Blog

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù chuẩn nhất

14/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài viết dưới đây, Vieclam123.vn xin cung cấp cho các em học sinh nội dung kiến thức trong bài “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân, đặc biệt là phân tích tập trung nhân vật Huấn Cao giúp các em có thêm được những tài liệu hữu ích trong quá trình học tập và ôn luyện môn Ngữ Văn hiệu quả nhất.  

1. Tìm hiểu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Chữ người tử tù”

1.1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân

Đối với nền văn học hiện đại Việt Nam, Nguyễn Tuân chính là một nhà văn, một nghệ sĩ tiêu biểu. Với phong cách nghệ thuật uyên bác, riêng biệt và tài hoa của mình ông đã viết ra những tác phẩm có giá trị đặc sắc về mặt nội dung cũng như các nghệ thuật sử dụng trong các tác phẩm của ông. “Chữ người tử tù” là tác phẩm thể hiện rõ nét nhất yếu tố này.

1.2. Tìm hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù”

- Xuất xứ tác phẩm:

Đây là một tác phẩm truyện ngắn ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, năm 1938 được đăng trên tạp chí “Tao đàn” số 29, sau đó được tiếp tục in trong tập “Vang bóng một thời” và từ đó được đổi tên thành “Chữ người tử tù”.

- Nội dung tác phẩm:

Trong tác phẩm này, tác giả tập trung khai thác về cái đẹp, cái thiên lương và cái tài. Nhân vật chính được Nguyễn Tuân khắc họa chủ yếu đó chính là nhân vật Huấn Cao – một tử tù đang chờ ngày hành hình nhưng lại có tài viết chữ rất đẹp nổi tiếng khắp vùng. Đây là một nhân vật trọng nghĩa khí, là đại diện cho cho những điều tốt đẹp thiện lương. Không chỉ thể hiện cái đẹp ở nhân vật Huấn cao, mà tấm lòng trong sáng, gìn giữ và biết thưởng thức cái đẹp còn được tác giả thể hiện qua nhân vật viên quản ngục và thầy thơ lại. Đặc biệt, tấm lòng tốt đẹp của viên quản ngục được tác giả ví như là: “một thanh âm trong trẻo chen vào một bản đàn mà nhạc luật điều hỗn loạn xô bồ”.

“Chữ người tử tù” còn thành công xuất sắc ở giá trị nghệ thuật mà Nguyễn Tuân đã sử dụng. Đầu tiên đó chính là cách xây dựng tình huống thật vô cùng độc đáo đó chính là cuộc gặp gỡ của Huấn Cao và viên quản ngục tại nơi lao ngục, mà trên thực tế xã hội hai đối tượng đó chính là kẻ thù. Còn qua nghệ thuật diễn đạt của tác giả thì học lại trở thành tri kỉ. Tác giả đã đưa vào tác phẩm những tình tiết độc đáo góp phần làm nổi bật lên tính cách nhân vật và làm rõ chủ đề chính của tác phẩm.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả cũng hết sức đặc sắc. Từ cái nhìn tài hoa, bút pháp diễn tả lãng mạn, cách miêu tả gián tiếp, đặt nhân vật trong mối quan hệ tương phản, tác giả đã xây dựng lên nhân vật Huấn Cao rất tinh tế. Nguyễn Tuân đã sử dụng triệt để nghệ thuật đối lập để miêu tả các tình tiết trong cảnh Huấn Cao cho chữ “hiếm có xưa nay”, qua đó khắc họa rõ nét tính cách của nhân vật. Nguyễn Tuân còn cho người đọc thấy được khả năng dùng từ tài tình của mình bằng việc đưa vào tác phẩm một hệ thống các từ Hán Việt rất quý giá, tạo nên một giá trị cổ kính, bi tráng và mang đậm màu sắc lịch sử.

2. Dàn ý giúp học sinh triển khai phân tích nhân vật Huấn Cao

2.1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật Huấn Cao.

Ví dụ: Truyện ngắn “Chữ người tử tù”là một tác phẩm được xem là rất đặc sắc trong kho tàng văn học của Nguyễn Tuân. Trong câu truyện tác giả đã xây dựng tình huống éo le giữa cuộc gặp gỡ của 2 con người với 2 số phận khác nhau, đặc biệt là tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – một nhân vật có tâm hồn cao đẹp, lý tưởng sống và chân lí riêng của bản thân.

