Blog

Những kỹ năng dạy con thời hiện đại cha mẹ nào cũng nên biết

19/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Giáo dục con cái luôn là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm, trong giáo dục sẽ không khuyến khích cho sai lầm, vì vậy quý phụ huynh nên tìm hiểu những kỹ năng dạy con thời hiện đại để giúp con trở thành một đứa trẻ có ích cho xã hội.

MỤC LỤC

Nuôi dạy con cái cũng giống như việc kinh doanh, tư duy có đổi mới thì hiệu quả đạt được mới cao. Chỉ khi cha mẹ có những kỹ năng nuôi dạy con đúng đắn thì tương lai mới mong gặt hái được những quả ngọt. Thế nào là kỹ năng dạy con thời hiện đại hãy cùng tôi tìm hiểu bài viết bên dưới để tỏ tường bạn nhé.

1. Kỹ năng dạy con thời hiện đại là thế nào?

Kỹ năng dạy con thời hiện đại chính là những cách dạy con theo nghiên cứu mới nhất của thế giới, theo đó mỗi cha mẹ sẽ cập nhật thông tin về chủ đề này thường xuyên, nhận thức đúng đắn đâu là cách làm phù hợp và hiệu quả nhất, quan trọng là phải có tác dụng với một đứa trẻ được sinh ra ở thời hiện đại.

Kỹ năng dạy con thời hiện đại là thế nào?

Đừng vội chỉ trích khi con làm sai như những cách dạy con truyền thống mà ông bà để lại, có thể ở thời điểm rất xa đó thì nó là chân lý nhưng khi áp dụng ở thời điểm hiện tại thì nó không còn phù hợp.

Trước khi tìm hiểu những kỹ năng dạy con thời hiện đại thì quý phụ huynh nên biết rõ lợi ích của việc áp dụng kỹ năng dạy con thời hiện đại là như thế nào, nội dung bên dưới sẽ giúp bạn làm sáng tỏ điều này.

2. Áp dụng kỹ năng dạy con thời hiện đại bạn được gì?

Sau khi tìm hiểu kỹ năng dạy con thời hiện đại là gì thì tin chắc các bậc phụ huynh đã hiểu rõ bản chất của khái niệm này. Nhưng vẫn còn rất nhiều phụ huynh lại chưa nắm rõ lợi ích khi áp dụng những kỹ năng nuôi dạy con thời hiện đại cụ thể như thế nào. 

Bạn có tò mò về điều đó hay không?

Áp dụng kỹ năng dạy con thời hiện đại bạn được gì?

Thực tế, việc nuôi dạy con là vô cùng khó khăn, mất nhiều công sức và thời gian của bố mẹ. Việc áp dụng những kỹ năng nuôi dạy con thời hiện đại sẽ giúp họ san sẻ gánh nặng này, đồng thời kết quả thu được lại có phần khả quan hơn so với việc áp dụng những phương pháp truyền thống.

Cha mẹ sẽ điều hướng con dựa trên sở thích và nguyện vọng của chúng, từ đó cả 2 phía sẽ dễ tìm được tiếng nói chung, gia đình hoà thuận hơn.

Việc áp dụng kỹ năng dạy con thời hiện đại còn giúp phụ huynh nở mày nở mặt với hàng xóm láng giềng, với người thân họ hàng, tất nhiên điều đó chỉ xảy ra khi con bạn đang đi đúng hướng.

Biết là có lợi thế nhưng làm sao để các bậc phụ huynh biết được đâu là nguyên tắc nuôi con truyền thống và đâu là cách cách dạy con thời hiện đại hiệu quả?

Đừng quá lo lắng, tôi sẽ giúp bạn vạch ra những nguyên tắc được xem là lỗi thời mà cha mẹ nên loại bỏ, nếu có gặp phải những trường hợp tương tự thì cũng không nên áp dụng để tránh làm ảnh hưởng tới tâm sinh lý của con. Theo dõi nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn về những nguyên tắc này nhé.

