Cách chuẩn bị để trả lời các câu hỏi phỏng vấn chủ đề làm việc nhóm
Cách chuẩn bị để trả lời các câu hỏi phỏng vấn chủ đề làm việc nhóm
Một chủ đề phổ biến, hay được hỏi đến trong các cuộc phỏng vấn xin việc hiện nay là làm việc theo nhóm. Thông thường, người phỏng vấn sẽ hỏi bạn những câu như, "Bạn cảm thấy thế nào khi phải làm việc theo nhóm?" hoặc "Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn đã giải quyết vấn đề trong nhóm như thế nào?" và "Bạn làm gì để động viên các thành viên khác trong nhóm khi đang cùng nhau thực hiện một dự án?",... Có rất nhiều cách để bạn đưa ra câu trả lời cho loại câu hỏi này. Tuy nhiên, những yếu tố quan trọng nhất mà chắc chắn bạn cần đảm bảo trong câu trả lời của mình là sự tích cực cũng như cung cấp được những ví dụ cụ thể.
MỤC LỤC
Với loại câu hỏi này, người phỏng vấn muốn biết liệu bạn có thích làm việc theo nhóm hay không, hiệu suất làm việc của bạn như thế nào khi làm việc theo nhóm và một mình, vai trò của bạn khi làm việc theo nhóm sẽ là người như thế nào (ví dụ, người lãnh đạo, người hòa giải, người theo dõi). Những câu hỏi này cũng sẽ thể hiện liệu bạn có phải là người dễ hòa đồng hay không. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong hầu hết tất cả các loại môi trường làm việc.
Trong một buổi phỏng vấn xin việc làm, hãy sẵn sàng để nhận được các câu hỏi về khả năng làm việc theo nhóm cũng như những yêu cầu đưa ra ví dụ về trường hợp bạn đã từng làm việc theo nhóm trong quá khứ. Những câu hỏi này có thể sẽ ở dưới dạng câu hỏi phỏng vấn hành vi (về cách bạn đã hành động như thế nào trong quá khứ) hoặc câu hỏi phỏng vấn tình huống (về cách bạn nghĩ mình sẽ phản ứng như thế nào trong một tình huống bất kỳ).
Dưới đây là một số các câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp - chủ đề làm việc theo nhóm cùng các câu trả lời mẫu để các bạn tham khảo.
Điều mà người phỏng vấn thật sự muốn biết: Nhà tuyển dụng sẽ muốn biết về kỹ năng làm việc nhóm của bạn và liệu bạn có thật sự tận hưởng, yêu thích việc hoạt động theo nhóm hay không. Hãy chia sẻ những ví dụ nhằm thể hiện bạn đã phát triển các kỹ năng của mình như thế nào khi làm việc theo nhóm để có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất.
Ví dụ: Tôi đã từng là thành viên của rất nhiều đội bóng đá kể từ lúc còn nhỏ và phát hiện ra mình rất yêu thích bộ môn này: tôi đã tham gia đội bóng đá của trường cấp hai, cấp ba, là thành viên của một đội bóng đá ngoại khóa (tự phát). Sau này, tôi cũng chơi chính thức cho đội bóng của phường. Điều này đã giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp sau này của tôi. Cụ thể, nhờ là thành viên lâu năm của nhiều đội bóng, tôi biết cách nhận biết, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cá nhân của từng thành viên trong đội, biết cách làm thế nào để giao tiếp tốt với họ cũng như phối hợp làm việc như thế nào để hỗ trợ những người khác.
Điều mà người phỏng vấn thật sự muốn biết: Hầu hết tất cả các loại công việc - nhất là với những môi trường làm việc truyền thống - đều yêu cầu nhân viên có khả năng giao tiếp và phối hợp tốt với đồng nghiệp để hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ. Hãy thử đưa ra một hoặc hai ví dụ nhằm thể hiện bạn đã tích cực đóng góp, tham gia vào một nhóm như thế nào.
