thể ngồi thành vòng tròn, người dẫn trò chơi sẽ điểm danh từ số 1 tới hết cho các thành viên trong trò chơi này, bắt buộc các thành viên có phải nhớ số thứ tự của mình cũng như của 2 người bên cạnh. Khi trò chơi bắt đầu, người hướng dẫn trò chơi sẽ đọc một số bất kỳ của thành viên nào đó, người được gọi sẽ nhanh miệng đọc to một số khác, 2 người bên cạnh cần nhanh chóng bịt miệng người được gọi tên sao cho họ không kịp đọc số khác, nếu người được gọi bị bịt miệng thì sẽ thua còn nếu không bị bịt miệng thì 2 người bên cạnh sẽ thua.

Trò chơi thứ hai: Thổi bóng

- Số lượng thành viên:  Tùy vào số lượng tham gia, sau đó chia thành 2-4 đội va mỗi đội tự đặt tên cho mình.

- Đạo cụ: bóng bay

- Luật chơi:  Mỗi đội được phát 1 túi bóng bay và các thành viên trong mỗi đội xếp thành hàng dọc, khi hiệu lệnh bắt đầu lần lượt từng thành viên cầm quả bóng của mình, chạy lên khu vực sân khấu thổi bóng sao cho nổ quả bóng đó sau thời gian quy định đội nào thổi nổ được nhiều bóng nhất sẽ thắng cuộc trong trò chơi này.

Trò chơi thứ 3: Góp Nước

- Số lượng thành viên: Được chia thành 3-4 đội, tùy vào số lượng người chơi nhưng  ít nhất mỗi đội phải có 5 người trở lên

- Đạo cụ: Những chiếc cốc nhựa và một xô đựng nước, hoạt động này nên tổ chức ngoài biển hoặc các khu vực có nước

- Luật chơi: Các thành viên xếp thành hàng dọc và mỗi người có một chiếc cốc, người đầu tiên có nhiệm vụ dùng miệng ngậm cốc múc nước từ khu vực có nước về chuyền cho thành viên thứ 2 và tới thành viên cuối cùng, thành viên cuối cùng đổ số nước mình nhận được vào xô của đội mình, sau thời gian quy định, đội nào có nhiều nước nhất trong xô sẽ thắng cuộc.

Trò chơi thứ 4: Chuyển chanh

- Số lượng thành viên: Chia các thành viên tham gia thành 2-4 đội tùy số lượng

 - Đạo cụ: 20 quả chanh và số lượng thìa bằng số lượng thành viên tham gia.

Luật chơi: Mỗi đội xếp thành hàng dọc tại vạch xuất phát, khi hiệu lệnh bắt đầu, các thành viên sẽ ngậm thìa trên miệng và chuyền quả chanh bằng thìa từ người đầu tiên tới người cuối cùng, người cuối cùng có nhiệm vụ di chuyển quả chanh trên chiếc thìa của mình về đích, sau khoảng thời gian quy định, đội nào có nhiều chanh nhất và ít làm rơi nhất sẽ thắng cuộc.

Trò chơi thứ 5: Nhảy dây giữ nước

- Số lượng thành viên:  Được chia thành 2 đội, mỗi một đội có 7 người

 Trong đó:  2 người quật, 5 người nhảy

- Dụng cụ: Dây nhảy, nước, cốc đựng nước và một cái bình đựng nước.

- Luật chơi: Mỗi đội sẽ có 5 lần nhảy, mỗi lần nhảy phải nhảy qua 3 vòng, khi nhảy mỗi người phải cầm một cốc nước đầy để trên đầu và nhảy, cố gắng giữ cho nước không đổ ra. Khi nhảy xong sẽ chạy về cái bàn đựng bình nước của mình đổ vào,  sau 5 lần nhảy đội nào có số lượng nước nhiều hơn đội đó thắng.

