Blog

Biện pháp cải thiện an toàn giao thông học đường bạn đã nắm rõ?

27/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

An toàn giao thông học đường đang là vấn đề được gia đình, nhà trường rất quan tâm trong tình hình giao thông phức tạp như hiện nay. Thực trạng của tình hình giao thông học đường như thế nào, nguyên nhân và cách khắc phục ra sao, chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé!

1. Khái quát về an toàn giao thông học đường

Để biết cách cải thiện thực trạng an toàn giao thông học đường, các đối tượng liên quan cần phải hiểu rõ bản chất của an toàn trong giao thông học đường là gì. Cùng tìm hiểu về tình hình chấp hành an toàn giao thông trong của học sinh hiện nay ra sao để đưa ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.

1.1. An toàn giao thông học đường là gì?

An toàn giao thông học đường chính là cụm từ để chỉ việc điều khiển phương tiện giao thông của học sinh một cách an toàn, hiệu quả.

An toàn giao thông học đường là gì?

Vấn đề an toàn giao thông của các em học sinh phổ thông thường được nhà trường và các bậc phụ huynh quan tâm đặc biệt. Do chưa trưởng thành nên nhiều em có suy nghĩ không đúng đắn khi tham gia giao thông gây ra tai nạn làm ảnh hưởng tới chính bản thân và nhiều người khác.

Mỗi nhà trường thuộc cấp phổ thông đều tuyên truyền và nhắc nhở các em học sinh phải chấp hành nghiêm túc luật giao thông để không xảy ra những tai nạn đáng tiếc, giúp học sinh ổn định trong công tác học tập của mình.

1.2. Thực trạng an toàn giao thông học đường của học sinh hiện nay

Trong những năm gần đây, đối tượng học sinh tham gia giao thông đông hơn trước, với các phương tiện đi lại mà các em sử dụng cũng rất đa dạng như xe đạp, xe đạp điện… 

Tình trạng học sinh tham gia giao thông nhiều cũng gây ra nhiều vấn nạn về an toàn giao thông học đường, khiến tình hình tai nạn giao thông ở trẻ em, tỷ lệ tử vong có xu hướng ngày càng gia tăng trong một vài năm trở lại đây.

1.2.1. Ùn tắc giao thông trước các cổng trường phổ thông

Ùn tắc giao thông trước các cổng trường phổ thông

Ùn tắc giao thông không còn là tình trạng quá mới đối với Việt Nam, các cổng trường xảy ra ùn tắc là cảnh thường xuyên bắt gặp nếu bạn có dịp đi qua hàng ngày. Đối với những cổng trường cấp 1, cấp 2 thì không nói làm gì bởi chủ yếu các em sẽ được phụ huynh đưa đi và đón về mỗi ngày.

Tuy nhiên ở những cổng trường cấp 3, cảnh tượng này mới thật khủng khiếp, từng đám bạn chờ nhau trước cổng trường, chỉ như vậy đã đủ lý giải cho tình trạng ách tắc giao thông tại những cổng trường này rồi.

Một số lỗi mà học sinh thường mắc phải khi tham gia giao thông như đi sai phần đường, thiếu quan sát và vi phạm tốc độ như đi ẩu, đi nhanh. 

Thêm nữa, khi tham gia giao thông trên đường, nhiều học sinh vi phạm những quy định cơ bản như xe không có gương chiếu hậu, xe đạp điện chiếm tới 90% dễ dàng đi nhanh, lạng lách.

Trong khi đó, xu hướng dùng phương tiện của học sinh hiện nay phổ biến là xe máy điện, xe máy, xe đạp điện lại phóng nhanh, vượt ẩu nên đây là nhóm phương tiện gây ra tai nạn chiếm đa số. 

1.2.2. Học sinh  và phụ huynh có hành vi vi phạm luật giao thông

Học sinh và phụ huynh có hành vi vi phạm luật giao thông

Một số tình trạng gây lo lắng liên quan đến vấn đề an toàn giao thông học đường như việc ùn tắc trước cổng trường giờ tan tầm gây ra ùn tắc giao thông. Ngay trên giao lộ đông đúc người, các em học sinh cũng vi phạm luật an toàn giao thông như đi xe dàn hàng ngang, đi lạng lách đánh võng để ra oai với bạn bè, ngang nhiên đi ngược chiều,....

Không chỉ có các em học sinh, mà nhiều bậc phụ huynh khi đi đưa đón con em mình đi học cũng rất “vô tư” phạm luật. Các bậc phụ huynh điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi xe ngược chiều để “nhanh” hơn, không đội mũ bảo hiểm vì nghĩ “nhà gần”, chở quá số người quy định hoặc không chấp hành đèn tín hiệu giao thông. 