3. 8 Nguyên tắc lỗi thời trong dạy con cha mẹ cần loại bỏ ngay

3.1. Đừng có hở ra là về mách mẹ

Con mách lẻo chuyện trường lớp hay không không quan trọng mà quan trọng là thái độ của phụ huynh đối với việc làm này. Một câu nói sai có thể khiến cha mẹ không bao giờ bước chân được vào thế giới của trẻ nữa. Trẻ nói ra nghĩa là tìm đến sự giúp đỡ nhưng cha mẹ lại cho rằng đó là một tính xấu và từ chối sự giúp dành cho con. Sở dĩ trẻ không dám nói ở trường mà về nhà để tìm đến cha mẹ bởi vì chúng tin tưởng cha mẹ sẽ luôn lắng nghe và đứng về phía chúng .

Vậy nên đừng để con đánh mất niềm tin vào gia đình dù bằng bất kỳ hành động vô tình hay cố ý nào. Nếu nói ra  ở trường trẻ sợ bị gắn mác mách lẻo và bị bạn bè xa lánh nhưng lại cần có sự chia sẻ để được giúp đỡ khi gặp khó khăn. Từ chối bất kì lời tâm sự nào cũng sẽ đẩy trẻ vào sự bế tắc trong tâm lý, sự nghiệp giáo dục của cha mẹ cũng sẽ đổ vỡ luôn.

3.2. Cư xử sao cho phải được mọi người yêu mến

Cư xử sao cho phải được mọi người yêu mến

Đây chắc chắn là một suy nghĩ áp đặt của cha mẹ hoàn toàn không để tâm đến cảm xúc của con trẻ. Đến cha mẹ còn không thể sống hòa thuận được với tất cả mọi người nhưng lại mong muốn con cái phải làm vừa lòng người khác. Con có thể hòa thuận với bạn bè được thầy cô và mọi người xung quanh yêu mến là điều tốt. 

Nhưng việc con phải đánh đổi điều gì đó hay sống không đúng con người thật của mình để được mọi người yêu thương khen ngợi là việc làm sai trái đối với trẻ. Trẻ phải sống trong tư duy của người khác sẽ kém thông minh do bản thân không được phát triển, suy nghĩ hạn hẹp trong khuôn khổ nguyện vọng của cha mẹ.

3.3. Học dốt sẽ không có tương lai

Không thể phủ nhận vai trò của nền giáo dục trong sự thành công của mỗi người những không có nghĩa thành tích học tập của con sẽ tỷ lệ thuận với tương lai sau này. Trường học đóng vai trò to lớn trong việc nuôi dạy trẻ và là bàn đạp vững chắc tới tương lai nhưng không có nghĩa đó là con đường duy nhất có thể đi đến thành công. Mỗi đứa trẻ có một thế mạnh khác nhau nên sự thành công trong tương lai của chúng cũng có sự khác biệt.

Đứa trẻ học giỏi trên ghế nhà trường chưa chắc đã có tương lai tươi sáng hơn đứa trẻ thành tích không bằng. Có đứa trẻ thành công nhờ học thức có đứa trẻ thành công nhờ tài năng. Có đứa sẽ phát triển theo con đường giáo dục, cũng có đứa sẽ chọn thể thao hay nghệ thuật. Vậy nên nhiệm vụ của cha mẹ là tìm ra điểm mạnh và giúp con phát huy chứ không phải ép trẻ gồng mình chạy theo bệnh thành tích.

3.4. Không cho phép con được thể hiện cảm xúc tiêu cực

Không cho phép con được thể hiện cảm xúc tiêu cực

Việc tức giận, khóc lóc hay la hét đều là các cách thức mà bộ não phản ứng lại với những áp lực mà nó phải gánh chịu. Người lớn khi bị áp lực sẽ tìm đến các giải pháp để xoa dịu bản thân và tiết chế cảm xúc thay vì bộc lộ, giải tỏa chúng tức thì. 