Ví dụ: Tôi thích làm việc trong nhóm bởi vì tôi tin rằng những ý tưởng tuyệt vời nhất sẽ được tạo ra khi có càng nhiều người hợp tác đóng góp và phát triển ý tưởng đó càng tốt. Tôi có thể hoàn thành công việc tốt như nhau ở cả hai cương vị là thành viên nhóm và người lãnh đạo nhóm. Một vài tháng trước, tôi được lựa chọn là người dẫn dắt nhóm trong một dự án quan trọng, cần hoàn thành gấp và yêu cầu sự phối hợp cao giữa các thành viên. Nhờ tinh thần làm việc nhóm cao, chúng tôi đã có thể hoàn thành công việc trước thời hạn một cách chất lượng, với kết quả cuối cùng thật xuất sắc.
Điều mà người phỏng vấn thật sự muốn biết: Câu hỏi này đã thể hiện rõ mục đích của người phỏng vấn ngay trên mặt chữ. Họ muốn biết nếu được tuyển, bạn có thể thích nghi với phong cách, môi trường làm việc theo nhóm, đòi hỏi sự hợp tác hay không. Hãy trả lời câu hỏi một cách tích cực và đưa ra một vài thế mạnh về kỹ năng làm việc nhóm của bạn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Ví dụ: Tôi chính là “người của công chúng” - tôi rất thích việc hợp tác làm việc với người khác. Hơn nữa, tôi cũng biết cách giao tiếp tốt với mọi người, lắng nghe một cách tích cực các ý kiến khác nhau đến từ đồng nghiệp cũng như để giải quyết những vấn đề, khó khăn gặp phải khi làm việc theo nhóm. Là một người hướng ngoại, tôi như được tiếp thêm sức mạnh và sẽ cảm thấy thích thú hơn khi được làm việc trong môi trường nhóm, được chứng kiến từng bước nhóm cần hoàn thành để tiến gần hơn đến mục tiêu cuối cùng.
Điều mà người phỏng vấn thật sự muốn biết: Mỗi người sẽ có một mức độ thoải mái khác nhau khi làm việc theo nhóm hay một mình. Trong câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú với tính cách, phương pháp làm việc yêu thích của bạn và khả năng làm việc mà không cần giám sát trực tiếp của bạn.
Ví dụ: Thành thật mà nói, tôi cảm thấy thoải mái cả khi làm việc theo nhóm và khi làm việc một mình. Thật may là với công việc trước, tôi đã có cơ hội thử một chút ở cả hai vị trí. Đặc biệt, khi ở giai đoạn đầu của dự án, tôi đã được học cách tiếp cận nhân viên sao cho phù hợp. Nhưng ngay khi nhóm đã lên được kế hoạch, ý tưởng làm việc chính, tôi cũng rất thích việc hoàn thành các nhiệm vụ của bản thân một cách độc lập.
Nhiều dạng câu hỏi phỏng vấn làm việc theo nhóm sẽ thuộc loại câu hỏi phỏng vấn hành vi. Những câu hỏi này sẽ yêu cầu bạn cung cấp một ví dụ từ các kinh nghiệm làm việc trong quá khứ. Ví dụ, người phỏng vấn có thể sẽ hỏi bạn, "Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn phải hoàn thành dự án nhóm cùng quỹ thời gian eo hẹp và một lịch trình chặt chẽ."
Chú ý: Những loại câu hỏi về tinh thần đồng đội kiểu này sẽ đòi hỏi bạn phải nghĩ về những kinh nghiệm làm việc theo nhóm trong quá khứ.
Để trả lời thật tốt và đầy đủ cho những câu hỏi dạng này, hãy bắt đầu bằng cách mô tả cụ thể tình huống, hoàn cảnh của ví dụ mà bạn đang nghĩ đến (hãy chuẩn bị sẵn sàng ví dụ này trước khi bước vào phỏng vấn). Sau đó, hãy giải thích vấn đề, những khó khăn bạn đã gặp phải, những điều bạn đã làm để giải quyết các vấn đề đó và đạt được thành công như thế nào. Cuối cùng, hãy nói về kết quả lớn của tổng thể sự việc.