Nhìn chung, tình hình giao thông học đường diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi các ban ngành, thầy cô cần có biện pháp cụ thể để cải thiện tình trạng này, giảm được tai nạn giao thông.

2. Nguyên nhân dẫn đến những vấn nạn giao thông học đường

Không phải tự dưng mà hình ảnh an toàn giao thông học đường lại ngập tràn trước các cổng trường, tất cả đều phải có nguyên nhân rõ ràng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những vấn nạn giao thông học đường không lường trước xảy ra ở học sinh và phụ huynh, cùng tôi tìm hiểu thông tin bên dưới nhé: 

2.1. Thiếu hiểu biết về luật giao thông Việt Nam

Thiếu hiểu biết về luật giao thông Việt Nam

Ngoài nguyên nhân nêu trên, an toàn giao thông trong học đường không được chấp hành chuẩn chỉnh còn do ý thức của học sinh.

Do chưa có những hiểu biết đầy đủ về luật an toàn giao thông nên nhiều lần các em còn vi phạm. 

Bên cạnh đó, một phần là do các em học sinh cũng vì chưa nhận thức hết được những hậu quả của tai nạn giao thông nên các em còn chủ quan, coi thường sinh mạng.

Việc thiếu hiểu biết luật giao thông thực sự rất nghiêm trọng, nó có thể gây ra những rủi ro không đáng có làm thiệt hại về người và của. Điều này chắc chắn không ai mong muốn xảy ra cho nên mỗi học sinh cần phải bồi dưỡng thêm thông tin kiến thức về an toàn giao thông học đường để chấp hành nghiêm chỉnh những quy định được ban hành.

2.2. Phụ huynh và học sinh thiếu ý thức khi tham gia giao thông

Phụ huynh và học sinh thiếu ý thức khi tham gia giao thông

Ngoài việc thiếu hiểu biết, ý thức cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra những vấn nạn trong an toàn giao thông trong học đường.

Chính sự không gương mẫu, xem thường Luật giao thông của các bậc phụ huynh đã khiến hành vi vi phạm Luật An toàn giao thông của các em học sinh diễn ra phổ biến và khó sửa đổi hơn. 

Nâng cao ý thức khi chấp hành an toàn giao thông là điều cần thiết giúp cho giao thông học đường được đảm bảo an toàn.

3. Biện pháp cải thiện tình trạng giao thông học đường hiệu quả

3.1. Tăng cường các biện pháp giáo dục an toàn giao thông học đường

Tuyên truyền vấn đề an toàn giao thông học đường tới các em học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các hoạt động ngoại khóa để phổ biến luật giao thông, lồng ghép với các môn học khác, tổ chức các cuộc thi, văn hóa văn nghệ trong giới học sinh sinh viên về nội dung giao thông học đường để các em cảm thấy dễ hiểu, gần gũi và thú vị hơn nên đã được các em hưởng ứng rất nhiệt tình.

Tuyên truyền về giao thông học đường cho các em học sinh được các nhà trường thực hiện riêng cho từng cấp học. Ở bậc tiểu học, mầm non, nhà trường dạy học sinh làm quen với các phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ, quy định về độ tuổi lái xe, điều khiển các phương tiện cụ thể... 

Ngoài ra, giáo viên chỉ dạy học sinh biết cách, biết chọn nơi an toàn khi chờ phụ huynh đến đón khi tan trường để đảm bảo an toàn giao thông. Đồng thời, nội dung an toàn giao thông cũng được đưa vào dạy học theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tăng cường các biện pháp giáo dục an toàn giao thông học đường

3.2. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của luật An toàn giao thông

Các em học sinh cấp 1 được hướng dẫn đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy ra sao, nhận biết các hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông. Các em học sinh cấp 2 sẽ được học về cách nhận biết các biển chỉ dẫn, cách đi bộ qua đường ở nơi không có biển chỉ dẫn, làm sao đi xe đạp an toàn trên đường, các bước cần làm khi gặp tai nạn giao thông trên đường ra sao.

Các trường học còn phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông trên địa bàn lồng ghép nội dung giao thông học đường trong các buổi sinh hoạt dưới cờ giúp học sinh học biển báo giao thông, màu sắc đèn. Kiến thức về an toàn giao thông được lồng ghép trong các tiết học chính khóa của các môn như Giáo dục công dân, các môn xã hội, môn Đạo đức một cách chủ động trong bài giảng của thầy cô trên lớp.