Nhưng với tư duy chưa hoàn thiện của con trẻ thì mọi phản xạ của bộ não đều sẽ được bộc lộ tức thì để giải tỏa ức chế. Quát con nín đi hoặc thôi ngay khi trẻ cáu giận, khóc lóc đồng nghĩa với việc cha mẹ đang dồn nén áp lực lên dây thần kinh non nớt của con. 

Cảm xúc tiêu cực chia thành nhiều cấp độ và hệ quả cũng theo đó lớn dần. Việc kìm nén không được giải tỏa sẽ khiến áp lực tích tụ đẩy suy nghĩ và cảm xúc theo chiều hướng xấu đi. Trẻ sẽ nâng cấp biểu hiện cảm xúc từ lời nói lên đến hành động và khi giải tỏa sẽ dẫn đến hành vi sai lệch về đạo đức đối với cả phụ huynh, nhà trường và bạn bè.

3.5. Mua chuộc tâm trí con bằng món đồ con thích

Nhiều bậc phụ huynh hiểu rằng ép uổng hay đánh đập không thể giúp trẻ đi xa hơn trong thành tích nên đã dùng hình thức mua chuộc để con tự đánh lừa bản thân mình. Trẻ chạy theo nguyện vọng sở thích cá nhân để đạt được thứ vật chất mình muốn từ cha mẹ, còn cha mẹ lựa chọn việc dùng tiền bạc để đánh đổi thành tích từ phía con. Vậy thì đây là hình thức gia đình kiểu gì? Mối quan hệ gia đình hay thương trường? Cha mẹ đang làm vì con cái hay vì suy nghĩ hão huyền của bản thân? Những bậc phụ huynh luôn tự cho mình là đúng thường áp đặt lối đi trong tương lai cho trẻ.

Họ xem những ước mơ, những nguyện vọng tương lai của con là không phù hợp cản trở kế hoạch đã định sẵn trong đầu. Họ cho rằng việc mình đang làm là vì com, vẽ ra cho con một tương lai đẹp, một lối đi bằng phẳng, thay đổi tâm trí non nớt của trẻ bằng cách mua chuộc chúng. Đến một thời điểm khi năng lực của trẻ không còn đáp ứng được nguyện vọng của bố mẹ, thành tích của trẻ sẽ dậm chân tại chỗ, trẻ không thể làm tốt được vì đó không phải là thứ trẻ muốn, cái trẻ yêu thích hay có năng khiếu. Và khi cha mẹ nhận ra điều này sẽ là quá muộn, con đã không còn biết mình thật sự thích điều gì, muốn điều gì hay giỏi điều gì. Bởi bản thân trẻ trước đó chưa từng được thật sự mơ ước, đam mê hay có suy nghĩ lựa chọn của riêng mình.

3.6. Học nhiều mới giỏi hơn bạn được

Học nhiều mới giỏi hơn bạn được

Cha mẹ phải chấp nhận một sự thật rằng con mình có thể sẽ không giỏi giang xuất sắc được hơn con người ta dù có học thêm bao nhiêu đi chăng nữa. Nếu không chấp nhận sự thật này mà cứ điên cuồng nhồi nhét kiến thức, bắt ép trẻ học thêm chỉ dồn trí não của trẻ vào đường cùng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tệ hơn nữa là rối loạn tâm trí con. Cha mẹ tránh đặt kỳ vọng quá cao cho con em mình, đừng bắt trẻ hết học thêm lại trường, tại lớp lại đi học năng khiếu, thể chất.

Đừng để sự ích kỷ trong suy nghĩ của bản thân và ham muốn sự hoàn hảo biến con mình thành con rối. Cha mẹ đã bao giờ nhìn lại bản thân mình xem đã làm được điều đó? Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh rằng ngày xưa không có điều kiện được cho đi học như bây giờ mà hiện nay vẫn có những đứa trẻ không được đến trường mà tương lai vẫn mỉm cười với chúng. Việc cha mẹ  đang làm chỉ tiêu tốn tiền bạc mà trẻ vẫn không thể tiếp thu được kiến thức.

