Blog

Chỉ số EQ là gì? EQ bao nhiêu là cao bạn đã tìm hiểu chưa?

18/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bên cạnh IQ, hầu hết các bậc phụ huynh đều mong muốn con mình có chỉ số EQ cao vậy bạn đã biết chỉ số EQ là gì? Và làm sao để có chỉ số EQ cao? Đọc hết những thông tin ở bài viết này để tìm kiếm những thông tin hữu ích nhé.

1. Làm rõ khái niệm chỉ số EQ là gì?

1.1. EQ viết tắt của từ gì?

EQ là viết tắt của chữ gì hay chỉ số EQ là gì có lẽ là kiến thức được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ và các bậc phụ huynh muốn con mình thông minh hơn.

Chỉ số EQ là từ viết tắt của một cụm từ tiếng Anh Emotional Quotient có nghĩa là chỉ số thông minh cảm xúc, đây là một chỉ số dùng để đo lường sự sáng tạo, tính tưởng tượng của một người. 

EQ viết tắt của từ gì?

Những người có chỉ số EQ cao thường rất dễ dàng nhận biết cảm xúc của mọi người cũng như điều tiết cảm xúc của bản thân rất tốt. Do đó, họ thường có cơ hội trở thành những nhà lãnh đạo giỏi.

Ngược lại, nếu con có chỉ số EQ không cao, thì con sẽ có rất ít bạn bè, sống khép mình, không hòa nhập với môi trường sống và học tập. Khó hòa nhập cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến con không đạt được kết quả cao trong học tập.

Và phương pháp đo chỉ số EQ cũng giống như chỉ số IQ (chỉ số trí tuệ), thường là thông qua các bài kiểm tra đánh giá. Vậy thì đâu là những tiêu chí được dùng để đánh giá chỉ số EQ của trẻ? Nhà tâm lý Daniel Goleman đã đưa ra bảy tiêu chí để đánh giá EQ vào năm 1995. Những tiêu chí đó bao gồm:

- Tự ý thức về khả năng của bản thân

- Động lực phấn đấu của trẻ

- Sự kiên trì ở trẻ

- Khả năng kiềm chế của con trẻ

- Cách trẻ điều chỉnh cảm xúc của bản thân

- Lòng thấu cảm của trẻ đối với cuộc sống xung quanh

- Tinh thần lạc quan của trẻ đối với cuộc sống

1.2. EQ cao là gì?

Vừa xong bạn đã biết chỉ số EQ là gì, vậy bạn có tò mò về chỉ số EQ cao là như thế nào hay chưa? Đây thực sự là câu hỏi khó dành cho các phụ huynh chưa từng tìm hiểu về vấn đề này.

EQ cao là gì?

Theo đó, EQ cao là chỉ số trí tuệ của cảm xúc của một người nào đó đạt ngưỡng mơ ước, họ có thể hiểu rõ tất cả những cảm xúc của chính bản thân mình và tư duy của những người xung quanh. Từ sự hiểu biết này, người có EQ cao có khả năng tự khống chế cảm xúc của bản thân, đồng thời cũng biết cách xây dựng các mối quan hệ lành mạnh trong đời sống, công việc để thích nghi với mọi hoàn cảnh khác nhau.

Ngày nay, chỉ số EQ đóng vai trò quan trọng hơn, nó thực sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu suất của công việc, ảnh hưởng tới tố chất lãnh đạo, sức khoẻ tinh thần hay khả năng kinh doanh,...

Những ảnh hưởng này thật rõ rệt và gây bất lợi cho người học, chính vì vậy mà ở một số trường uy tín như Harvard họ vẫn luôn chú trọng vào khâu giáo dục trí tuệ cảm xúc thay vì chủ đầu tư cho nghiệp vụ chuyên ngành.

Cũng giống như chỉ số IQ, EQ cũng được hình thành chủ yếu do di truyền, tuy nhiên phần còn lại là do môi trường sống, hoàn cảnh mà chỉ số này có thể được thay đổi. Chỉ số EQ cao sẽ đem đến nhiều thuận lợi và giúp người sở hữu sớm xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp,từ đó dẫn đến sự thành công nhanh chóng hơn.

1.3. EQ thấp nghĩa là gì?

EQ thấp nghĩa là gì?

Khi biết EQ cao là gì thì chắc hẳn nhiều phụ huynh sẽ muốn cập nhật thêm khái niệm EQ thấp nghĩa là gì? Tương tự như trên, đây cũng là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ độc giả, trong đó đặc biệt là những bậc phụ huynh có con trong độ tuổi còn nhỏ.