2.2. Thân bài

a. Huấn Cao – vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa

- Huấn Cao là một người nghệ sĩ rất đặc biệt, là người có tài viết chữ rất đẹp, đây vừa là một thú vui rất tao nhã và cũng là một tài năng mà ít ai có được trong thời bấy giờ.

- Tài viết chữ của Huấn Cao được diễn tả qua các chi tiết nổi bật và đặc sắc, cho thấy ông là người xuất chúng.

- Nét chữ của Huấn Cao thể hiện tính cách, con người của ông, ông là có tấm lòng yêu nghệ thuật, khinh danh trọng tài.

b. Huấn Cao – người anh hùng có khí phách hiên ngang

- Ông là người vừa có tài năng, vừa có chí khí của bậc anh hùng.

- Những hình ảnh khi ông đến nhà lao toát lên một khí chất oai phong.

- Ông là người bất khuất, đầy dũng khí.

- Dù sắp bị hành hình những vẫn rất oanh liệt, luôn ngẩng cao đầu.

c. Huấn Cao – Một con người có tâm hồn cao đẹp, trong sáng

- Một con người xem thường cái xấu, biết cân nhắc mọi chuyện, biết sửa sai.

- Một con người có tâm tốt và tài hoa.

2.3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của tác giả Nguyễn Tuân

Ví dụ: Hình tượng nhân vật Huấn Cao vừa thể hiện cho hình tượng con người đẹp đẽ, vừa thể hiện cho một tâm hồn sâu sắc.

3. Bài mẫu phân tích nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”

Là một nhà văn luôn đi tìm tòi cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dành một niềm đam mê, một tình yêu đặc biệt để viết nên những tác phẩm văn học mà ở đó có hàm chứa tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời. Viết hay về cả thảy những thú chơi đẹp, nhắm đẹp, uống đẹp, Nguyễn Tuân chưa bao giờ bỏ quên việc viết về nhân cách ngời sáng của con người. Người ta đã từng nhận định rằng, nếu thiếu đi “Vang bóng một thời”, cuộc đời của Nguyễn Tuân sẽ không bao giờ trọn vẹn được. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” đã góp mặt vào sự thành công của tập Vang bóng một thời. Nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm chính là điểm sáng về nhân cách con người mà Nguyễn Tuân đã đề cập đến bằng cả tài năng của mình, bằng niềm trân trọng, tác giả gửi vào đó cái đẹp nhân sinh một cách sâu sắc.

Người đọc trước hết sẽ được cảm nhận vẻ đẹp của tài mọt tài năng tài ba, siêu việt. Bằng cách diễn đạt rất tinh tế, mang đậm cái riêng của Nguyễn Tuân, nhà văn đã không để nhân vật Huấn Cao xuất hiện một cách trực tiếp, mà lại xuất hiện qua cuộc trò chuyện của thầy thơ lại và viên quản ngục. Nhưng dẫu Nguyễn Tuân có ý muốn nhân vật Huấn Cao xuất hiện qua lời kể của những người có hoàn cảnh đối nghịch thì tài năng của Huấn Cao vẫn thật xuất chúng, không hề bị bóp méo. Người xưa thường có câu “Văn kì thanh bất kiến kì hình”, Huấn Cao qua trang văn của Nguyễn Tuân xuất hiện là một con người tuyệt mỹ.

Tài năng của Huấn Cao là tài năng về thư pháp, như được nói đến ông là người “viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, khắp vùng tỉnh Sơn danh tiếng của ông không ai là không biết đến, nổi tiếng đến nỗi cả quan ngục và thầy thơ lại đều biết, khiến những người như họ không khỏi dè dặt và trầm trồ. Quả thực, tài năng của Huấn Cao có thể nói là tiếng lành đồn xa, danh bất hư truyền. Thú chơi chữ mà Huấn Cao say mê và có tài năng đó chính là một thú chơi tao nhã, thanh cao đối với tất cả các bậc cổ nhân thời bấy giờ. Đây cũng chính là một tượng trung của nét văn hóa độc đáo của dân tộc ta. Mỗi nét chữ thư pháp được viết ra đều nói lên chí khí, phẩm giá, nhân cách của người viết. Và rồi chính viên quản ngục cũng phải thốt lên “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông treo trong nhà là một báu vật ở đời”. Trong xã hội mà đang dần bị cảm hóa bởi những văn hóa phương Tây, cái cũ không được phát huy hết, cái mới không được tiếp thu toàn diện tất cả đều chỉ nửa vời, Nguyễn Tuân chính là một nhà văn mang tâm thế bất lực với hiện tại, chính vì vậy việc ông xây dựng hình tượng Huấn Cao với một tài năng đặc biệt về một nét văn hóa cổ truyền như một thông điệp để nhà văn bày tỏ tâm trạng tiếc nuối của mình về một quá khứ vàng son của dân tộc, nay chỉ còn lại như một chiếc bóng.

