Blog

Otaku là gì? Các loại Otaku và cách nhận biết bọn họ

30/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Tại sao thuật ngữ otaku lại vô cùng phổ biến với các bạn trẻ hiện nay? Rất ít người hiểu tường tận otaku là gì hay những văn hóa ảnh hưởng của otaku hiện nay. Bài viết sau sẽ giúp bạn có những nhận định bao quát nhất về otaku.

1. Tìm hiểu otaku là gì?

Otaku (Tiếng Nhật: 御宅 (Ngự trạch)/ おたく/ オタク) là một thuật ngữ xuất hiện tại Nhật Bản được dùng chỉ những người quá đam mê trò chơi điện tử, cuồng phim hoạt hình, các thể loại truyện tranh, đam mê cosplay, các nhân vật 2D… với sự yêu thích quá đà đến mức kỳ quái, khác thường.

Trước đây, tại Nhật Bản otaku chỉ mang nghĩa tiêu cực, họ không quan tâm đến cuộc sống mà hầu hết chỉ nhốt mình trong phòng, thu mình trong thế giới riêng với sở thích của họ. Nhưng sau này, ở phương Tây thì otaku lại được mang nghĩa tích cực hơn dùng để chỉ những người yêu thích, cuồng các loại phim hoạt hình. Vì vậy mà càng về sau thuật ngữ otaku ở Nhật đã được dần thay đổi theo những chiều hướng tích cực hơn.

Hiện nay, mọi người đều hiểu thuật ngữ otaku rằng đó là những người yêu thích hay hâm mộ manga hoặc anime. Có rất nhiều người tự nhận mình là một otaku chính hiệu. Otaku đã phát triển đến nỗi giới trẻ toàn thế giới rất hay tổ chức những event, câu lạc bộ về chủ đề này. Đây vẫn là trào lưu chưa hết hot trong giới trẻ.

2. Những nét văn hóa tiêu biểu về otaku

Từ lâu, otaku đã trở thành topic được bàn luận khá nhiều trong những tác phẩm manga, anime, trong lĩnh vực học thuật cũng như đối với văn hóa của người Nhật. Đến nay thuật ngữ này đã được nhiều nền văn hóa trên thế giới công nhận và sử dụng, trong đó có cả Việt Nam. Đi tìm hiểu rõ hơn về từ otaku,  theo nghĩa nguyên bản thì nó có nghĩa là quý ngài. Còn khi được sử dụng ở những nước khác sẽ được dịch theo nghĩa quốc tế là geek/nerd (đam mê/mọt sách). Nhưng với cách sử dụng trong văn hóa Nhật thì otaku vẫn là một từ lóng thể hiện sự miệt thị mang ý tiêu cực.

Từ lóng này được sử dụng lần đầu tiên là nhằm chỉ những người chỉ biết ngồi nhà ăn chơi vô bổ.

Cụ thể là từ những năm 1980, từ otaku chỉ được hiểu đơn giản là say mê một thứ gì đó với nghĩa tích cực. Nhưng đến những năm 2000, nó lại trở nên phức tạp hơn nhiều. Otaku lại được sử dụng để nói về những người quá say mê một sở thích nào đó và họ sẵn sàng sống chết với đam mê cũng như dùng chúng để mưu sinh hàng ngày. Những otaku này có thể dồn hết tâm huyết, thời gian, sẵn sàng “vung” tiền của mình để theo đuổi sở thích, đam mê bất chấp kết quả ra sao, không màng đến cuộc sống thế nào, hơn thế họ có thể chẳng quan tâm mình thế nào.

3. Cách nhận biết một otaku chính hiệu

Chẳng ai có thể nhận biết được otaku chỉ qua vẻ bề ngoài chỉ trong vài giây lướt qua. Bạn cần phải biết một số đặc điểm từ họ thì mới có thể nhận diện được.

- Không thích nghe nhạc Âu-Mỹ, nhạc Việt… chỉ thích nghe nhạc anime.

- Thích nghe giọng Seiyuu (diễn viên lồng tiếng cho các chương trình truyền hình, anime, game ở Nhật Bản), thường xuyên vào kiểm tra blog của họ.

- Thích đến các cửa hàng truyện tranh, DVD hoạt hình… các cửa hàng Animate của Nhật Bản.

- Có khả năng dồn hết mọi tâm huyết, tiền bạc và cả thời gian quý báu để theo đuổi sở thích otaku của mình.