3.7. Đưa ra hình phạt tước đi những thứ mà con yêu thích

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc làm mang tính cảm xúc này sẽ đi ngược lại với tác dụng mà cha mẹ mong muốn. Trẻ không những không hiểu ra vấn đề, mà còn có chiều hướng suy nghĩ lệch lạc. Nếu sau đó mẹ trả lại món đồ trẻ sẽ hiểu rằng trẻ chỉ phải ngừng chơi một lúc thôi thì tạm gác việc chơi trò đó lại và chuyển sang trò khác cho đến khi mẹ trả lại cùng với những lời mắng mỏ khuyên răn. Còn nếu mẹ nhất định không trả lại cho đến khi trẻ nói ra được mình sai thì trẻ sẽ có hai hướng lựa chọn.

Một là từ bỏ món đồ chơi đó và không thừa nhận mình sai, trẻ sẽ dần hình thành suy nghĩ mẹ có thể tước đi món đồ vì mẹ là người lớn, mẹ có quyền, kẻ mạnh có thể tước đoạt đi món đồ của người yếu thế. Suy nghĩ non nớt của trẻ vô tình sẽ bị vấy bẩn và phát triển theo chiều hướng xấu. Hai là trẻ sẽ nhận sai, nói lời xin lỗi chỉ để lấy lại món đồ chứ không hề biết mình đã sai ở đâu hay cảm thấy việc mình làm có sự sai trái. Vậy là mục đích giúp trẻ nhận lỗi sửa sai bằng phương pháp vày của cha mẹ bất thành.

3.8. Phải chia sẻ với người khác thứ con không muốn

Phải chia sẻ với người khác khi con không muốn

Dạy con phải biết chia sẻ với người khác là một trong những điều còn tồn tại trong nền tảng giáo dục cũ của nhiều ông bố bà mẹ. Tuy nhiên chia sẻ ở đây của cha mẹ thường được đặt vào những hoàn cảnh hết sức trái ngang với tâm lý trẻ và chẳng dạy con được bài học gì. Ví dụ bạn mẹ đến nhà và đưa theo một em bé kém tuổi. Em đòi món đồ con bạn yêu thích và bạn nói con phải chia sẻ với em. Vô hình trong đầu trẻ sẽ xuất hiện câu hỏi tại sao con phải làm vậy?

Tại sao con phải chia sẻ với một đứa con chẳng hề quen biết? Thế nó cứ nhỏ hơn là con phải chia sẻ hay sao? Nếu con đòi món đồ của anh hai thì có bị mẹ mắng là tham lam không biết điều? Trẻ đâu đã biết về sự hào phóng, khái niệm chia sẻ của trẻ chỉ đến với những người thân quen hoặc khiến trẻ cảm mến, việc bị mẹ ép buộc chia sẻ sẽ chẳng dạy được con về sự hào phóng mà còn hình thành sự ghen tuông ích kỷ.Việc muốn con hào phóng trong tình huống đó chỉ đẹp mặt cha mẹ chứ bản thân con sẽ chẳng thu về điều gì. Vậy nên việc giải thích cho trẻ hiểu ra vấn đề trước khi muốn trẻ làm là điều rất quan trọng.

4. Tổng hợp các phương pháp dạy con thời hiện đại cho bố mẹ

4.1. Nguyên tắc vàng trong làng kỹ năng dạy con thời hiện đại

4.1.1. Trước khi dạy dỗ con cha mẹ phải xem lại chính mình

Con cái chính là hình ảnh phản chiếu chân thực nhất về cha mẹ chúng. Khi bộ não còn non nớt trẻ sẽ học theo những người thân quen gần nhất với mình. Đừng mắng con rồi bảo chả hiểu mày giống ai trong khi thực tế bạn là người sinh chúng ra và hung chỉ học theo bạn.

