Blog

Tiêu chuẩn cân nặng chiều cao của trẻ em Việt Nam bố mẹ đã biết?

16/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Việc nhận biết những thay đổi và sự phát triển của con chính là niềm vui của các bậc làm cha làm mẹ. Họ luôn mong muốn con mình phát triển toàn diện cả về tinh thần lẫn thể chất. Vậy nếu như không có bảng tiêu chuẩn cân nặng chiều cao của trẻ thì liệu rằng bố mẹ có thể đánh giá đúng đắn về sự phát triển của con hay không?

MỤC LỤC

1. Thực trạng về việc phát triển chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ

Con bạn sinh ra sẽ phát triển nhanh hơn bạn nghĩ. Nhìn thấy con cao lớn và phát triển mỗi ngày là niềm hạnh phúc của các bậc làm cha mẹ thế nhưng trẻ phát triển chiều cao cân nặng ra sao thì được gọi là bình thường? 

Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ là yếu tố quan trọng mà cha mẹ cần nhận biết được qua những thông tin chuẩn theo quy định của các cơ quan tổ chức uy tín trên thế giới định ra. Bên cạnh đó, cũng qua những thông tin về chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em thì cha mẹ sẽ biết được thể chất, sức khỏe của con mình mà có sự can thiệp kịp thời giúp con luôn phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Thực tế, sau khi chào đời, trẻ phát triển khá nhanh về chiều cao và cân nặng. Mặc dù, mỗi giai đoạn độ tuổi, trẻ sẽ phát triển tương ứng. 

Riêng về cân nặng và chiều cao, trẻ được 1 tuổi có thể to gấp 1,5 lần so với lúc vừa sinh ra, chiều cao tăng thêm khoảng 25cm. Lúc trẻ 1 tuổi, chiều cao khoảng 75cm. Năm 2 tuổi, trẻ sẽ cao thêm 10cm nên cao khoảng 85cm – 86cm. 

Thực trạng về việc phát triển chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ

Đến năm 10 tuổi, mỗi năm con bạn sẽ cao thêm khoảng 5cm. Vào giai đoạn tiền dậy thì, trẻ sẽ phát triển mạnh nhất về chiều cao và cân nặng trong cuộc đời của mình. Lúc này, trẻ lớn rất nhanh. Bé gái có thể cao trung bình 6cm/năm trong lứa tuổi từ 9 – 11 tuổi. Bé trai có thể cao 7cm/năm trong lứa tuổi từ 12 – 14 tuổi.

Còn vào giai đoạn dậy thì, nhiều người thường cho rằng con sẽ tăng trưởng mạnh mẽ về chiều cao nhưng sự thật không phải như vậy. Chiều cao của con bạn sẽ tăng trưởng chậm lại so với thời kỳ tiền dậy thì. 

Giai đoạn dậy thì của bé gái từ 12 – 13 tuổi, bé trai là 15 – 16 tuổi. Trong giai đoạn này, con bạn chỉ tăng khoảng 1 – 2 cm hoặc không tăng lên được chút nào. Với các bé gái, chiều cao sẽ ngừng tăng vào khoảng năm 23 tuổi và bé trai sẽ là khoảng 25 tuổi.

2. Hướng dẫn tra cứu bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam

Để biết con mình có chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ Việt Nam hay không thì buộc cha mẹ phải có căn cứ để xác minh. Bảng tiêu chuẩn cân nặng chiều cao của trẻ chính là công cụ giúp cha mẹ nắm được các thông số phát triển trên cơ thể của con.

Mặc dù cũng khá rõ ràng và chi tiết thế nhưng nhiều phụ huynh vẫn chưa biết cách xem bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ, nếu bạn là một trong số đó vậy thì đừng bỏ lỡ những thông tin được trình bày bên dưới này nhé.

2.1. Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thuộc nhóm từ 0 - 5 tuổi, đây chính là giai đoạn để các bé khám phá thế giới xung quanh, tập làm quen với mọi thứ xuất hiện trong phạm vi quan sát của mình.

Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh

Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh được đánh giá theo 3 chỉ số sau đây:

- Chỉ số cân nặng tính theo tuổi: Nếu kết quả cân nặng của trẻ sơ sinh < -2SD vậy thì có nghĩa là bé chỉ đạt khoảng 80% so với tiêu chuẩn cân nặng chiều cao của trẻ bình thường. Kết quả này cũng cho thấy rằng con bạn đang trong tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân, cha mẹ cần tìm hiểu các phương pháp khắc phục ngay lập tức.

- Chỉ số chiều cao tính theo tuổi: Tương tự như trên, nếu chiều cao của bé có giá trị < -2SD, so với tiêu chuẩn cân nặng chiều cao của trẻ em Việt Nam thì chính xác bé nhà mình đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi bố mẹ nhé. 

- Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Khi chỉ số cân nặng của bé có kết quả là < -2SD, đem so sánh với bảng tiêu chuẩn cân nặng chiều cao của trẻ phát triển bình thường thì khả năng cao là bé đang mắc suy dinh dưỡng, khi đó bố mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn ngay lập tức để cải thiện cho con nhé.

2.2. Tra cứu chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi có nhiều sự thay đổi nhanh chóng nhiều khi khiến cha mẹ không khỏi ngạc nhiên. Do đó, cha mẹ cần quan tâm sát sao sự tăng trưởng của con mình ở chỉ số cân nặng và chiều cao để đánh giá về thể chất, sức khỏe và nhu cầu mà con đang cần tốt nhất. Tham khảo những chỉ số tăng trưởng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi như sau:

- Sự tăng trưởng ở trẻ mới sinh: Trẻ sơ sinh thường dài 50cm, nặng khoảng 3,3kg. Chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3cm, của bé gái là 33,8cm, theo Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y tế Mỹ cho biết.

- Sự tăng trưởng của trẻ từ khi chào đời – 4 ngày tuổi: Cân nặng của con bạn sẽ giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh vì bé sẽ bị mất nước và dịch của cơ thể sau khi chào đời qua đường tiểu và đi ngoài.

- Sự tăng trưởng của trẻ từ 5 ngày – 3 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, bé sẽ tăng khoảng 15 – 28g trung bình mỗi ngày. Trẻ sẽ nhanh chóng đạt được mức cân nặng bằng lúc mới sinh sau 2 tuần tuổi.

Tra cứu chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 - 18 tuổi

- Sự tăng trưởng từ 3 – 6 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, cân nặng cả trẻ sẽ tăng khoảng 500g/tháng. Nếu chỉ bú sữa mẹ đơn thuần, trẻ sẽ tăng ít hơn so với mốc này. Chú ý, ở khoảng thời gian này, trẻ sẽ bắt đầu vận động nhiều hơn nên tiêu tốn nhiều calo hơn khi học bò, trườn hay tập đi. Trước 1 tuổi, con bạn sẽ có chiều cao trung bình khoảng 02 – 76cm và cân nặng gấp 3 lần so với lúc mới sinh.

- Sự tăng trưởng lúc 1 tuổi – tuổi tập đi: Vào giai đoạn 1 tuổi, bé sẽ không phát triển chiều cao và cân nặng nhanh như lúc trước 1 tuổi. Mỗi tháng, con bạn có thể tăng thêm khoảng 225g và chiều cao tăng thêm khoảng 1,2cm.

- Sự tăng trưởng lúc 2 tuổi: Lúc này, trẻ sẽ cao thêm khoảng 10cm còn cân nặng sẽ tăng thêm khoảng 2,5kg so với giai đoạn 1 tuổi. Để có thông tin chính xác hơn, bạn có thể liên hệ bác sỹ nha khoa có thể giúp bạn đưa ra những dự đoán chính xác hơn về cân nặng, chiều cao của con bạn khi lớn lên.

- Sự tăng trưởng vào giai đoạn 3 - 4 tuổi (độ tuổi mẫu giáo): Vào độ tuổi này, lượng mỡ trên cơ thể trẻ sẽ giảm đi nhiều hơn, theo các chuyên gia cho biết. Do đó, chân tay của trẻ sẽ phát triển nhanh hơn nhiều so với thời điểm trước nên lúc này, bạn sẽ thấy con bạn trông cao ráo hơn đấy.