Khi hình ảnh Huấn Cao được xuất hiện trực tiếp thì người đọc đã được nhìn thấy người anh hùng mang một khí phách hiên ngang, nghĩa liệt. Bên cạnh tài thư pháp được lan truyền bấy lâu, Huấn Cao còn là người có tài “bẻ khóa, vượt ngục”, Huấn Cao là nhân vật khiến cho những người cai ngục phải dè chừng, đây chính là bản chất của con người văn võ song toàn đầy nghĩa khí, dám đứng lên đấu tranh chống lại triều đình, đứng về lẽ phải, mặc dù trong mắt các triều thần ông chính là một kẻ phản nghịch. Ông chính là hiện thân của anh hùng cái thế, con người kinh bang tế thế.

Khi bị đặt vào hoàn cảnh lao tù, hình ảnh nhân vật Huấn Cao vẫn hiện lên đầy khí phách hiên ngang, ông điềm tĩnh bước vào nhà lao, ông không hề mảy may đến vương quyền trên đầu, việc đầu tiên ông thực hiện đó chính là dỗ gông: “Huấn Cao khom mình, chúc mũi gông nặng, thúc mạnh vào đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Đó chính là hình ảnh của một nam tử hán, người anh hùng ngang tàn, muốn phá ỏ ách xiềng xích thoát khỏi cảnh nô lệ.

 Những ngày bị giam trong tù ngục, chưa một lần Huấn Cao khiếp sợ, lo lắng. Thay vì chán nản, buồn rầu, lo sợ, oán hận cuộc đời thì ông lại vẫn hết sức bình tĩnh, sống một cuộc sống tù ngục với một tâm thái không khác gì lúc đời thường. Trước cường bạo, Huấn Cao vẫn luôn thể hiện khí phách ngang tàn, hiên ngang: “Ngươi hỏi ta muốn gì?” Huấn Cao đã muốn viên quản ngục đừng bao giờ bước chân đến gần ông. Lời nói dứt khoát, dõng dạc đủ cho người đọc có thể thấy được Huấn Cao đã bỏ qua hết những sợ hãi, lo âu, không bận tâm đến việc người mình đang đối đầu là ai, là người nắm giữ mạng sống của mình hay có quyền lực thế nào đi nữa. Uy quyền, thế lực áp bức cũng không thể nào làm cho con người ấy gục ngã. Dẫu ngay ngày mai thôi đã bị giải ra pháp trường và đối mặt với cái chết nhưng ông vẫn luôn vững vàng, khí chất anh hùng luôn ngút cao.

Nổi bật hơn tất cả chính là nhân cách thiên lương, trong sáng của người tử tù, một nhân cách vững lành, có sức mạnh mãnh liệt giúp cứu rỗi những tâm hồn đang bị vấy bẩn. Đó chính là phẩm chất, nhân cách của bậc đại dũng, đại trí, không bao giờ bị thay đổi, bị lung chuyển trước những áp bức phi nghĩa, những thứ phàm tục: “Ta nhất sinh không vì vàng bạc hay quyền quý mà ép mình phải viết chữ bao giờ”. Ông chính là con người luôn ý thức được thiên chức sâu sắc, phẩm giá cao quý của nghệ thuật.

Điều đáng quý hơn, Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, ông coi trọng phẩm chất đó của mình và luôn tôn trọng thiên lương của người khác. Điều này được thể hiện rõ nét qua cách mà  Huấn Cao đối với viên quản ngục. Khi ông chưa hiểu được tấm lòng của người quản ngục, ông luôn có thái độ coi thường, khinh bỉ, ông coi viên quản ngục là kẻ suốt đời chỉ sống bám vào thứ dơ bẩn, phi nghĩa. Nhưng khi biết được tấm lòng cao đẹp của viên quản ngục, ông lại vô cùng trân trọng và cảm mến, ông đã dãi bày với viên quản ngục rằng thiếu chút nữa ông đã không nhận ra được một tấm chân tình. Cũng chính bởi sự thấu hiểu đó mà hai con người từ đối đầu lại có thể trở thành tri kỉ.