Trước khi dạy dỗ con cha mẹ phải xem lại chính mình

 Từng cử chỉ hàng ngày cho đến lời ăn tiếng nói, cách phản ứng trước mọi tình huống xảy ra trẻ đều sẽ học theo cha mẹ. Vậy nên trước khi muốn dạy dỗ con cái cha mẹ phải xem lại hành vi của mình mỗi ngày. Không chỉ phải chú ý hành động mà còn phải tiết chế cảm xúc. Nhiều phụ huynh cho rằng con cái còn nhỏ chẳng biết gì đâu nhưng thực tế là vì không biết nên trẻ mới bắt đầu học.

Mà học không ở đâu xa mà sẽ học từ những thứ hiện hữu hằng ngày, ăn sâu vào hình ảnh, âm thanh mà trẻ thấy được, nghe được. Trẻ tiếp thu cái mới rất nhanh đặc biệt là những điều gây ấn tượng mạnh nên con phát triển theo chiều hướng tốt hay xấu phụ thuộc vào việc mỗi ngày trẻ nhìn thấy và in vào trí não những điều gì. 

Muốn con ngoan ngoãn lễ phép trước tiên cha mẹ phải thận trọng trong ngôn ngữ, hài hòa trong đối nhân xử thế để trẻ theo đó mà học tập. còn ngược lại hàng ngày con sống với những lời chửi bới và hành động thiếu văn hóa thì tư duy không thể nào không bị ảnh hưởng được.

4.1.2. Nói ra nguyện vọng từ hai phía và cùng nhau thống nhất kế hoạch

Tương lai của con là cả một bản kế hoạch to lớn phải có sự chung tay của cả cha mẹ và con cái. Việc đầu tiên cha mẹ cần làm trước khi bước bắt tay vào điều hướng và củng cố hướng đi cho trẻ đó là cùng nhau xây dựng kế hoạch cho tương lai. 

Tương lai của con sẽ do con quyết định nhưng cha mẹ sẽ là yếu tố chính quyết định sự đúng hướng của con đường này. Vậy nên nhiệm vụ của con là nói ra tâm tư nguyện vọng và quyết tâm, còn cha mẹ sẽ phải phân tích vấn đề để đi đến mục tiêu thống nhất cho cả hai bên. 

Cha mẹ và con cái đồng lòng sẽ thấu hiểu nhau hơn, việc giáo dục con cái sẽ dễ dàng hơn cho phụ huynh rất nhiều.

4.1.3. Con không cần không có nghĩa cha mẹ không quan tâm

Con không cần không có nghĩa cha mẹ không quan tâm

Trẻ càng lớn sẽ càng khó nắm bắt tâm lý và ít tâm sự hơn với cha mẹ. Nhiều đứa trẻ sẽ xem việc hỏi han quan tâm của cha mẹ như một sự phiền phức. Nhưng cha mẹ đừng vội thấy con như vậy mà từ bỏ sự quan tâm. 

Chỉ là trẻ mong muốn có được sự riêng tư trong cuộc sống không muốn cha mẹ đi quá sâu vào đời tư của con chứ không phải không mong muốn được cha mẹ quan tâm chăm sóc. Mẹ có thể chuyển sự hỏi han quan tâm hàng ngày sang một hình thức gián tiếp khác đó là đồng hành song song cùng với con. 

Cha mẹ sẽ không cần hỏi han nhiều nhiều nữa mà chú ý nhiều hơn đến hành vi thái độ, để phán đoán cảm xúc, xem ngày hôm đó mọi chuyện với con có ổn không. Bộ não còn non nớt sẽ không thể giúp trẻ che dấu được cảm xúc nên cha mẹ chỉ cần tinh ý một chút là có thể trở thành các bậc phụ huynh tâm lý rồi.