Ngoài ra, an toàn giao thông học đường có được tuyên truyền theo nhiều hình thức khác nhau để học sinh có hứng thú và tiếp nhận tốt hơn như qua hình thức phiên tòa giả định, tiểu phẩm hay sân khấu hóa là những cách hiệu quả giúp học sinh nắm được Luật giao thông đường bộ.

Việc giáo dục giao thông học đường đang rất được các ban ngành có liên quan, các nhà trường quan tâm, tuyên truyền tới học sinh để đảm bảo các em tham gia giao thông an toàn. Đặc biệt, trong tình hình giao thông phức tạp và đông đúc như hiện nay, các em học sinh ở thành phố hay nông thôn đều cần phải biết giao thông để bảo vệ bản thân, đảm bảo cho sự an toàn cho bản thân và người khác khi lưu thông trên đường. Bởi hiện nay, học sinh tham gia, sử dụng các phương tiện giao thông trên đường hàng ngày như đi học, đi chơi, đi ra ngoài nên các em cần nắm được luật giao thông cần thiết cho mình.

Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của luật An toàn giao thông

Nói chung, hiện nay các em học sinh tham gia giao thông rất phổ biến, độ tuổi rút ngắn hơn so với trước kia. Phương tiện sử dụng cũng đa dạng và hiện đại hơn nên khi tham gia giao thông giúp các em có nhiều thuận lợi nhưng cũng xuất hiện nhiều nguy cơ nếu các em thiếu kiến thức về giao thông. Do đó, giao thông học đường hiện nay rất quan trọng và được các ban ngành, nhà trường và gia đình rất chú ý để tuyên truyền tới học sinh giúp các em tham gia giao thông một cách an toàn. 

Tóm lại, giao thông học đường có nội dung giáo dục kiến thức và thực hành giao thông tới tất cả các em học sinh nhằm trang bị hiểu biết giúp các em tham gia lưu thông trên các cung đường đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác.

4. Cách thi giao thông học đường cho học sinh

Hiện nay, để giúp học sinh nắm rõ kiến thức về an toàn giao thông, quý phụ huynh có thể đăng ký cho các em tham gia cuộc thi giao thông học đường do Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức.

An toàn giao thông học đường dành cho tất cả các học sinh đang sinh sống và học tập tại Việt Nam, đối tượng tham gia chủ yếu là học sinh cấp 2 hoặc cấp 3. Cuộc thi này không dành cho những em học sinh lứa tuổi cấp 1 vì còn quá nhỏ.

Cuộc thi an toàn giao thông sẽ bao gồm top câu hỏi về luật giao thông, gồm các  tình huống giao thông thường gặp trong đời thường. Nội dung thi thì sẽ được chia theo từng cấp học với đa dạng hình thức như dạng chữ, 3D hoặc dạng ảnh.

Cách thi giao thông học đường cho học sinh

Các cuộc thi về giao thông học đường do Trung ương, tỉnh tổ chức cũng là cơ hội để các em học sinh có một sân chơi vừa học vừa chơi thú vị hơn với những phần thưởng hấp dẫn. Nổi bật nhất phải kể tới cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và công ty Honda Việt Nam phối hợp tổ chức, áp dụng với 63 tỉnh thành trên cả nước.

Ngoài việc đăng ký tại các trường học, quý phụ huynh có thể đăng ký chương trình cho con em qua website trực tuyến của tổ chức chương trình. Bạn có thể thao tác trên điện thoại hoặc sử dụng máy tính sau đó làm theo những yêu cầu khác mà hệ thống yêu cầu.

5. Hình ảnh an toàn giao thông học đường

Với những thông tin nêu trên bạn đã hiểu rõ về an toàn giao thông học đường, có lẽ học sinh và phụ huynh cần xem thêm một số hình ảnh về đề tài này để có thêm nhiều hiểu biết và hình dung rõ ràng hơn.

Dưới đây là một số hình ảnh mà bạn có thể tham khảo:

- HÌnh ảnh số 1:

Hình ảnh về an toàn giao thông học đường

- Hình ảnh số 2:

Hình ảnh học sinh không chấp hành luật giao thông

- Hình ảnh số 3:

Hình ảnh về hướng dẫn thực hiện an toàn giao thông học đường

Hy vọng bài viết trên đây của Vieclam123.vn đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích, giúp các bạn hiểu rõ hơn về thực trạng, nguyên nhân và biện pháp cải thiện an toàn giao thông học đường. Chúc các bạn học tốt.

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022