Khi bạn chán nản, không có động lực học tập thì điều gì sẽ giúp bạn vực dậy tinh thần? Những mục tiêu bạn đề ra có đơn thuần chỉ là suy nghĩ hay lời nói? Bạn đã bao giờ viết ước mơ thành một khẩu hiệu để tự cổ vũ bản thân? Nếu không thể tự viết nên chân lý cho chính mình thì hãy để những câu Slogan hay về giáo dục dưới đây giúp bạn có thêm động lực mạnh mẽ trên chặng đường học tập vất vả.
MỤC LỤC
Leibniz là một nhà bác học người Đức nổi tiếng về lịch sử toán học và lịch sử triết học. Không chỉ là chủ nhân của câu slogan bất hủ “Ai làm chủ giáo dục có thể thay đổi thế giới” mà còn là cha đẻ của “vi tích phân” và “hệ thống số nhị phân” mà ngày nay chúng ta vẫn hay sử dụng làm nền tảng cho các cấu trúc máy tính hiện đại. Ông được biết đến như một nhà bác học lạc quan có nhiều đóng góp to lớn cho vật lý và kỹ thuật. Là người mang đến nhiều thành tựu mang tích cách mạng cho nhân loại nên tư tưởng về giáo dục của Leibniz cũng rất thiết thực.
Đối với câu slogan của mình Leibniz thật sự đã nói lên không chỉ quan điểm cá nhân của riêng mình mà còn là tầm nhìn rộng lớn về tương lai. Ông cho rằng người nắm giữ tri thức sẽ mở ra những cách cửa vĩ đại có tầm ảnh hưởng to lớn đến xã hội loài người. Bạn có từng nghĩ mình hoàn toàn có khả năng làm nên điều lớn lao hay chỉ chấp nhận sống cuộc đời mờ nhạt như đã được lập trình. Tri thức là vô tận và con người sẽ phát triển không có điểm dừng nhờ sự trợ giúp đắc lực của giáo dục.
Người làm chủ giáo dục là những người mang tri thức đến với nhân loại. Con người có thể thay đổi theo xu hướng, xã hội có thể thay đổi theo xu hướng, thậm chí thế giới cũng xoay chuyển theo xu hướng. Vậy thì ai làm nên xu hướng, ai đề ra hướng đi,ai quyết định việc thế giới sẽ thay đổi ra sao? Đó chính là những người làm chủ giáo dục, giáo dục tạo nên một con người, nhiều người tạo thành một xã hội và xã hội trải khắp mọi nơi trên thế giới.
Bạn có thể chỉ là một cá thể nhỏ bé trong xã hội nhưng không có nghĩa bạn không thể làm nên điều lớn lao. Tất cả mọi công trình vĩ đại trên thế giới đều bắt đầu bằng một ý tưởng nhỏ bé của một người làm chủ tri thức của chính mình. Không ai bắt bạn phải trả phí cho ước mơ cả vậy nên hãy cứ ước mơ kể cả những điều lớn lao mà chưa ai nghĩ đến. Có ước mơ bạn sẽ có kế hoạch để hoàn thành giấc mơ đó, bắt đầu từ bước đi nhỏ nhất đó là học tập thật tốt những kiến thức cơ bản từ trên ghế nhà trường. Cho đến những kiến thức mở rộng mà bạn buộc phải nắm vững cơ bản mới có thể hiểu được. Ngày hôm nay bạn là một người học nhưng ngày mai khi mang kiến thức đi truyền đạt lại thì bạn là một người thầy. Những kiến thức bạn mang đến biết đâu sẽ tạo nên sự thay đổi to lớn của cả thế giới. Bạn làm chủ được nền giáo dục, bạn định hướng được con người, thế giới sẽ xoay chuyển theo ý bạn.