- Sự tăng trưởng trong giai đoạn từ 5 tuổi trở lên: Từ 5 tuổi cho tới giai đoạn tuổi dậy thì, con bạn sẽ phát triển mạnh mẽ về chiều cao. Bé gái sẽ phát triển chiều cao nhanh tối đa khoảng 2 năm sau khi bắt đầu có kinh nguyệt. Bé trai sẽ đạt chiều cao của tuổi trưởng thành khi đến 17 tuổi.

2.3. Tra cứu chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái và bé trai

Bạn biết đấy, dù ở lứa tuổi nào thì cơ thể của bé trai cũng nên phát triển hơn bé gái, nếu chiều cao cân nặng của con mình so với các bạn là kém hơn thì phụ huynh cần phải tìm cách để cải thiện chúng ngay.

Chiều cao và cân nặng của các bé có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và tinh thần của trẻ, bạn sẽ được tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng chuẩn trẻ em ở nội dung bên dưới. Còn bây giờ thì hãy cùng tôi khám phá bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái cùng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai để đối chiếu với con em mình bố mẹ nhé.

Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái và bé trai như sau:

Tra cứu chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái và bé trai

Dựa vào bảng tiêu chuẩn trên, bạn có thấy các chỉ số về chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai giống với con mình? Mặc dù tiêu chí khoẻ mạnh vẫn là ưu tiên hàng đâu thế nhưng cha mẹ cũng không nên lơ là vấn đề tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé trai và bé gái.

3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng chuẩn trẻ em

Không phải tự nhiên mà tiêu chuẩn cân nặng chiều cao của trẻ lại nằm trong bảng tra cứu tiêu chuẩn cân nặng chiều cao của trẻ để bố mẹ theo dõi và nắm bắt tình hình về con của mình. 

Chiều cao cân nặng chuẩn trẻ em Việt Nam được quy định bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Từng yếu tố đó là gì mời bạn theo dõi những thông tin bên dưới này để hiểu rõ hơn nhé:

3.1. Cân nặng chiều cao của trẻ được xác định do gen di truyền

Thông thường, con mang nhiều đặc điểm di truyền từ bố mẹ. Yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định quan trọng tới sự phát triển về chiều cao cân nặng của con người, theo các chuyên gia cho biết. 

Thậm chí, yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa trong cơ thể và cân nặng của cha mẹ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của con khi sinh ra. Tuy nhiên, yếu tố di truyền chỉ quyết định 23% chiều cao của trẻ mà thôi.

3.2. Dinh dưỡng và môi trường ảnh hưởng tới cân nặng chiều cao của trẻ

Dinh dưỡng và môi trường sống cũng ảnh hưởng quan trọng tới chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ. Do đó, trẻ suy dinh dưỡng sẽ làm chậm phát triển thể chất của cơ thế như tác động đến mật độ xương, kích thước các cơ quan trong cơ thể, độ chắc khỏe của răng và làm trì hoãn sự phát triển ở giai đoạn dậy thì và tiền dậy thì của con bạn.

Dinh dưỡng và môi trường ảnh hưởng tới cân nặng chiều cao của trẻ

Yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng giúp trẻ phát triển tốt, đặc biệt, cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là bổ sung canxi để con có thể cải thiện chiều cao di truyền. Ngoài ra, các yếu tố như khí hậu, ô nhiễm sẽ làm cản trở quá trình phát triển của trẻ.

3.3. Chiều cao cân nặng được xác định theo các bệnh lý mạn tính

Trẻ mắc các bệnh lý mạn tính, từng phẫu thuật hay khuyết tật nặng sẽ ảnh hưởng không tốt để sự phát triển thể chất mà cụ thể là cân nặng và chiều cao của trẻ. Ví dụ, trẻ có tiền sử mắc bệnh nặng như thiếu máu hồng cầu hình liền ở giai đoạn 8 – 19 tuổi thường nhẹ cân, thấp bé hơn nhiều so với trẻ khỏe mạnh bình thường cũng như sự phát triển về sinh lý, sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì hay bị rối loạn và chậm hơn.