Trái ngược với định nghĩa trên, EQ thấp là chỉ số trí tuệ cảm xúc ở ngưỡng thấp hơn người ta mong muốn. Những người thuộc đối tượng EQ thấp thường không biết cách kiềm chế cảm xúc, ít tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp và khó thành công theo như ý muốn.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn những người sở hữu chỉ số EQ thấp thường dễ bị stress, luôn cảm thấy khó khăn trong việc khẳng định bản thân mình, vốn từ vựng biểu lộ cảm xúc là vô cùng hạn chế, thường níu giữ sự thù hằn, không biết buông bỏ những sai lầm mình từng mắc phải,...

Sau khi tìm hiểu và biết rõ khái niệm chỉ số EQ thấp nghĩa là gì thì tin chắc quý phụ huynh cũng nôn nóng muốn tìm cách cải thiện chỉ số này cho con mình đúng không? EQ bao nhiêu là cao? cách tăng eq như thế nào tất cả sẽ được làm rõ ở nội dung sau đây.

2. Khám phá cách để có EQ cao dành cho phụ huynh

Không chỉ thắc mắc chỉ số EQ là gì, quý phụ huynh còn luôn đặt ra câu hỏi làm thế nào để tăng EQ cho con hay chỉ số EQ bao nhiêu là cao?...

Từng thắc mắc trên sẽ được giải đáp ở nội dung bên dưới, nếu đang quan tâm tới vấn đề này thì bạn đừng bỏ qua bất cứ một chi tiết nào dù là nhỏ nhất nhé, chắc chắn chúng sẽ phục vụ tối đa cho bạn đấy.

2.1. Chỉ số EQ bao nhiêu là cao?

Việc nắm bắt chỉ số EQ giúp quý phụ huynh xác định con mình đang có trí tuệ cảm xúc là tốt hay chưa tốt. Vậy bạn đã biết chỉ số EQ bao nhiêu là cao hay thấp chưa?

Chỉ số EQ bao nhiêu là cao?

Theo các nghiên cứu khoa học, chỉ số EQ dưới 84 thì được đánh giá là thấp, do đó nhóm người sở hữu chỉ số này chính là nhóm người có EQ thấp. Thông thường, nhóm này sẽ chiếm khoảng 16% tính trên tổng số dân của toàn thế giới.

Chỉ số từ 116 - 130 được coi là cao, do đó những người sở hữu chỉ số EQ nằm trong khoảng này sẽ được xếp vào nhóm người có chỉ số EQ cao. Nhóm này chiếm khoảng 14% trên tổng số dân của thế giới.

Ngoài ra, nếu bạn có chỉ số đạt từ 85 - 115 thì sẽ được xếp vào nhóm có EQ ở mức trung bình, đồng thời đây cũng là nhóm chỉ số phổ biến nhất chiếm 68% trên tổng số dân của thế giới.

Một khoảng EQ nữa mà rất hiếm người sở hữu đó là từ 131 trở lên, theo nghiên cứu và thống kê thì cả thế giới chỉ có 2% dân số được xếp vào nhóm này.

Với những bậc chỉ số EQ nêu trên chắc hẳn các bậc phụ huynh đều muốn con mình sở hữu ở mức cao nhất, vậy thì phải làm sao để có eq cao? Cùng theo dõi những thông tin bên dưới để hiểu rõ hơn về cách làm bạn nhé.

2.2. Cách để có EQ cao

Có không ít cách để có EQ cao chỉ là bạn lựa chọn cách nào và đâu là cách làm phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất. Những gợi ý về cách để có EQ cao dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích với bạn, đừng bỏ lỡ bất kỳ chi tiết nào mà làm ảnh hưởng tới việc cải thiện chỉ số EQ cho con bạn nhé.

Chỉ số EQ là gì thực sự là khái niệm không quá khó nhưng cũng không phải dạng vừa để bất cứ ai cũng tự hiểu về nó. Bạn hãy nhớ rằng nếu không hiểu rõ chỉ số EQ là gì thì bạn chắc chắn sẽ không thể nào áp dụng những cách cải thiện EQ một cách thành công được.

2.2.1. Giúp con có được sự tự tin và thấu hiểu năng lực bản thân

Giúp con có được sự tự tin và thấu hiểu năng lực bản thân

Muốn con thấu hiểu năng lực của bản thân, thì trước tiên, điều phụ huynh cần làm là tạo cho con một sự tự tin nhất định. Và trẻ có được sự tự tin cần thiết hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào cách các bậc phụ huynh đưa ra đánh giá, nhận xét các ưu và khuyết điểm của con. 