Điều mà người phỏng vấn thật sự muốn biết: Trong câu hỏi này, người phỏng vấn sẽ không chỉ để ý đến nội dung câu trả lời của bạn mà còn cả tông giọng và sự lạc quan khi trả lời câu hỏi đó của bạn nữa. Hãy chuẩn bị một lời hồi đáp mang tính tích cực, đồng thời thể hiện được sự coi trọng của bạn đối với giá trị của việc làm theo nhóm.
Ví dụ: Có tinh thần làm việc nhóm tốt là một yếu tố cần thiết khi làm việc, phục vụ tại nhà hàng. Mặc dù công việc chính của tôi là làm một đầu bếp chuyên nghiệp, tôi nhận thấy rằng, bất cứ lúc nào, tôi cũng có thể sẽ phải đảm đương nhiều nhiệm vụ khác nữa - ví dụ như đứng lên dẫn dắt chính khi bếp trưởng vắng mặt, nhận đơn hàng và thậm chí là rửa bát đĩa khi nhà hàng hàng thiếu người. Tôi cũng hiểu rõ tầm quan trọng của tinh thần đồng đội khi làm việc theo nhóm. Một năm trước, nhà hàng chúng tôi có chào đón rất nhiều nhân viên mới và một vài người trong số họ không thật sự “ưa” nhau. Để giải quyết vấn đề cũng như xây dựng được tinh thần đồng đội cho nhân viên, tôi đã đứng ra tổ chức một cuộc thi nấu ăn theo nhóm hàng tháng, có giải thưởng. Điều này sẽ giúp tạo điều kiện, thúc đẩy nhân viên làm việc theo nhóm và có một môi trường làm việc vui vẻ, sáng tạo hơn.
Điều mà người phỏng vấn thật sự muốn biết: Một số người sinh ra đã có thiên phú lãnh đạo bẩm sinh, trong khi đó một số người lại phát huy tốt nhất khi được làm việc theo chỉ dẫn, mục tiêu có sẵn. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ cố gắng đạt được hai mục đích chính. Thứ nhất, họ muốn kiểm tra xem bạn có phải là nhân tố phù hợp với tinh thần văn phòng, vị trí và môi trường làm việc hiện có ở công ty họ không. Thứ hai, họ muốn khảo sát xem liệu bạn có thể đảm nhận được trách nhiệm của người lãnh đạo hay không. (Hoặc nói cách khác, liệu bạn có các yếu tố của một nhà lãnh đạo hay không?)
Ví dụ: Tuy tôi rất vui khi có thể trở thành một thành viên đóng vai trò quan trọng trong nhóm, nhiều lúc tôi cũng rất thích và tận hưởng việc được đứng lên dẫn dắt cũng như điều phối, phân công công việc cho mọi người. Tôi là một người có ý tưởng, làm việc theo nguyên tắc, biết cách sắp xếp công việc, lên kế hoạch, biết cách phát huy kỹ năng phù hợp hoàn cảnh, tình huống để đạt được hiệu quả cao nhất. Đây là lý do vì sao các sếp cũ và nhân viên cùng nhóm khác hay giao cho tôi vị trí lãnh đạo trong những dự án lớn, quan trọng, ví dụ như dự án lớn của chúng tôi về thu mua hệ thống kỹ thuật điện thoại di động mới vào năm ngoái.
Điều mà người phỏng vấn thật sự muốn biết: Câu hỏi này, cũng giống phần lớn các câu hỏi phỏng vấn về tinh thần làm việc nhóm khác, đều sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định tính tập thể, khả năng làm việc theo nhóm và mức độ chấp nhận làm việc dưới sự giám sát của bạn. Hãy giữ một thái độ thật lạc quan khi trả lời câu hỏi này và tránh phàn nàn về những người quản lý trước đây hoặc các thành viên trong nhóm cũ (bạn sẽ không muốn người phỏng vấn nghĩ rằng bạn là một người hay mách lẻo, phàn nàn về mọi chuyện, hoặc tệ hơn là một người hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác).