Nếu câu slogan về giáo dục phía trên cho bạn cái nhìn quá rộng lớn về tri thức của nhân loại hướng bạn đến cái nhìn lớn lao hơn về tương lai thì câu ngạn ngữ này của Trung Quốc thực sự đưa bạn về với cái nhìn thực tại. Câu từ ngắn gọn xúc tích, có phần khẳng khái và chân thực nhưng ý nghĩa lại rất rõ ràng và phản ánh đúng sự thật. “Bé chẳng học, lớn làm gì?” đơn giản chỉ là nếu học từ khi còn bé để biết đến những cái căn bản nhất thì lớn lên bạn sẽ chẳng làm được điều gì cho chính mình chứ chưa nói đến tìm được một công việc.
Không phải ai cũng có một con đường học tập thuận lợi và hiểu hết những gì mà giáo viên muốn truyền đạt trên lớp. Nên đôi lúc bạn chán nản muốn bỏ học cũng là điều có thể hiểu được. Nhưng không thể vì thế mà từ bỏ việc học đặc biệt là khi bạn còn ngồi tại ghế nhà trường và đang được học những kiến thức cơ bản nhất để trở thành một người công dân có ích cho xã hội. Khoan bàn đến những thứ to tát như việc bạn có thể cống hiến cho đất nước cho xã hội nhưng việc học là để phục vụ chính bản thân bạn.
Người lớn thì phải làm gì hay lớn lên biết phải làm gì có thể là suy nghĩ nảy sinh trong đầu của rất nhiều đứa trẻ. Trẻ nhỏ mong lớn thật nhanh để không phải ngày ngày ngồi lại với bài vở mà được kiếm tiền và hành động theo ý thích. Nhưng phụ huynh phải giúp trẻ hiểu rằng người lớn cũng có thật nhiều những vất vả và chán nản không kém việc trẻ nhỏ không thích đến trường. Và nếu trẻ nhỏ không muốn phải trải qua những điều vất vả chán nản đó thì phải học thật tốt ngay từ khi còn nhỏ. Không có kiến thức sẽ không thể làm việc, không ai có thể cho mình một công việc mà mình không biết làm.
Trẻ con thì có thể dùng những lời nhẹ nhàng để khuyên nhủ uốn nắn nhưng còn đối với học sinh, sinh viên nhưng người đã đủ lớn để có những suy nghĩ độc lập thì sao? Bạn cần nhìn vào thực tế khắt khe là nếu như những năm tháng cấp 3 không học hành tử tế thì không thể thi đỗ vào đại học. mà học đại học không chuyên cần thì ra trường không có kiến thức căn bản để áp dụng vào công việc thì không ai thuê bạn. Nếu bạn nói “đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công” thì cũng không ai phản đối. Bạn hoàn toàn có thể học một nghề bạn yêu thích nhưng vẫn sẽ phải gắn liền với sự học vì tri thức sẽ không tự đi vào đầu bạn. Thế nên đại học không phải là con đường duy nhất nhưng là con đường êm ả nhất mà bạn gây dựng suốt 12 năm để đi đến thành công. Bạn không học từ căn bản sẽ không có thành công nào đợi bạn ở phía trước.
Không phủ nhận tầm quan trọng của sách trong cuộc sống nhưng những vấn đề cần đến sự suy ngẫm và phán đoán mang tính quyết định thì bạn cần lý trí thay vì lý thuyết trên những trang sách. Sách là nơi con người ghi chép lại kiến thức, cảm xúc, triết lý quan điểm về cuộc sống của từng cá nhân và nhân loại. Tuy nhiên tri thức thì không thể phủ nhận nhưng sách về triết lý đời sống là kinh nghiệm và quan điểm cá nhân của mỗi người với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống. và mọi cuốn sách đều do con người viết nên vậy nên bạn hoàn toàn có thể có một cuốn sách cho riêng mình.
Không nhất thiết phải viết ra, không nhất thiết phải kể đến mà từ điển về kinh nghiệm sống hiện hữu bên trong mỗi người. Cuộc sống của bạn sẽ do bạn quyết định, những cuốn sách chỉ cho bạn tri thức và hướng đi còn lựa chọn phương thức hay lối đi nào sẽ do bạn tự quyết định. Bằng cái nhìn về cuộc sống xung quanh và quan điểm cá nhân bạn sẽ tự mình cuốn định trang sách của bản thân sẽ viết nên điều gì đó là lý do vì sao một cuốn sách không thể bằng cách bạn suy ngẫm.