Nếu phụ huynh khen con quá mức, đề cao khả năng của con một cách thái quá, trẻ rất dễ nảy sinh tâm lí tự phụ, thậm chí là không coi mọi người xung quanh ra gì. Còn nếu phụ huynh chỉ thường xuyên chê trách, không khen ngợi hoặc động viên con đúng lúc, thì trẻ lại rơi vào tâm lí tự ti, tự mình cảm thấy hoài nghi về năng lực của bản thân.

Do đó, để giúp con rèn luyện khả năng thấu hiểu năng lực bản thân, bố mẹ hãy đưa ra những lời khuyên đúng lúc thay vì những lời trách mắng, hoặc những lời khen thích hợp thay vì những lời tâng bốc lên mây. 

Có như vậy, con mới có thể tự mình đánh giá một cách chính xác khả năng của bản thân, biết được mình mạnh ở đâu, yếu chỗ nào, để từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu theo chiều hướng tích cực nhất.

2.2.2. Cải thiện chỉ số EQ bằng cách giúp con nuôi dưỡng những ước mơ

Muốn trẻ có được động lực phấn đấu, thì trước tiên, bố mẹ hãy giúp con xây dựng một ước mơ thật chính đáng để con có đích theo đuổi. 

Nhiều phụ huynh sợ con cảm thấy áp lực nên để con sống một cuộc sống không có mục tiêu trong suốt những năm tháng ấu thơ, điều này dẫn đến việc con lớn lên và không xác định được mục tiêu cuộc sống của mình là gì. 

Mặc dù, ước mơ cũng như mục tiêu cuộc sống sẽ thay đổi theo từng giai đoạn, tuy nhiên, bố mẹ hãy cố gắng xây dựng cho con những ước mơ, những mục tiêu chính đáng để con có thể tạo động lực theo đuổi những ước mơ đó ngay từ khi còn nhỏ. Để khi lớn lên, con sẽ có động lực để phấn đấu cũng như không mất phương hướng cho tương lai.

2.2.3. Cha mẹ hay cùng con xây dựng tính kiên trì

Cha mẹ hay cùng con xây dựng tính kiên trì

Hiện nay, có rất nhiều trò chơi mà phụ huynh có thể cùng con chơi để giúp con rèn luyện tính kiên trì ví dụ như trò xếp hình, tô hoặc nặn tượng, tô màu, tô tranh cát... 

Mỗi khi con kiên trì làm được một việc nào đó, bố mẹ nên có những lời động viên hoặc những món quà nhỏ để khích lệ tinh thần kiên trì của con. Lâu dần, sự kiên trì dường như trở thành tính cách của trẻ khi trẻ lớn lên.

2.2.4. Cha mẹ là tấm gương biết kiềm chế cảm xúc để trẻ noi theo

Muốn trẻ có khả năng điều chỉnh cảm xúc, thì bố mẹ cần là tấm gương sáng về tinh thần biết kiềm chế cảm xúc để trẻ noi theo, đặc biệt là khi bố mẹ dạy dỗ con trẻ. Khi trẻ phạm lỗi hoặc nghịch ngợm, nếu bố nổi nóng quá mức còn mẹ lại dịu dàng một cách không cần thiết, thì trẻ sẽ không thể học được cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Do đó, bố mẹ cần là người luôn giữ bình tĩnh cũng như có một thái độ tích cực để con hình thành được khả năng kiềm chế cảm xúc.

2.2.5. Dạy con biết yêu thương và biết thấu hiểu

Trong một xã hội hiện đại, con người ngày càng trở nên vô cảm, thì tình yêu thương cũng như lòng thấu hiểu ở trẻ càng có vai trò quan trọng. Bố mẹ cần dạy cho con cách yêu thương mọi người xung quanh, biết giúp đỡ những người gặp khó khăn, thậm chí là yêu thương động vật... Điều này giúp con hình thành nên một nhân cách tốt, tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, tràn ngập tình yêu thương.

Dạy con biết yêu thương và biết thấu hiểu

2.2.6. Tạo môi trường sống lạc quan cho trẻ

Tinh thần lạc quan là điều vô cùng cần thiết trong một cuộc sống hiện đại đầy áp lực như hiện nay. Nếu bố mẹ luôn luôn than vãn, và có thái độ tiêu cực với cuộc đời, thì những đứa trẻ sống trong môi trường như vậy khó có thể hình thành được một tinh thần sống lạc quan. Do đó, để giúp con có được một thái độ sống cũng như một môi trường sống lạc quan, tích cực, thì bố mẹ nên tránh than vãn, trách móc quá nhiều.