Trò chơi thứ 6: Đập bóng bằng mông

- Số lượng thành viên: Chia thành 2-4 đội tùy số lượng thành viên tham gia hoạt động

- Đạo cụ: Bóng bay

Luật chơi: Mỗi đội bầu ra người đội trưởng của mình lên vạch đích và nằm theo tư thế chống đẩy, các thành viên còn lại cầm sẵn bóng bay của đội mình, sau khi có hiệu lệnh bắt đầu các thành viên sẽ thổi bóng và lần lượt di chuyển lên phía đội trưởng dùng mông của mình và mông đội trưởng làm vỡ bóng, sau thời gian quy định, đội nào làm vỡ được nhiều bóng hơn đội đó sẽ thắng cuộc.

Trò chơi thứ 7: Cướp cờ

- Số lượng thành viên: Chia thành 3 đội, mỗi đội có 3 thành viên

- Đạo cụ: Những chiếc cờ hoặc có thể  thay bằng chai nước, mũ

- Luật chơi:  Trong một hình tròn sẽ được chia thành 9 vị trí xung quanh hình tròn, các thành viên trong các đối đứng theo  thứ tự 1.2.3 sau đó lại tiếp như vậy cho đủ 9 vị trí. Lá cờ được cắm trong một chiếc vòng tròn trên điểm đích các thành viên đứng tại vị trí xuất phát khi nghe hiệu lệnh thì chạy lên trước đề cướp cờ thành viên trong đội nào cướp được đội đó sẽ thắng.

Trò chơi thứ 8: Nhảy bao bố

- Số lượng thành viên: Chia thành 3 đội, mỗi đội có 6 cặp

- Đạo cụ: Bao bố

- Luật chơi: Các đội chơi tập trung tại điểm xuất phát, 2 người một sẽ cùng đặt chân vào trong bao bố hoặc mỗi mỗi người có một bao bố nhưng khi nhảy phải cầm túi của nhay nhảy song song.  Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các cặp sẽ nhảy bao bố nhảy cho tới đích và quay lại chuyển cho cặp tiếp theo đội nào có các cặp về trước là đội đó sẽ chiến thắng

Trò chơi thứ 9: Rồng rắn lên mây

- Số lượng thành viên:  2 đội, mỗi một đội có 11 người

- Đạo cụ: Không

- Luật chơi:  Các thành viên trong mỗi đội nắm vào eo, vai, áo của nhau tùy ý nhưng đảm bảo không bị rơi ra khi nghe hiệu lệnh bắt đầu, các đội chơi sẽ cùng nhau đuổi đối thủ của mình, sao cho người đứng đầu của đội mình bắt được người đứng cuối của đội kia người đứng đầu cũng phải đảm bảo về được người đứng cuối của đội mình, những người đứng đầu còn có nhiệm vụ chặn đội bạn không cho tiếp cận đồng đội mình, đội nào bị bắt trước sẽ thua cuộc.

Trò chơi thứ 10: Bịt mắt đập niêu

- Số lượng thành viên: 5 đội, mỗi đội 1 người.

- Đạo cụ: Những chiếc niêu có dây treo, gậy, bịt mắt

- Luật chơi: Người chơi sẽ bị bịt mắt, tay cầm gậy khi nghe hiệu lệnh bắt đầu người chơi bị che mắt sẽ được đồng đội trong nhóm hướng dẫn về khu vực đập niêu và cố gắng đập cho tới khi vỡ, ai đập được trước sẽ chiến thắng

4.3. Một số gợi ý trò chơi tập thể cho người lớn

Kéo co

- Dụng cụ: một sợi dây thừng, một mảnh vải nhỏ

- Chuẩn bị: dùng mảnh vải đánh dấu điểm chính giữa dây thừng, khoảng cách giữa hai đầu dây thừng đến mảnh vải là bằng nhau; kẻ hai vạch mốc để đánh dấu khoảng cách hai đội chơi phải kéo điểm chính giữa (có mảnh vải) qua đó nhằm giành chiến thắng.

- Cách chơi: chia người chơi thành hai đội với số lượng người như nhau, người chơi sẽ đứng đan xen cầm hai đầu dây. Hai đội bắt đầu kéo dây về phía mình khi có hiệu lệnh của quản trò, đội nào kéo được điểm chính giữa (có mảnh vải) qua vạch mốc thì đội đó giành chiến thắng.