- Trong phòng trang trí toàn poster anime, manga, đồ cosplay.

- Ngoại ngữ của những otaku rất khá vì họ cần hiểu tốt tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Trung để đọc truyện.

- Nhớ toàn bộ những bộ truyện, nhân vật trong anime, manga hay game…

- Tự thừa nhận mình là otaku hoặc được người khác gọi là otaku.

- Hay sử dụng từ “moe” – từ dùng chỉ sự đáng yêu, dễ thương của các nhân vật hư cấu trong anime, manga, trò chơi điện tử…

4. Những kiểu otaku phổ biến hiện nay

4.1. Game Otaku

Trong các loại otaku, đây là dạng otaku cổ điển. Người ta thường không mấy định kiến quá tiêu cực về loại này vì game otaku có quá nhiều và phổ biến. Hơn thế công nghệ Game ở Nhật Bản đã tiến tới đỉnh cao mới. Do vậy rất khó trách những người phát cuồng vì Game – một thú tiêu khiển rất khó cai nếu như trót nghiện.

4.2. Anime Otaku

Có thể nói trong các loại otaku thì Anime là dạng phổ biến nhất. Anime được biết đến là một phần trong văn hóa Nhật Bản do đá số người Nhật đều xem và dành tình cảm yêu mến cho Anime. Nhưng xem Anime thôi chưa phải là yếu tố khiến bạn trở thành otaku chính hiệu. Điều này phải phụ thuộc vào bạn xem Anime loại nào.

Người xem hết tất cả các thể loại Anime mới chính là một Anime Otaku chính hiệu. Đặc biệt là những người xem các thể loại Anime mà trong đó chủ yếu là các nhân vật là con gái cũng được tính là otaku. Trong xã hội loại otaku này không được đánh giá cao cho lắm.

4.3. Manga Otaku

Khác với Anime, dạng Otaku Manga có vẻ ít người theo hơn. Vì đọc Manga phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn là xem Anime. Những Manga Otaku thường rất là giàu có, họ có cả một kho tàng hơn 1000 quyển truyện tranh trong nhà là chuyện hết sức bình thường.

4.4. Idol Otaku

Văn hóa Idol chỉ mới tồn tại và phát triển trong 10 năm gần đây tại Nhật, do đó thể loại này được coi là tân binh trong giới Otaku. Loại otaku này thường sẽ săn phiếu bắt tay với các thần tượng bằng cách mua thật nhiều CD của các thần tượng đó. Họ còn sáng tạo ra hẳn một điệu nhảy trên nền nhạc intro trước khi bắt đầu các concert của idol. Thật thú vị phải không?

4.5. Anime figure Otaku

Chắc chắn nếu như bạn muốn trở thành một Anime figure Otaku bạn phải rất giàu có. Nhắc đến figure bạn có thể hình dung ra ngay chính là những mô hình, tượng, hoặc sản phẩm 3D nào mô phỏng lại những nhân vật trong truyện tranh, trong phim anh hay game. Nhưng hơn thế đối với những Anime figure Otaku thì đây không chỉ là đồ chơi, hay búp bê thông thường mà đó còn là người bạn từ thế giới ảo.

Họ không tiếc tiền để thỏa thú chơi ấy. Trung bình mỗi figure như vậy thường có giá khoảng trên dưới 2 triệu đồng và có khi hơn thế với những bản giới hạn.

4.6. Zanson gachiotaku (những otaku cuồng đến phát điên)

Vào những năm gần đây những đối tượng thuộc nhóm này đã dần biến mất và gần như “tuyệt chủng” khỏi giới otaku. Còn với những năm trước đó thì những ai là Zanson gachiotaku thường phát cuồng anime, manga, game… khiến họ sống tách biệt với cộng đồng đến nỗi trở thành đối tượng bị chính xã hội cô lập. Đây là loại otaku tiêu cực mức độ nặng nhất vì họ gần như không đi học, không đi làm, chỉ sống ở trong nhà. Đã có nhận định cho rằng, dù vẫn còn những người thuộc nhóm này nhưng cũng đã chuyển dần sang các loại còn lại.

4.7. Kakute Otaku (những otaku ngầm)

Thành phần này chiếm số đông trong xã hội Nhật. Nhìn vẻ bề ngoài bạn sẽ không thể nhận ra thân phận otaku của họ. Chỉ có bản thân họ mới biết rằng mình mới chính là một fan cứng của văn hóa 2D, một otaku xịn. Với những người này, chỉ cần một chiếc PC họ sẽ thỏa sức tung hoành với các otaku khác và hoàn toàn biến thành một người khác vậy.