3.4. Chiều cao cân nặng của trẻ có ảnh hưởng bởi sự chăm sóc của cha mẹ

Khi một đứa trẻ được cha mẹ hay những người dạy dỗ như thầy cô, người giữ trẻ sẽ tác động lớn đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và hành vi, cảm xúc của trẻ từ khi sinh ra tới tuổi dậy thì, theo Viện Quốc gia về Sức khỏe Trẻ em và Sự phát triển Con người (Hoa Kỳ).

3.5. Sức khỏe của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển của con mình. Nếu trong thời kỳ mang thai, người mẹ thường căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, trí tuệ cũng như làm giảm sự phát triển kỹ năng vận động ở trẻ khi sinh ra.

Bên cạnh yếu tố căng thẳng, dinh dưỡng đủ chất của người mẹ cần thiết như sắt, axit folic, các axit béo, canxi trong thời gian cho con bú sẽ giúp con bạn phát triển tốt hệ cơ xương, sức đề kháng sẽ giúp con khỏe mạnh hơn khi sinh ra.

3.6. Sự vận động và luyện tập thể thao ảnh hưởng tới chiều cao, cân nặng của trẻ

Sự vận động và luyện tập thể thao ảnh hưởng tới chiều cao, cân nặng của trẻ

So với những thế hệ trước, trẻ em ngày nay ít vận động và hay thức khuya hơn trước. Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ nghe – nhìn – internet, trẻ em ít chơi đùa, đá cầu, chạy nhảy hay đá bóng như trước kia mà thường yêu thích ôm điện thoại, máy tính hay ti vi cả ngày với rất nhiều chương trình hấp dẫn. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ cơ xương khớp của trẻ và thần kinh.

Do đó để con phát triển tốt chiều cao và cân nặng, bạn nên khuyến khích con vận động, chơi các môn thể thao như bơi lội, bóng rổ, nhảy dây, bóng chuyền sẽ giúp trẻ có cân nặng lý tưởng, tránh thừa cân béo phì và các nguy cơ về tiểu đường, tim mạch ở trẻ. Đảm bảo con bạn có giấc ngủ đủ trong ngày, tránh thức quá khuya sẽ hỗ trợ cho sự phát triển chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em.

4. Cách cải thiện chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam

Tình trạng suy dinh dưỡng và thấp còi ở Việt Nam thực sự đáng báo động, thay vì chỉ tập trung cải thiện cho con bằng 1 cách thì cha mẹ hãy kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để con đạt tiêu chuẩn cân nặng chiều cao của trẻ bình thường.

Dưới đây là bí quyết giúp trẻ cải thiện chiều cao cân nặng để đạt chuẩn theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ, cùng theo dõi bố mẹ nhé.

4.1. Chế độ dinh dưỡng tốt giúp con phát triển chiều cao cân nặng tối ưu

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp con phát triển chiều cao cân nặng tối ưu

Đừng chỉ tập trung vào 1 nhóm dưỡng chất duy nhất, thay vào đó hãy bổ sung cho con các nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác nhau để tăng phát triển toàn diện cho con.

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ thì bố mẹ cũng có thể ưu tiên lựa chọn các nhóm dưỡng chất như vitamin A, D hay bổ sung thêm cho con D3 để giảm thiểu tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.

Các thực phẩm giàu chất đạm, protein cũng rất tốt cho trẻ, vì vậy hãy bổ sung cho con hàng ngày vào mỗi bữa ăn để con phát triển tốt nhất về thể chất.

4.2. Tạo cho trẻ thói quen tập luyện thường xuyên

Con bạn sẽ chẳng thể đạt tiêu chuẩn cân nặng chiều cao của trẻ em Việt Nam nếu như trong đời sống sinh hoạt bình thường không có sự xuất hiện của các hoạt động thể dục, thể thao.

Tạo cho trẻ thói quen tập luyện thường xuyên

Tập luyện thể thao là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó cũng là nền tảng tốt nhất để trẻ phát triển chiều cao vượt trội. 

Không chỉ có bóng rổ, tất cả các môn thể thao khác cũng có tác dụng giúp kích thích chiều cao của bé, do vậy cha mẹ có thể khuyến khích con tham gia bất cứ trò chơi nào.