- Hiện nay trò kéo co đang có biến thể với số lượng nhiều hơn hai đội để tăng sự kịch tính cho người chơi, đồng thời cũng để rút ngắn thời gian khi có quá nhiều đội chơi, phải chia làm nhiều vòng.

Ăn bánh trên cao

- Dụng cụ: ba thanh xà (chiều dài bằng nhau, khoảng 2m30), dây chỉ, bánh (hoặc miếng snack) có lỗ để buộc.

- Chuẩn bị: buộc một thanh xà ngang với hai thanh còn lại sao cho cả ba thanh xà và mặt đất tạo thành một hình vuông (hoặc hình chữ nhật), lúc chơi sẽ cắm hoặc cố định hai thanh vuông góc với mặt đất (có thể cho người cầm); xỏ dây chỉ qua các miếng bánh (hoặc miếng snack), số lượng có thể bằng hoặc nhiều hơn số lượng đội chơi, độ dài của sợi chỉ cũng có thể để dài ngắn ngẫu nhiên để tăng phần kịch tính 

- Cách chơi: chia số người thành các đội với số lượng bằng nhau (không giới hạn số đội), mỗi đội chơi gồm gồm người chơi, một người cõng người còn lại, xuất phát theo lệnh quản trò, chạy nhanh đền thanh xà và cố gắng cắn một miếng bánh (hoặc miếng snack) rồi nhanh chóng chạy về vạch đích, đội nào được xác nhận đã cắn một miếng bánh (hoặc miếng snack) và về đích trước thì đội đó giành chiến thắng.

Hứng nước bằng miệng

- Dụng cụ: cốc nước to (số lượng bằng với số đội chơi), cốc nhựa nhỏ hơn (số lượng bằng số người chơi trong một đội), chậu nước, bóng bàn (số lượng bằng với số cốc nước to).

- Chuẩn bị: Đổ đầy nước vào chậu nước và để chậu nước ở gần vạch xuất phát để người chơi lấy nước; để cốc nước to ở vạch đích thẳng hàng với mỗi đội chơi, đảm bảo trong đó không có nước; thả bóng bàn vào một cốc nước to; đánh dấu vạch nước cốc nước nhỏ của người xuất phát đầu tiên để đảm bảo mỗi người chơi không lấy quá nhiều nước trong một lần chơi

- Cách chơi: Người chơi mỗi đội xếp thành hàng dọc, khoảng cách mỗi người bằng nhau và bằng vạch đích (khoảng 1m). Người đầu tiên sẽ lấy nước từ chậu nước vào cốc nước nhựa theo mức quy định, sau đó sẽ ngậm thành cốc nước rồi truyền bằng miệng cho người thứ hai cũng đang ngậm thành cốc nước, cứ truyền liên tiếp như vậy đến người cuối cùng sẽ đổ số nước mình có vào cốc đang đựng bóng bàn, trò chơi kết thúc khi bóng rơi ra ngoài. Đội nào làm bóng bàn rơi ra ngoài nhanh nhất đội đó giành chiến thắng.

Ba người bốn chân

- Dụng cụ: dây buộc (chú ý chất liệu dây tránh cọ xát trực tiếp với da gây thương tích), một số vật ngẫu nhiên làm chướng ngại vật trên đường đi để tăng độ khó của trò chơi.

- Chuẩn bị: đặt chướng ngại vật dọc đường đi của các đội chơi.

- Cách chơi: mỗi đội chơi cử ra ba người, buộc chân phải của người thứ nhất với chân trái người thứ hai và buộc chân phải người thứ hai với chân trái người thứ ba, xuất phát theo hiệu lệnh của quản trò, vượt qua các chướng ngại vật trên đường đi để đến vạch đích, đội nào về đích đầu tiên là đội chiến thắng.

Vẽ tiếp sức

- Dụng cụ: giấy vẽ (số lượng đủ mỗi thành viên trong các đội đều có), bút vẽ (số lượng giống với giấy vẽ), những mẩu giấy nhỏ hoặc một quyển vở to, đồng hồ (hoặc điện thoại) bấm giờ.