Tương tự như với trường học, đó là nơi bạn được truyền thụ tri thức nhưng việc bạn sử dụng những kiến thức đó ra sao lại phụ thuộc vào chính quan điểm cá nhân của bạn. Trường học dạy bạn cách bảo vệ bản thân trên lý thuyết, kiến thức cơ bản là để bạn vận dụng khi gặp tình huống thực tế nên dù bạn có học bao nhiêu bằng tại trường lớp mà không va chạm ngoài đời thực thì mọi thứ bạn học chỉ là lý thuyết chứ chưa thể thành kinh nghiệm giúp bản thân đối mặt với xã hội khắc nghiệt khi rời khỏi ghế nhà trường.
Đối với mỗi cá nhân sau khi bước chân ra khỏi mái trường, ra khỏi vòng tay của cha mẹ, thầy cô mới chính thức đương đầu với cái gọi là cuộc sống, không ai có thể cho bạn kinh nghiệm tốt bằng việc bạn tự trải qua vấn đề và rút ra kinh nghiệm riêng của bản thân. Từ cảm xúc cho đến lý thuyết cho đến bài học về thực tế đều cần bản thân bạn tự trải nghiệm chứ trường lớp không dạy bạn được những điều đó. Mà tất cả những điều đấy lại là thứ xuyên suốt theo bạn đến hết cuộc đời giúp bạn vượt qua sóng gió trên đường đời. Trường học cho bạn lý thuyết còn trường đời cho bạn kinh nghiệm thực tế đó là lý do vì sao Immanuel Kant nói trường học không bằng trường đời.
Tuy nhiên không phải vì thế mà hành động bỏ học được cổ xúy để vươn ra trường đời mà bạn cần hiểu lý thuyết tại trường học không hơn những bài học cuộc sống nhưng lý thuyết tại trường học là thứ cốt yếu giúp bạn chống chọi với những bài học trong cuộc sống. Không có căn bản mọi thứ trong cuộc sống đều khiến bạn cảm thấy khó khăn và sẵn sàng bỏ cuộc ngay trước khi kịp đón nhận những bài học thay đổi cuộc đời. Từ đó có thể thấy trường học không hơn trường đời nhưng là thứ căn bản cần nắm được trước khi đến với lớp học trường đời.
Cuộc sống sẽ tự mang đến tri thức khi bạn có nhu cầu giải quyết vấn đề điều đó giải thích vì sao sự học là vô hạn vì nhu cầu của con người là bất tận. Từ đời này qua đời khác từ thế hệ này sang thế hệ khác con người đều mong muốn sự phát triển không ngừng để cải thiện cuộc sống ngày một tiện ích và tốt đẹp hơn. Trừ khi nhân laoij không còn thì guồng quay tri thức mới ngừng hoạt động, mong muốn của con người chính là thứ nhiên liệu khiến bánh xe trí thức không ngừng xoay chuyển để đưa con người đến những thành tựu to lớn hơn.
Tuy nhiên cuộc đời của mỗi người lại hữu hạn chỉ dừng lại ở khoảng hơn 100 năm với những người sống lâu nhất nên sự học của mỗi người sẽ dừng lại khi cuộc sống của họ kết thúc. Nhưng người này nằm xuống thì một thế hệ mới lại ra đời, con người sẽ không ngừng sinh trưởng và mỗi thế hệ mới ra đời sẽ mang theo khát vọng tri thức mới. Song hành cùng với đó là sự thay đổi của vạn vật xung quanh, không chỉ có con người mới phát triển mà tự nhiên cũng sinh sôi nảy nở và thế giới cũng theo đó khoác lên mình hàng ngàn dấu hỏi mới đợi chờ con người khám phá và tìm ra câu trả lời.
Không chỉ trái đất nơi bạn sống mới tồn tại tri thức mà bất kỳ nơi nào bên ngoài vũ trụ cũng ẩn chứa những câu hỏi mà con người muốn tìm ra câu trả lời. Vì vậy việc học sẽ là vô hạn chỉ có đời người là hữu hạn mà thôi, một đời không thể nắm hết kiến thức của cả vũ trụ nhưng thế hệ về sau sẽ tiếp tục đi khai phá các câu hỏi còn vũ trụ thì không ngừng đổi mới tạo nên cuộc rượt đuổi không ngừng giữa con người và tri thức.