4.1.4. Mọi phương pháp giáo dục đều cần chân thành, thực tế và nghiêm túc

Mọi thứ cha mẹ hướng đều cho con đều phải xuất phát từ sự chân thành chứ không phải tư tưởng cá nhân. Không được lấy kinh nghiệm từng trải ra và cho rằng mọi thứ mình nói đều đúng. 

Chân thành ở đây phải là tôn trọng ý kiến cá nhân của con, ủng hộ hết mình chứ không để một chút suy nghĩ cá nhân nào uốn nắn cuộc đời trẻ. Còn thực tế ở đây chính là thực tại, dạy con còn phải xét đến hoàn cảnh, đến sự thay đổi của xã hội chứ không phải bê nguyên tư duy cũ vào giảng dạy rồi bắt trẻ thích nghi với xã hội mới, con sẽ bỡ ngỡ không theo kịp. 

Dạy con là để con sau này có thể hòa nhập và phát triển trong xã hội vậy nên cập nhật xu hướng phát triển của xã hội là điều cha mẹ cần biết để có được phương pháp dạy con hiệu quả nhất. Cuối cùng là nghiêm túc, nghiêm túc không có nghĩa là thắt chặt kỷ cương, hà khắc với trẻ mà là mềm mỏng và cứng rắn đúng lúc. 

Dạy con trên cơ sở yêu thương tình cảm nhưng không vì thế mà quá mềm mỏng nuông chiều dễ khiến trẻ có tư tưởng phụ thuộc, lười biếng và khó dạy bảo.

4.1.5. Thưởng phạt phân minh không mềm lòng

Thưởng phạt phân minh không mềm lòng

Việc thưởng phạt còn phải dựa trên cơ sở động cơ của trẻ khi thực hiện hành động đó. Cha mẹ nên xem xét sự việc trên nhiều khía cạnh trước khi quyết định khen thưởng hay xử phạt con. Ví dụ trẻ về nhà trong tình trạng quần áo mặt mũi lấm lem, đừng vội mắng hay đánh đòn trẻ mà hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến con bị bẩn hết cả người. 

Nguyên nhân có thể đến cả từ hai chiều hướng tốt và xấu, nếu con vì giúp đỡ người khác hay làm việc có ích mà để cơ thể bị bẩn thì theo mẹ việc la mắng có còn là đúng đắn? Còn nếu trẻ thực sự vì nghịch ngợm mà làm bẩn đồ thì hình thức phạt cũng không phải là la mắng mà cha mẹ cần phải hết sức chú ý, không được nổi nóng mà bình tĩnh đưa ra hình phạt cho trẻ để trẻ ghi nhớ hành động sai trái này của mình. 

Một bà mẹ tâm lý sẽ bắt trẻ lập tức đi tắm rửa rồi tự tay vò bộ quần áo của mình đến khi sạch rồi nói với trẻ, con thấy đấy việc làm sạch bộ đồ này rất vất vả và không dễ như con nghĩ nên hãy cân nhắc việc nghịch ngợm nếu con không muốn tiếp tục phải tự giặt đồ. Vậy là trẻ có một bài học nhẹ nhàng mà vẫn rút ra được kinh nghiệm.

4.1.6. Không làm thay con nhưng hãy luôn bên cạnh

Đừng nghĩ trẻ nhỏ thì không thể làm được những điều lớn lao, trẻ chỉ chưa có cơ hội thể hiện khả năng của mình thôi. Vậy nên đừng làm thay con mà hãy cho con cơ hội được thể hiện khả năng của mình. 

Nếu không để trẻ tự làm con sẽ không biết năng lực của mình đến đâu. Ngược lại nếu cứ làm thay con sẽ sinh ỷ lại và thói quen xấu này sẽ đánh mất khả năng tự lập của con trong tương lai. Để trẻ được tự do phát triển bản thân mình là cách tốt nhất để trí não ngày càng phát triển giúp trẻ thông minh lanh lợi và tăng cường khả năng khám phá thế giới. 