- Chuẩn bị: ghi tên những đồ vật ngẫu nhiên vào các mảnh giấy nhỏ hoặc ghi vào quyển vở to, lưu ý nét chữ đủ rõ ràng để người chơi có thể đọc.

- Cách chơi: lần lượt mỗi đội sẽ chơi, các thành viên mỗi đội đứng thành một hàng dọc và quay lưng về phía quản trò, trừ người đứng gần quản trò nhất (người đứng đầu hàng); quản trò sẽ cho người đứng gần mình nhất (người đứng đầu hàng) xem hoặc bốc thăm chọn ra một đồ vật đã được ghi ra giấy; người đó sẽ có một khoảng thời gian quy định (từ 15 - 20 giây) để vẽ lại đồ vật đó (lưu ý có thêm một quản trò bấm giờ đảm bảo sự chính xác); sau khi hết thời gian quy định người đó sẽ đập vai người ngay sau mình và cho xem bức vẽ; cứ nối tiếp như vậy cho đến người cuối cùng sẽ không phải vẽ mà có nhiệm vụ đoán xem đồng đội mình đang vẽ vật gì, trả lời đúng sẽ ghi được một điểm. Tương tự với các đội khác, mỗi đội sẽ có từ ba đến năm lần để chơi, sau khi kết thúc các lượt chơi, đội nào giành được nhiều điểm hơn thì đội đó chiến thắng.

Chiếc ghế âm nhạc

- Dụng cụ: ghế (số lượng ghế ít hơn số lượng đội chơi 1 cái), loa (để mở nhạc)

- Chuẩn bị: xếp ghế thành vòng tròn, đảm bảo số lượng ghế luôn ít hơn số lượng người chơi là 1 cái; chuẩn bị nhiều bài nhạc khác nhau (để tạo hiệu ứng sôi động cho trò chơi) với độ dài ngẫu nhiên (để tạo sự kịch tính cho người chơi).

- Cách chơi: mỗi đội sẽ có một người đại diện chơi, khi nhạc được bật lên, những người chơi sẽ đi vòng quanh những chiếc ghế, đến khi nhạc tắt người chơi nhanh chóng ngồi vào chiếc ghế gần mình nhất, ai không có ghế ngồi sẽ bị loại, cứ tiếp tục theo từng vòng như vậy, mỗi vòng lại rút một chiếc ghế, chơi đến khi chỉ còn hai người và một chiếc ghế, người nào ngồi được chiếc ghế đó thì người đó chiến thắng, đồng nghĩa với cả đội chiến thắng.

Rút giấy

- Dụng cụ: giấy A4 (số lượng bằng với số lượng tất cả người tham gia chơi).

- Chuẩn bị: không cần chuẩn bị gì.

- Cách chơi: chia số lượng người mỗi đội bằng nhau, phát mỗi người một tờ giấy A4, cho mỗi đội một khoảng thời gian ngắn (từ 30 - 60 giây) để cả đội bàn bạc nên sắp xếp những tờ giấy đó sao cho chân tất cả thành viên trong đội đều để trên tờ giấy, sau đó sẽ từ từ rút giấy ở mỗi đội theo vòng, mỗi vòng sẽ rút một tờ giấy A4, lần lượt như vậy cho đến tờ giấy cuối cùng, đội nào còn nhiều người nhất đội đó giành chiến thắng.

“Sói ơi mấy giờ rồi?”

- Dụng cụ, chuẩn bị: không cần dụng cụ hay chuẩn bị gì.

- Cách chơi: mỗi đội sẽ cử ra một người chơi đại diện, quản trò sẽ đóng vai sói đứng quay lưng về phía những người chơi và đứng cách người chơi một quãng xa, người chơi sẽ hỏi: “Sói ơi mấy giờ rồi?”, sói sẽ trả lời số giờ sói muốn, người chơi sẽ cùng nhau bước số bước theo số giờ sói nói và tiến đến gần sói (VD: sói nói “5 giờ rồi” thì người chơi sẽ bước 5 bước), cứ vừa hỏi vừa tiến như vậy, đến khi sói cảm thấy người chơi đang đến gần mình rồi, khi đó thay vì trả lời số giờ như bình thường, sói sẽ trả lời: “Đến giờ ăn tối rồi!” rồi ngay lập tức quay ra đằng sau đuổi và bắt người chơi, đội nào có người bị bắt đội đó sẽ bị loại, những đội còn lại chơi tiếp cho đến khi chỉ còn một người, người đó ở đội nào là đội đó thắng.