Tuy nhiên cần phải lưu ý khi chọn trò chơi cho con, bố mẹ hãy tìm hiểu và chỉ lựa chọn những trò chơi phù hợp với sở thích, lứa tuổi của bé. Không nên học theo một tấm gương nào đó mà ép con mình phải chơi trò chơi theo cách của họ.

Việc được chơi những trò chơi mình yêu thích sẽ làm tinh thần bé vui hơn, hứng thú hơn, những lúc ấy bé thực sự được thư giãn và đây là điều kiện tốt nhất để bé phát triển toàn diện.

5. Chuẩn chiều cao cân nặng trẻ khi trưởng thành được tính như thế nào?

Nếu con bạn còn nhỏ tuổi, cha mẹ có thể thực hiện phép toán dự đoán chiều cao lúc trưởng thành cho con bạn.

5.1. Cách dự đoán chiều cao lúc trưởng thành cho trẻ khi lên 3 tuổi

Phép dự toán này sẽ gồm có nhiều phép tính và bạn sẽ thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau. Đơn vị tính là centimet (cm).

- Cách dự đoán chiều cao của con trai = (chiều cao khi 3 tuổi x 0,545) + (chiều cao trung bình của bố mẹ x 0,544) + 37,69 (cm)

- Cách dự đoán chiều cao của con gái = (chiều cao khi 3 tuổi x 0,545) + (chiều cao trung bình của cha mẹ x 0,544) + 25,63 (cm)

Như vậy, nếu một bé trai 3 tuổi cao 92cm, trong khi đó bố cao 170cm, mẹ cao 150cm thì khi trưởng thành, bé trai sẽ có chiều cao dự đoán theo phép tính sau: (92 x 0,545) + [(170 + 150): 2] x 0,544 + 37,69 = 174,87 cm tương đương khoảng 1,75m.

5.2. Cách dự đoán chiều cao lúc trưởng thành cho trẻ dựa theo yếu tố di truyền

Chuẩn chiều cao cân nặng trẻ khi trưởng thành được tính như thế nào?

Phép tính dự đoán chiều cao của trẻ lúc trưởng thành theo di truyền cũng gồm nhiều phép tính nên bạn cần thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau. Cụ thể:

- Phép tính dự đoán chiều cao của con trai = [(chiều cao của bố + chiều cao của mẹ) x 1,08]/2 cm

- Phép tính dự đoán chiều cao của con gái = [(chiều cao của bố x 0,923) + chiều cao của mẹ]/2 cm

Như vậy, nếu một bé gái có cha cao 165cm, mẹ cao 153cm thì chúng ta sẽ dùng phép tính dự đoán chiều cao của trẻ khi trưởng thành như sau: [(165 x 0,923) + 153]/2 = 152,65 cm = 1,53m khi trưởng thành.

Lưu ý phép tính dự toán ở trên chỉ mang tính tương đối bởi thực tế, cha mẹ có thể có những biện pháp giúp cải thiện chiều cao cho con bằng dinh dưỡng và luyện tập sao cho có thể tác động tới chiều cao của trẻ tốt. Các hoạt động thể thao giúp tăng chiều cao như kéo xà, bơi lội, bóng rổ từ nhỏ sẽ giúp trẻ tăng cường chiều cao của mình.

Theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ là điều thực sự cần thiết và nên làm của cha mẹ, điều này có thể giúp bạn sớm cải thiện được tình trạng suy dinh dưỡng hay thấp còi của con ngay khi phát hiện. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc nhận diện bằng mắt thường, vậy thì bố mẹ hãy tải về bảng tiêu chuẩn cân nặng chiều cao của trẻ, có thể lưu lại để theo dõi thường xuyên hơn nhé.

Cách dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ hiệu quả

Nếu như sinh con là hành trình gian truân và vất vả vậy thì nuôi dạy con nên người còn vĩ đại hơn rất nhiều. Bố mẹ đã biết cách dạy kỹ năng sống cho trẻ như thế nào cho hiệu quả chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để áp dụng vào thực tiễn, cùng theo dõi nhé.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

MỤC LỤC

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022