Nhưng có lẽ nhân cách cao đẹp, tài năng khí phách của ông Huấn thể hiện với nhau tập trung nhất, rõ ràng nhất, hài hòa nhất trong cảnh cho chữ - cảnh tượng mà nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận định là: “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Màn đêm đã buông xuống, chỉ qua đêm nay thôi là người tử tù ấy sẽ bị giải về kinh chịu chém, nhưng Huấn cao vẫn đặt hết tâm huyết của mình vào ngòi bút và viết ra những chữ vuông vắn như muốn nói lên “Chí khí tung hoành của đời một con người”. Bó đuốc cháy sáng đỏ rực, mùi mực thơm phảng phất, cùng với màu trắng của tấm lụa bạch, tất cả đều xua tan đi sự tăm tối nơi tù ngục đầy tổ rệp, màng nhện, phân chuột, phân gián. Là do ánh sáng của bó đuốc hay là do ánh sáng từ tấm lòng thiên lương của Huấn Cao đã làm cho hình ảnh của người tử tù càng thêm uy nghi, ngạo nghễ. Dù cho chân vướng xiềng, cổ đeo gông, cái chết đang đến gần kề, Huấn Cao vẫn bình tĩnh “dậm tô nét chữ” với tư thế của một người nghệ sĩ tài năng, chân chính, đang làm chủ nhà lao. Bản lĩnh ý chí phi thường và sự tài hoa hoa của tài năng xuất chúng cả hai đồng hiện sáng lên trong cảnh người tử tù cho chữ.

Người tử tù Huấn cao trong khoảnh khắc thiêng liêng đó còn đóng vai trò là người hướng đạo, hướng thiện cho những kẻ còn đang mê muội. Ông đã dành lời khuyên chân thành cho người bạn tri âm của mình: “Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi”. Ông nói tiếp “Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông tươi tắn nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời người”. Chính từ lời khuyên của Huấn Cao đã cho ta thấy được: cái thiện lương, cái đẹp không khi nào và không bao giờ có thể đặt chung cùng với cái xấu và cái ác, Huấn Cao cũng đã nói: “Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững được và rồi nhem nhuốc mất cả cái đời lương thiện đi”, lời khuyên đầy thiện ý và chân tình ấy đã làm cho viên quản ngục xúc động: “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào – Kẻ mê muội xin bái lĩnh”. Cái đẹp của tâm hồn và nghệ thuật đã phá bỏ đi khoảng cách và ranh giới giữa hai con người đó.

Vẫn là cái riêng rất Nguyễn Tuân, tài hoa và uyên bác, trong cả cách biểu hiện lẫn tư tưởng. Nhà văn đã thành công khi xây dựng nhân vật Huấn Cao rất độc đáo, và đặc biệt là ở tình huống truyện lạ lẫm, đặc sắc. Từ hai người đối lập trong cả địa vị và hoàn cảnh, sau đó lại hài hòa, thống nhất, cùng nhau tỏa sáng. Với nghệ thuật kể chuyện tài tình, từ các tình tiết, lời độc thoại, lời đối thoại giữa hai nhân vật là đều làm nổi bật tính cách nhân vật một cách sâu sắc. Nguyễn Tuân đã vận dụng linh hoạt một loạt các từ Hán Việt (Nhất sinh, pháp trường, tử tù, thiên lương, lạc khoản, thiên hạ...) tạo nên một nét đặc trưng của lịch sử, bi tráng, cổ kính. Điều này càng thể hiện Nguyễn Tuân chính là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, rất am hiểu về xã hội, về lịch sử.

Trên đây là những phân tích về tác phẩm “Chữ người tử tù”, đặc biệt đi sâu vào phân tích nhân vật Huấn Cao mà Vieclam123.vn đã tìm hiểu. Hy vọng với bài viết này có thể giúp các em học sinh mở rộng vốn kiến thức về tác phẩm cũng như chương trình Ngữ Văn cấp 3. 

>> Đọc thêm:

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022