Di chuyển đồ vật bằng đĩa nhựa

- Dụng cụ: Đĩa nhựa, các đoạn dây (với chiều dài bằng nhau), bóng bàn.

- Chuẩn bị: khoét những lỗ nhỏ theo đường viền đĩa nhựa, số lượng lỗ được khoét sẽ tương ứng với số lượng người tham gia.

- Cách chơi: chia người chơi thành các đội có số lượng người chơi bằng nhau, mỗi người sẽ cầm một đầu dây, đặt bóng bàn lên trên đĩa nhựa, các thành viên sẽ phải phối hợp với nhau mang bóng về vạch đích; trong một khoảng thời gian quy định, đội nào mang được nhiều bóng về nhất là đội chiến thắng.

Bóng rổ nước

- Dụng cụ: cốc nhựa đựng nước (từ 3 đến 5 cốc), bóng bàn, bàn.

- Chuẩn bị: rót nước vào cốc, lượng nước tầm ⅔ cốc, xếp cốc nước thành hàng ngang ở trên bàn, gần sát mép bàn phía trên, đủ một khoảng rộng trên bàn để người chơi có để đập bóng vào.

- Cách chơi: chia người chơi thành các đội với số lượng bằng nhau, các đội sẽ lần lượt chơi; người chơi xếp thành hàng dọc trước bàn, mỗi người chơi trong đội sẽ đập bóng bàn xuống mặt bàn (khoảng cách giữa mép bàn dưới với cốc nước) sao cho bóng nảy vào một trong các cốc nước, một lần vào được tính 1 điểm, trong thời gian quy định, đội nào ghi được nhiều điểm hơn đội đó giành chiến thắng.

Đừng để bị ướt!

- Dụng cụ: chậu nước (số lượng bằng số lượng người chơi, có thể chọn ngẫu nhiên các kích cỡ).

- Chuẩn bị: đổ nước vào chậu nước (số lượng khoảng ⅗ chậu), đánh dấu một điểm quy định để khoảng cách từ chậu nước đến điểm đó ở các đội là bằng nhau.

- Cách chơi: chia người chơi thành mỗi đội bằng nhau, người chơi sẽ cởi giày để ở điểm đã được quy định; sau đó tất cả nằm thành một vòng tròn, giơ một chân để giữ chậu nước, những người chơi sẽ phối hợp với nhau sao cho chậu nước không bị đổ (có thể cho người chơi bốc thăm từ trước để chọn lựa chậu nước); khi chậu nước đã ổn định, quản trò bắt đầu tính giờ, lần lượt từng người chơi sẽ rút một chân, đứng dậy, chạy về phía điểm quy định đeo lại giày của mình rồi lại quay lại giữ chậu nước để người bên cạnh đứng dậy lấy giày; cứ lần lượt như vậy cho đến khi cả đội đeo được hết giày thì trò chơi kết thúc, đội nào giành hoàn thành nhanh nhất là đội chiến thắng.

4.4. Một số gợi ý trò chơi tập thể cho trẻ con

Vẽ tranh theo yêu cầu

- Dụng cụ: giấy A0 (số lượng bằng số lượng đội chơi), hộp bút màu (số lượng bằng số lượng đội chơi)

- Chuẩn bị: các chủ đề vẽ tranh quen thuộc với các em

- Cách chơi: chia các em thành các đội với số lượng bằng nhau, mỗi đội sẽ được phát cho một tờ giấy A0, một hộp bút màu kèm theo một chủ đề ngẫu nhiên; trong khoảng thời gian quy định (từ 15 - 20 phút) các em sẽ phối hợp với nhau hoàn thiện bức tranh theo chủ đề, sau đó các em sẽ giới thiệu bức tranh của mình đến những đội khác; sau khi các đội đã hoàn thành phần giới thiệu, lần lượt các em sẽ được bình chọn đội mà các em cảm thấy thích nhất (không được chọn đội mình) bằng cách ghi ra giấy rồi đưa cho giáo viên (hoặc người phụ trách), đội nào có được bình chọn cao nhất là đội chiến thắng.