3. Một số câu hỏi giúp phụ huynh kiểm tra chỉ số EQ của con

Để biết con mình có sở hữu chỉ số EQ thông minh hay không, ngoài việc tìm hiểu thông tin EQ là gì thì đừng quên thu thập, tham khảo những câu hỏi có thể giúp bạn kiểm tra chỉ số trí tuệ cảm xúc của con mình nhé.

Ngoài tác dụng đánh giá thì những câu hỏi này cũng góp phần làm cho bạn hiểu rõ hơn khái niệm chỉ số EQ là gì, vậy nên hãy cập nhật ngay những câu hỏi được trình bày bên dưới bạn nhé.

Câu 1: Bạn ở trên một chuyến bay và máy bay đột nhiên rung lắc dữ dội, bạn sẽ làm gì?

a. Tiếp tục đọc sách, xem phim, nghe nhạc,…. Nói chung không quan tâm

b. Trở nên thận trọng, cẩn thận nghe các tiếp viên hàng không hướng dẫn trong trường hợp khẩn cấp

c. Một chút từ cả A và B

d. Không biết nữa

Câu số 2: Bạn đưa một nhóm trẻ 4 tuổi đến công viên, một bé gái trong số đó bắt đầu khóc bởi vì đám trẻ không chịu chơi với nó. Bạn sẽ làm gì?

a. Đứng ngoài và để bọn trẻ tự giải quyết

b. Nói chuyện với cô bé và tìm cách để đám trẻ kia chơi chung với bạn mình

c. Nhẹ nhàng bảo cô bé nín khóc

d. Chỉ cho cô bé những thứ khác mà cô bé có thể chơi

Câu số 3: Tưởng tượng rằng bạn là một sinh viên với một hy vọng nhỏ nhoi là được điểm A trong một môn học. Nhưng bạn vừa phát hiện ra là giữa kỳ được có C-. Bạn sẽ lam gì?

a. Lập ra một kế hoạch học tập cụ thể nhằm cải thiện điểm và quyết tâm thực hiện nó

b. Quyết tâm làm tốt hơn trong tương lai

c. Bảo với bản thân rằng chả sao cả, thay vào đó bạn sẽ tập trung vào những lớp có điểm số khá hơn

d. Thuyết phục thầy giáo để có điểm số tốt hơn

Một số câu hỏi giúp phụ huynh kiểm tra chỉ số EQ của con

Câu số 4: Tưởng tượng rằng bạn là một nhân viên bán bảo hiểm gọi điện cho các khách hàng tiềm năng của mình. 15 người liên tiếp cúp máy giữa chừng và bạn bắt đầu cảm thấy nản. Bạn sẽ làm gì?

a. Thế là đủ cho ngày hôm nay và hy vọng ngày mai sẽ tươi sáng hơn.

b. Đánh giá những khuyết điểm của mình và tìm ra những cái mà bạn cho rằng đã phá hoại cuộc trò chuyện

c. Thử một cách tiếp cận mới trong cuộc gọi kế và luôn luôn cố gắng

d. Cân nhắc tìm một công việc khác

Câu số 5: Bạn và người bạn đời của mình cãi nhau và rồi to tiếng với nhau. Cả hai người đều đang rất ức chế, trong cơn nóng giận, các bạn đã xúc phạm nhau. Bạn nghĩ điều tốt nhất nên làm ở đây là gì?

a. Nghỉ 20 phút rồi tiếp tục nói chuyện với nhau

b. Dừng vụ cãi nhau và giữ im lặng mặc cho người kia nói gì

c. Bảo rằng bạn xin lỗi nhưng người kia cũng phải xin lỗi bạn

d. Dừng một lúc, suy nghĩ thật thấu đáo và nêu rõ quan điểm của mình trong vụ việc

Cảm xúc chính là thứ có ảnh hưởng to lớn tới những suy nghĩ và hành động của con người, cảm xúc tốt thì sẽ tạo ra những hành động tốt và ngược lại. Mong rằng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ bản chất của chỉ số EQ là gì, nắm trong tay những cách tăng EQ hiệu quả để áp dụng thành công. Đừng quên đồng hành cùng vieclam123.vn để cập nhật thêm những thông tin bổ ích khác bạn nhé.

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022