Học để thỏa mãn sự hiếu kỳ của bạn với thế giới, học để phát triển bản thân, học để tìm thấy chỗ đứng trong xã hội, mà xã hội lại phát triển không ngừng nên việc học của mỗi người cũng vậy. Cho dù đời sống của mỗi người là hữu hạn và sự học là vô tận nhưng học là để cho chính bản thân chứ không phải vì bất kỳ ai khác nên bạn muốn một cuộc sống thay vì sự tồn tại bạn cần học, học cả về sự vô tân của tri thức. Học để bản thân luôn khoác lên mình diện mạo mới hoàn thiện hơn để được mọi người ghi nhận.
Mỗi người sẽ cảm thấy e thẹn, ngượng ngùng hay hổ thẹn khi thấy được sự kém cỏi hay mặt xấu của bản thân đó gọi là sự xấu hổ. Sẽ không có bất cứ ai trở nên giỏi giang được mà không học vậy nên đừng cảm thấy xấu hổ nếu bạn chưa biết. Kiến thức là điều vô tận mà không ai dám vỗ ngực nói mình nắm giữ toàn bộ kiến thức của nhân loại. Vì vậy khi ai đó nói cười bạn về sự thiếu hiểu biết của bản thân hãy cười họ vì họ suy nghĩ nông cạn khi có hành động đó. Điều họ biết có thể bạn không biết nhưng điều bạn biết chưa chắc họ đã biết. Điều quan trọng là bạn có sẵn sàng tìm hiểu điều bạn chưa biết hay chỉ vì 2 chữ xấu hổ mà chán ghét việc học thay vì lấy đó làm động lực để vươn lên.
Sự khác biệt ở đây chỉ là không biết hoặc không học, bạn không biết bạn có quyền không sợ người khác cười chê nhưng nếu bạn không học thì nên tự cảm thấy xấu hổ với bản thân trước khi ai đó cười chê bạn. Học là nhu cầu thiết yếu của mỗi người, bạn có thể học dưới nhiều hình thức, học từ trường học, học từ những người xung quanh, học từ chính những bài học cuộc sống xung quanh bạn. Khi bạn muốn học tri thức sẽ không từ chối bạn nhưng nếu bạn từ chối tri thức thì đó là điều ngu xuẩn.
Không có tri thức thì đến việc hoàn thiện nhân cách còn khó chứ đừng nói đến việc bạn muốn được người khác thừa nhận. Không ai có thể học hết được mọi kiến thức trong vũ trụ nhưng có thể không ngừng học đến hết đời để hoàn thiện bản thân. Bạn có trách nhiệm với bản thân không ai dám cười chê bạn, bạn không ngừng học hỏi bạn sẽ không bao giờ phải thấy xấu hổ với chính mình. Bạn không biết vì bạn chưa học chứ không phải bạn không học nhưng nếu có cơ hội để được biết mà không học thì bạn sẽ không chỉ thấy xấu hổ với những người xung quanh thôi đâu mà bản thân sẽ tự cảm thấy hổ thẹn và bắt đầu đặt ra những lời giá như.
Tuy nhiên sự học là cả đời nên nếu hiểu được việc không biết không xấu, chỉ có việc không học mới đáng hổ thẹn thì bạn hoàn toàn có thể thay đổi ngay lúc đó. Xấu hổ vì không học không có nghĩa bạn không thể thay đổi cảm xúc đó, chăm chỉ và có trách nhiệm với bản thân trong việc không ngừng học hỏi sẽ giúp mọi người có cái nhìn khác đi về bạn. Và tự bản thân bạn cũng sẽ tự nhận ra được giá trị của bản thân trước nỗ lực của chính mình.