Tung bóng bay

- Dụng cụ: bóng bay (số lượng càng nhiều càng tốt), một số vật ngẫu nhiên làm chướng ngại vật

- Chuẩn bị: thổi bóng bay với kích cỡ giống nhau, không thổi quá bé; sắp xếp các chướng ngại vật trên đường đi.

- Cách chơi: chia các em thành các đội có số lượng bằng nhau; cho các em xếp thành một hàng dọc ở vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh từ giáo viên (hoặc người hướng dẫn), lần lượt các em vừa tung bóng bay vừa vượt qua chướng ngại vật để về đích; nếu các em để bóng chạm đất sẽ phải xuất phát lại từ đầu; em đầu tiên đưa bóng về đích hoàn thành lượt chơi của mình thì em tiếp theo bắt đầu xuất phát; trong khoảng thời gian quy định đội nào mang về đích được nhiều bóng nhất sẽ là đội giành được chiến thắng.

Ai biết nhiều từ nhất?

- Không cần chuẩn bị dụng cụ.

- Cách chơi: chia các em thành các đội có số lượng người bằng nhau; giáo viên (hoặc người phụ trách) sẽ cho các em một chủ đề ngẫu nhiên, lần lượt từng đội sẽ nói về các từ liên quan đến chủ đề đó (VD: Trái cây - từ liên quan là táo, lê, dừa, mít, đào…), những từ các em đưa ra sẽ được ghi lại theo đội, mỗi đội sẽ có 5 giây để đưa ra câu trả lời của mình, hết 5 giây không có câu trả lời sẽ chuyển qua đội khác; trong khoảng thời gian quy định đội nào đưa ra được nhiều từ nhất là đội giành chiến thắng.

Tìm tên bài hát

- Dụng cụ: không cần chuẩn bị dụng cụ gì.

- Chuẩn bị: các bài hát về thiếu nhi khác nhau

- Cách chơi: chia các em thành các đội chơi bằng nhau, giáo viên (hoặc người phụ trách) sẽ mở bài nhạc thiếu nhi, thành viên các đội sẽ nhanh chóng giơ tay để nhận quyền trả lời, đội nào trả lời đúng được một điểm, trong khoảng thời gian quy định, đội nào giành được nhiều điểm nhất là đội chiến thắng.

Đoán nghề nghiệp

- Dụng cụ: tờ giấy nhỏ

- Chuẩn bị: ghi tên nghề nghiệp vào các tờ giấy rồi gấp lại, nên chuẩn bị và chia các nghề nghiệp khác nhau để mỗi đội không bị trùng

- Cách chơi: chia các em thành các đội chơi với số lượng bằng nhau, mỗi đội sẽ cử một bạn đại diện lên bốc thăm, bạn đó sẽ có nhiệm vụ diễn tả lại nghề nghiệp đó mà không được nói ra, phải dùng cử chỉ, điệu bộ; một câu trả lời đúng các em sẽ có một điểm; lần lượt các đội sẽ chơi trong khoảng thời gian quy định, sau khi các đội chơi hoàn thành phần thi, đội nào có điểm cao hơn là đội chiến thắng.

Truyền tin mật

- Không cần chuẩn bị dụng cụ.