Hãy đi bên cạnh chứ đừng bước hộ con, cha mẹ hãy là bức tường bảo vệ chứ đừng cản bước con trẻ.

4.1.7. Dạy con cảm nhận hạnh phúc để lấy đó là mục tiêu

Dạy con cảm nhận hạnh phúc để lấy đó là mục tiêu

Hạnh phúc là thứ cảm xúc đẹp đẽ mà ai cũng mong muốn được đón nhận. Hạnh phúc của những đứa trẻ không lớn lao như cha mẹ chúng. Hạnh phúc của những đứa trẻ đến từ những điều nhỏ nhặt nhất và cùng đơn giản. 

Hạnh phúc hiện hữu ở những điều khiến trẻ vui cười mỗi ngày. Hãy nói với con, hạnh phúc không phải là một thứ hữu hình mà con có thể bắt được hay mua được hay tìm được, mà hạnh của con có thể do chính bản thân đứa trẻ tạo ra. 

Việc con cần làm chỉ là hướng mọi suy nghĩ hành động của con đến với hạnh phúc. Trước khi quyết định làm một việc gì đó con hãy thử nghĩ xem việc mình định làm có khiến con hạnh phúc, và nếu như việc đó khiến con hạnh phúc mà những người bên cạnh con thì không thì liệu con có thấy hạnh phúc nữa không? 

Hạnh phúc có thể đến từ chính những mục tiêu con đặt ra trong cuộc đời mình. Đừng đặt kỳ vọng quá cao, hãy đi từ những việc làm nhỏ nhất, biết bằng lòng với chính mình và khi thành công con sẽ cảm nhận được hạnh phúc.

4.2. 4 Nguyên tắc dạy con đi cùng thời đại

4.2.1. Giải quyết vấn đề sinh tồn trong xã hội bằng nguyên tắc Con sói

Trong tự nhiên sói được biết đến như kẻ hùng mạnh có tính hiếu kỳ vào bậc nhất. Chúng là loài thiếu an phận nhất trong chuỗi thức ăn, sói là kẻ nhanh nhạy, biết quan sát và có khả năng phán đoán mạnh mẽ bởi vậy khả năng sinh tồn của chúng được đánh giá rất cao. 

Điều đó cũng tương tự như việc cha mẹ dạy con cách tồn tại và phát triển trong xã hội. Trẻ sẽ cần học cách quan sát, đánh giá vấn đề qua nhiều khía cạnh để luôn tìm ra cách giải quyết. Khơi dậy tính hiếu kỳ sẽ giúp con khai phá nhiều hơn nữa sức mạnh tiềm ẩn của bản thân. Đứa trẻ hiếu kỳ sẽ luôn tìm được sự sáng tạo trong cuộc sống, phong phú về tư duy và không ngừng thay đổi bản thân.

Giải quyết vấn đề sinh tồn trong xã hội bằng nguyên tắc Con sói

4.2.2. Nguyên tắc bể cá giúp phụ huynh thay đổi cái nhìn về cách dạy con

Cá nuôi trong bể không thể nào to bằng cá thả dưới ao. Việc thay đổi môi trường sống kéo theo sự thay đổi to lớn về kích thước. 

Việc nuôi dạy trẻ cũng tương tự như vậy, đứa trẻ bị ép theo khuôn khổ không thể thông minh sáng tạo bằng đứa trẻ được tự do thoải mái thể hiện bản thân mình. Tư duy khép kín của cha mẹ chính là chiếc bể cá lớn và con cái chính là những chú cá nhỏ  sẽ mãi còi cọc trong chiếc bể kính. 

Sống trong sự bao bọc của cha mẹ sẽ khiến con mãi mãi không thể theo kịp các bạn cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu muốn con phát triển khỏe mạnh thông minh thì đừng dùng vòng tay bao bọc. 

Hãy cứ để con tự mình trải nghiệm mọi thứ xung quanh, có vui buồn, có vấp ngã trẻ sẽ học được cách trưởng thành và lớn mạnh hơn rất nhiều.