Cuộc sống của mỗi người muốn có được thành công thì có ai mà không từng thất bại. Thất bại cho bạn những bài học quý giá để chạm đến tương lai bạn mong muốn. Thậm chí là thất bại rất nhiều đến mức chán nản trước khi thành công mỉm cười với bạn. Những bài học bạn có được không chỉ đến từ trải nghiệm của bản thân mà còn đến từ chính những điều xung quanh bạn. Tuy nhiên không phải bài học nào cũng dành cho bạn và bạn phải đủ tỉnh táo để biết đâu là bài học đâu là bài không nên học. Đó là lý do câu nói của Oscar trở thành một trong những slogan hay về giáo dục.
Giáo dục là điều chắc chắn bén rễ với mỗi con người từ khi ra đời và đồng hành cùng bạn trên suốt chặng đường của bản thân. Bạn có thể học từ trường lớp, bạn bè, người thân nhưng học thì phải biết chọn lọc, đừng vội xem mọi bài học là bổ ích mà đôi khi những bài học không dành cho bạn sẽ khiến bạn phải trả một cái giá không hề rẻ. Khi ai dó cho bạn kinh nghiệm cần đánh giá điều đó trên nhiều khía cạnh phù hợp, có thể điều đó đúng với họ nhưng chưa chắc đã đúng với bạn. Tỉnh táo trong việc phân biệt tốt xấu thôi chưa đủ mà bạn còn phải thận trọng trong việc lựa chọn bài học cho chính mình.
Người ta có thể dạy bạn điều hay lẽ phải thì cũng có thể dạy bạn điều xấu, điều không đúng đắn. Nhưng bạn sẽ là người lựa chọn học hay không học và việc phân tích các bài học trước khi áp dụng với bản thân là rất quan trọng. Cũng giống như việc bạn bè của bạn có người tốt người xấu, bạn bè xấu dĩ nhiên sẽ ngừng giao du vì dễ lôi kéo ta vào điều sai trái thì bài học xấu cũng vậy, hậu quả có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể rất gay gắt.
Ví dụ đơn giản về những con người mà bạn chắc chắn biết nhưng không nên học bài học về bước ngoặt trước khi đến với thành công của họ. Điển hình là tỷ phú Bill Gates người đã từ bỏ đại học Harvard để theo đuổi sự nghiệp và ông có chia sẻ khi được hỏi về quyết định bỏ học đó là: “Thật đáng tiếc là tôi không thể gắn bó với nó . Nhưng tôi không cho rằng mình bỏ lỡ kiến thức nào cả, vì bất kỳ điều gì tôi cần học , tôi đều sẵn sàng học cả”. Thêm một ví dụ nữa về chàng trai cũng từ bỏ ngôi trường danh giá Harvard để trở thành ông trùm mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook. Mark Zuckerberg trở thành tỷ phú năm 29 tuổi sau khi anh quyết định từ bỏ trường đại học để theo đuổi đam mê bản thân.
Họ là những con người không hối hận khi từ bỏ trường học để biến giấc mơ thành hiện thực. Họ đã thành công nhưng không có nghĩa bạn cũng sẽ thành công khi làm như họ. Họ sở hữu tài năng, đam mê, biết nắm bắt thời điểm và may mắn mỉm cười với họ còn bạn nếu bỏ học mà không có đam mê, không có cốt lõi nền tảng khác thì con đường có 2 ngã rẽ là thành công và thất bại thì chỉ có ngã rẽ thất bại là chào đón bạn thôi. Bở vậy có những điều được dạy nhưng lại là cái không đáng biết và những cái đúng với người khác nhưng lại không đúng với bạn.
Thế giới có rất nhiều những câu slogan hay nhưng slogan về giáo và tri thức đắt giá lại được rất ít người biết đến. Bạn có thể đã từng nghe ở đâu đó về những câu slogan hay này nhưng lại không hiểu hết được ý nghĩa và thông điệp mà những danh nhân muốn nhắn gửi. Hy vọng quan bài viết này những câu slogan hay về giáo dục sẽ tiếp thêm cho bạn động lực mạnh mẽ trong học tập và phát triển bản thân.
>> Xem thêm:
MỤC LỤC
15/07/2022
13/07/2022
14/06/2022
03/06/2022