- Cách chơi: chia các em thành các đội với số lượng người bằng nhau, cả đội sẽ chọn ra một em “nhận tin mật”, em này sẽ đứng ở một vị trí khác không gần các thành viên trong đội; các em còn lại sẽ xếp thành một hàng dọc, mặt hướng về phía trước; giáo viên (hoặc người phụ trách) sẽ đứng ở phía cuối hàng và nói nhỏ vào tai em đứng cuối hàng một “tin mật” (có thể là danh từ, động từ, câu tục ngữ…), em đó sẽ vỗ vai bạn đứng trước mình và thì thầm vào tai bạn đó để truyền tin, cứ như vậy đến em cuối cùng nhận tin, em này sẽ có nhiệm vụ diễn tả lại “tin mật” mình được nhận cho em “nhận tin mật” nhưng không được nói, chỉ được dùng cử chỉ, điệu bộ; đội nào trả lời được “tin mật” đúng và trong khoảng thời gian ngắn nhất là đội chiến thắng (giáo viên hoặc người hướng dẫn nên bấm giờ để đảm bảo độ chính xác).

Cùng nhau giải toán

- Dụng cụ: bảng, phấn

- Chuẩn bị: tìm những phép toán đơn giản, phù hợp với trình độ các em

- Cách chơi: chia các em thành các đội với số lượng người bằng nhau, giáo viên (hoặc người hướng dẫn) sẽ cho các em một phép toán và một con số kết quả, nhiệm vụ của các em là tìm những con số tương ứng kết hợp với phép toán được cho để tạo thành đúng kết quả đã cho; các đội sẽ cùng được đưa một phép toán và kết quả giống nhau, đội nào tìm được con số phù hợp sẽ ghi ra bảng và giơ lên, nếu đúng các em sẽ được một điểm; trong khoảng thời gian quy định đội nào giành được nhiều điểm nhất là đội chiến thắng.

Nhanh mắt tìm đồ vật

- Không cần chuẩn bị dụng cụ.

- Cách chơi: chia các em thành các đội với số lượng bằng nhau, mỗi đội sẽ cử đại diện một người chơi, giáo viên (hoặc người phụ trách) sẽ đưa ra một đồ vật trong phòng rồi hô: “xuất phát”, các em nhanh chóng tìm đồ vật theo yêu cầu và mang về cho giáo viên (hoặc người phụ trách), đội nào tìm được nhanh nhất sẽ được một điểm, hết một lượt lại đổi một người chơi; trong thời gian quy định, đội nào giành được nhiều điểm nhất sẽ là đội chiến thắng.

Đoán người

- Dụng cụ: bảng học, phấn

- Chuẩn bị: giáo viên (hoặc người phụ trách) chia bảng học thành các phần tương ứng với số đội chơi và ghi tên đội lên để nhận biết.

- Cách chơi: chia các em thành các đội có số lượng bằng nhau, mỗi đội sẽ có thời gian từ 5 - 7 phút để chọn ra một người và viết 5 từ liên quan đến người đó (có cả tính từ miêu tả hình dáng và tính cách) lên trên phần bảng của đội mình, sau đó các đội sẽ lần lượt đoán bạn được miêu tả là bạn nào, đội nào đoán được nhiều nhất là đội giành chiến thắng (để đảm bảo tính công bằng, các em sẽ nói đáp án trước cho cho giáo viên hoặc người phụ trách).

Vận chuyển bóng bay

- Dụng cụ: bóng bay (chuẩn bị với số lượng nhiều), một số đồ vật làm chướng ngại vật.

- Chuẩn bị: thổi bóng với kích cỡ vừa đủ, không cần quá to; sắp xếp chướng ngại vật trên đường di chuyển.

- Cách chơi: chia các em thành các đội chơi với số lượng bằng nhau, mỗi lượt chơi sẽ có hai bạn chơi, các em sẽ đi cạnh nhau, cùng giữ bóng bay (không dùng tay) và cùng nhau vượt qua chướng ngại vật để tới đích nhanh chóng; nếu bóng bị rơi các em phải quay lại đi từ đầu; hai người chơi trước đến vạch đích thì hai người tiếp theo mới được xuất phát; trong khoảng thời gian quy định, đội nào mang được nhiều bóng về nhất là đội chiến thắng.

Trên đây là các trò chơi tập thể hay cũng như một số thông tin về các trò chơi tập thể mà các bạn có thể tham khảo khi cần phải chuẩn bị cho hoạt động tập thể cho công ty.

>> Xem thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022