4.8. Itaota Otaku (Otaku thích thể hiện)

Trái ngược với Kakute Otaku tì các Itaota là loại không e ngại bộc lộ sở thích của mình cho bàn dân thiên hạ chiêm ngưỡng với mục đích khoe mẽ, thể hiện. Chỉ cần mua được một món đồ giá trị là họ sẽ tung ngay lên mạng xã hội để làm các otaku khác ghen tị. Việc bộc lộ sở thích của họ thoải mái không có nghĩa là họ hòa nhập với hoạt động xã hội. Nhận biết những người này rất đơn giản, chỉ cần bắt gặp một chàng trai, cô gái nào đó đeo chiếc túi itabag (chiếc túi gắn đầy huy hiệu, móc khóa,phụ kiện… của các thần tượng anime, manga) thì chính là Itaota.

4.9. Riaju Otaku (Otaku sống thực tế)

Thường các otaku thường được biết đến là thích dành thời gian cho các nhân vật 2D thay vì trò truyện với những bạn bè ngoài đời thực. Nhưng với những người thuộc loại Riaju Otaku thường không bị cuốn vào thế giới ảo như các otaku khác. Tuy rằng họ có cuồng nhưng không đến mức điên rồ, mà họ vẫn sinh hoạt, vui chơi và cống hiến cho xã hội. Những otaku này được đánh giá là văn minh nhất trong các otaku vì họ sẽ chỉ dành những thời gian nhất định trong ngày để trở thành các otaku mà thôi.

4.10. Weeaboo

Đây là thuật ngữ có nghĩa tương đồng với otaku nhưng không ở Nhật. Dùng để chỉ những người nước ngoài đam mê truyện tranh, phim hoạt hình, hóa trang, game… Những người này thực sự yêu thích văn hóa 2D của Nhật nên muốn trở thành otaku để tự áp dụng cho chính bản thân mình.

5. Tại sao otaku bị đánh giá tiêu cực

Otaku đã từng bị hiểu với hàm nghĩa rất tiêu cực, được sử dụng để ám chỉ thành phần cá biệt, người sống ngoài tách biệt ngoài xã hội. Những người này không thích ra ngoài, dành phần lớn thời gian ở trong nhà, không có đời sống tình cảm, không màng đến xung quanh mà thế giới của họ chỉ xoay quanh thế giới riêng của họ. Họ sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn khi hòa nhập với xã hội.

Tại đất nước Nhật Bản, otaku thường được coi là một từ xấu. Cứ nhắc tới otaku với người Nhật đây là thành phần điên rồ quên mình với những thói quen bệnh hoạn, thú vui vô bổ. Tất cả những người này đều bị xã hội soi mói, xa lánh. Chính vì thế, ở Nhật mà bị gọi là otaku thì đó là một sự sỉ nhục.

Ở tại Mỹ thì otaku lại mang nghĩa tích cực hơn, có phần thoải mái hơn. Vì otaku tại Mỹ được dùng để chỉ những người hâm mộ anime, game, manga… thôi nên không có gì là lăng mạ, hay có hàm ý xấu, chỉ trích gì họ. Có thể nói nhờ sự tiến bộ này, mà otaku đã dần được thay đổi trở thành điều tích cực.

Vậy otaku ở Việt Nam thì sao? Cũng tương tự như các Nhật và Mỹ thì từ này cũng chỉ người có sở thích, đam mê truyện tranh, phim hoạt hình Nhật. Cũng có không ít người tự nhận mình là otaku hoặc sử dụng từ này một cách thường xuyên mặc dù chưa hiểu hết ý nghĩa từ này.

Tóm lại, otaku có bị đánh giá là tiêu cực hay không đều phụ thuộc vào văn hóa sinh sống và cách thể hiện của otaku như thế nào. Hiểu thêm về văn hóa otaku bạn có thể biết thêm về một nét văn hóa Nhật Bản cũng như yêu thêm văn hóa của xứ sở hoa anh đào.

Qua bài viết hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Otaku là gì và cách để nhận biết bạn có phải là một Otaku không. Hãy đến với Vieclam123.vn để học thêm nhiều kiến thức khác.

>> Tìm hiểu thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022