Blog

Làm thế nào quyết định giữa hai lời mời làm việc cùng một lúc?

15/11/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn đang cân nhắc hai lời mời làm việc? Đây là một điều cực kì tốt vì thông thường, sẽ có rất ít người nhận được hai lời mời làm việc cùng lúc, mà cả hai lại đều tốt để được lên bàn cân.  Nếu cả hai công việc mang lại giá trị tương đương, sẽ rất khó để bạn đưa ra lựa chọn. Tuy nhiên, có một cách có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt. Đó là phương pháp thử đúng - sai bình thường chúng ta hay gặp. Trên một tờ giấy, hãy tạo hai cột, mỗi cột là một nhà tuyển dụng. Dưới mỗi cột hoặc nhà tuyển dụng, hãy ghi những yếu tố sau:  

1. So sánh về tiền lương

Bạn nên biết được số tiền chính xác công ty sẽ trả cho bạn mỗi tháng thông qua lời mời làm việc. Viết mức lương dự kiến của hai công ty dưới mỗi cột. Tuy tiền lương không phải là tất cả (sự hài lòng với công việc, tính linh hoạt, lợi ích và nhiều yếu tố khác cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của bạn), bạn vẫn cần biết liệu mức lương đó có chấp nhận được hay không. Để dễ hiểu hơn, bạn nên chuẩn bị một danh sách chi tiêu đầy đủ và tính toán xem liệu mức lương như vậy có đủ chi trả cho toàn bộ cuộc sống của bạn hay không. 

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, việc tính toán này không liên quan gì đến đàm phán tiền lương. Tiền lương của bạn sẽ tương ứng với thị trường chung (trừ khi bạn quá xuất sắc) chứ không phải việc bạn cần bao nhiêu để chi trả cuộc sống của mình.

2. Tiền thưởng, phúc lợi, quyền mua cổ phiếu

Ngoài tiền lương, một số nhà tuyển dụng có chính sách bồi dưỡng thêm bằng tiền mặt. Tiền thưởng và khoản phúc lợi có tác dụng thúc đẩy người lao động sớm đạt được những mục tiêu công việc. Quyền mua cổ phiếu cho phép nhân viên mua một số lượng cổ phiếu nhất định của công ty, thường là sau một thời gian làm việc.

Tiền thưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy mức lương cao hơn sẽ được ưu tiên hơn tiền thưởng. Quyền mua cổ phiếu còn ít đáng tin cậy hơn. Ví dụ, nếu công ty của bạn mới khởi nghiệp, không gì có thể đảm bảo rằng nó sẽ tồn tại được, đó là chưa nhắc đến việc lên sàn chứng khoán. 

3. Các quyền lợi tiêu chuẩn của người lao động

Các dịch vụ như bảo hiểm y tế, nha khoa, khám mắt và lương hưu là những yếu tố quan trọng trong phúc lợi dành cho nhân viên. Nhiều công ty sẽ thảo luận rõ vấn đề này để minh bạch với cả nhân viên trong công ty và nhân viên tương lai. 

Nếu nhà tuyển dụng không cung cấp kĩ nhưng thông tin này, hãy ước lượng giá trị thực của công ty thông qua vị thế và cách công ty hỗ trợ nhân viên (có thể qua tìm hiều hoặc tham khảo trên mạng). So sánh hai bên công ty xem ai có kế hoạch hỗ trợ nhân viên tốt hơn.

4. Đặc quyền bổ sung khác

Ngoài những lợi ích tiêu chuẩn như trên, nhiều công ty sẽ có thêm các đặc quyền bổ sung. Những điều này có thể bao gồm thẻ quà tặng, vé xem các chương tình ca nhạc, sự kiện tầm cỡ, các đặc quyền về việc sử dụng, mua thẻ điện thoại, tham gia đào tạo, học các lớp trực tuyến miễn phí hoặc được trợ phí,... Đôi khi, những đặc quyền này có thể được thương lượng, bạn sẽ không bao giờ biết cho đến khi hỏi về chúng.

5. Văn hóa công ty

Chúng ta dành phần lớn thời gian trong ngày để làm việc, vì vậy cũng dễ hiểu nếu bạn muốn làm việc trong một môi trường thoải mái. Mỗi nhân viên sẽ thích một môi trường làm việc khác nhau tùy theo tính cách, sở thích... Có người sẽ thích làm việc trong văn phòng mở với tình thần làm việc nhóm tốt, có người lại thích ngồi làm chia vách ngăn. Hãy xác định đâu là phong cách làm việc phù hợp với bạn.

6. Suy nghĩ về tính thử thách của công việc

Yếu tố cuối cùng không phải là thông tin cụ thể bạn có thể ghi xuống mỗi cột. Nó là lòng can đảm, muốn chấp nhận thử thách của bạn. Đừng bỏ qua những gì trái tim bạn mách bảo để tránh hối hận về sau. Sau khi đã cân nhắc tất cả các yếu tố lợi ích trên, ý thích là thứ điều cuối cùng bạn không nên bỏ qua. Thật may nếu bạn cũng thích trúng công việc mang lại nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên, nếu trường hợp không phải như vậy, liệu những ý thích đó có đủ lớn để vượt qua các nhu cầu cuộc sống hằng ngày không?

Cuối cùng, khi đưa ra quyết định, hãy nhớ rằng công việc sẽ thay đổi và sự nghiệp sẽ luôn phải phát triển tiến lên. Nếu bạn chọn một công việc và phát hiện ra rằng nó không phù hợp, bạn vẫn có thể thay đổi công việc khác. Có nhiều cơ hội làm việc đang rộng mở với bạn, hoặc bạn sẽ quay trở lại với công việc cũ, hoặc bạn có thể cố gắng làm công việc tại để tích lũy kinh nghiệm rồi chuyển sang một vị trí mới tốt hơn.

Điểm mấu chốt ở đây là bạn hãy suy nghĩ về tương lai, xây dựng các mối quan hệ, đồng thời bắt lấy các cơ hội tiếp theo.

>> Tham khảo ngay:

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

29/08/2023

Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

28/08/2023

Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

25/08/2023

Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.

24/08/2023