4.2.3. Robert Rosenthal cho thấy sức mạnh của cách nhìn nhận vấn đề

Robert Rosenthal là một nhà tâm lý học người Mỹ cha đẻ của phương pháp này. Ông đã tiến hành một cuộc thử nghiệm vào năm 1966 . Ông lựa chọn một cách ngẫu nhiên về lớp học và số lượng học sinh tham dự buổi thử nghiệm này. 

Tất cả những học sinh đó được tổng hợp vào một danh sách có tên gọi “những học sinh triển vọng” và giao cho một giáo viên hoàn toàn khác. Sau 8 tháng ông trở lại lớp học và một điều bất ngờ đã xảy ra, tất cả những học sinh có mặt trong danh sách đó đều có thành tích xuất sắc trong lớp học. 

Khi được hỏi về sự thay đổi kỳ lạ này, ông lý giải mấu chốt của thí nghiệm nằm ở cái tên của bản danh sách học sinh. Những đứa trẻ được cho là lý tưởng này sẽ được thầy cô quan tâm và đánh giá cao hơn.

Bản thân có bạn có thể chính là một thiên tài nhưng điều đó còn phụ thuộc vào cách cha mẹ và thầy cô đối đãi với chúng. Muốn hướng con trẻ đến thiên tài, hãy dùng cách đối xử với thiên tài cho con bạn. Xu hướng phát triển dựa trên cách thức đối đãi rất quan trọng khi định hướng tương lai và kỳ vọng của chính phụ huynh và con trẻ. Dùng phương thức đặc biệt sẽ tạo nên những con người đặc biệt.

Robert Rosenthal cho thấy sức mạnh của cách nhìn nhận vấn đề

4.2.4. Hiệu ứng Gió Nam tạo cho con nhiều cơ hội thay đổi mình

Nếu gió Bắc luôn mãnh liệt và giữ dội khiến người ta luôn ôm chặt khép kín mình lại thì gió Nam nhẹ nhàng lay động lại khiến con người ta muốn cởi bỏ lớp áo khoác thả mình cảm nhận. Hiệu ứng gió Nam mang đến bài học về sự khoan dung, đây là một phương pháp uốn nắn có tính mạnh mẽ cao. 

Giáo dục con trẻ dựa trên bài học này chính là sử dụng thái độ của cha mẹ trước sai lầm của con cái làm yếu tố quyết định. Việc la mắng phê bình, gay gắt của cha mẹ cũng như luồng gió Bắc thổi đến con trẻ khiến chúng thu mình phản kháng chứ không hề có sự đón nhận và thay đổi ở đây.

Sai lầm là điều không thể tránh khỏi trong đời người mà trẻ nhỏ thì lại càng dễ mắc phải sai lầm vì định nghĩa đúng sai trong trẻ còn chưa được hình thành rõ rệt. Tuy nhiên luồng gió Nam đúng đắn trước con trẻ lúc này phải là sự khoan dung từ cha mẹ. 

Việc con mắc sai lầm có thể khiến cha mẹ không vui nhưng người lớn thì phải biết sử dụng lý trí trong nuôi dạy con trẻ. Lòng vị tha từ phía phụ huynh sẽ giúp con cái mở lòng đón nhận những sai lầm của bản thân rồi cha mẹ có thể để con tự mình sửa chữa lỗi lầm của bản thân.

Không phải cha mẹ nào cũng đã cập nhật được cho mình những kỹ năng dạy con thời hiện đại. Nhưng có những nguyên tắc mà cha mẹ không được phép quên và những sai lầm mà cha mẹ buộc phải sửa chữa. Phương pháp nuôi dạy con sẽ không ngừng đổi mới nhưng tình yêu của cha mẹ dành cho con cái sẽ không bao giờ thay đổi. Hy vọng bạn sẽ sớm có được những đứa con ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ.

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

MỤC LỤC

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022