Ví dụ: Thực sự mà nói thì tôi chưa gặp phải trường hợp như vậy bao giờ. Chỉ là đôi khi, phòng tôi có người quản lý hoặc nhân viên mới, họ có thể sẽ gặp một số vấn đề trong việc hòa nhập nhanh với văn hóa và tổ chức của công ty nói chung cũng như của phòng tôi nói riêng. Tuy nhiên, tôi luôn dành thời gian để nói chuyện riêng với họ, từ đó thúc đẩy quá trình giúp họ kết nối thành công với các thành viên nhóm khác. Hiểu rõ họ có thể giúp tôi dễ dàng giao tiếp cũng như tìm ra được các giải pháp nhanh hơn giúp gây dựng tinh thần đồng đội.
Điều mà người phỏng vấn thật sự muốn biết: Nhà tuyển dụng muốn biết bạn làm thế nào để xử lý những sự cố ở công ty, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến các thành viên trong nhóm.
Ví dụ: Cách đây vài tháng, tại văn phòng cũ của tôi đã có trường hợp một thành viên lớn tuổi hơn liên tục chỉ trích một thành viên mới đến, trực tiếp chỉ lỗi cô ấy ngay trước đám đông, nhìn chung là thường xuyên khiến cô ấy trở thành mục tiêu, chủ đề chính trong các cuộc trò chuyện của nhiều thành viên khác. Tôi nhìn ra được tầm quan trọng của vấn đề và đã nói chuyện riêng với cô ấy, nhắc nhở cô ấy về những thử thách mà mỗi chúng ta đều phải trải qua khi mới bắt đầu làm việc. Tôi cũng đã nói rõ với nhóm rằng tôi lúc đó là người hướng dẫn chính của cô ấy. Điều này giúp cô ấy tự tin hơn khi làm việc cũng như có thêm động lực để cống hiến và ngăn chặn được những lời nói xấu trong nhóm.
Ngay cả khi các câu hỏi không phải là dạng câu hỏi phỏng vấn hành vi, thì việc đưa ra một ví dụ cụ thể dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ vẫn thường rất hữu ích. Ví dụ, các câu hỏi phỏng vấn tình huống có thể đưa ra một vấn đề như yêu cầu bạn xem xét một tình huống có thể xảy ra trong tương lai tại nơi làm việc. Người phỏng vấn có thể sẽ hỏi bạn, "Trong tương lai, bạn sẽ xử lý xung đột giữa hai thành viên trong nhóm như thế nào khi có một vấn đề gì đó xảy ra?" Mặc dù đây là những tình huống, ví dụ trong tương lai, bạn vẫn có thể trả lời câu hỏi bằng một ví dụ từ các kinh nghiệm trong quá khứ.
Điều mà người phỏng vấn thật sự muốn biết: Cách bạn trả lời câu hỏi này sẽ chứng minh liệu bạn có những phẩm chất cá nhân của một nhà lãnh đạo mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm hay không.
Ví dụ: Tôi thấy rằng hầu hết tất cả mọi người, kể cả những người yêu công việc của mình nhất cũng đều muốn được công nhận và trân trọng bởi những gì họ đã làm cho nhóm, văn phòng và công ty. Tôi đã làm được điều đó bằng cách công nhận những sự đóng góp dù to hay nhỏ của nhân viên, đồng nghiệp cả cá nhân (bằng những lời cảm ơn trực tiếp hoặc được gửi qua email) và trước tập thể (trong các buổi họp thường kỳ của nhóm).
Điều mà người phỏng vấn thật sự muốn biết: Tất cả những công đoạn như phỏng vấn, tuyển dụng, giới thiệu làm quen và đào tạo nhân viên mới đều gây tốn kém về cả thời gian và tiền bạc cho người sử dụng lao động. Vì vậy, họ sẽ không muốn phải lặp đi lặp lại một quá trình tuyển dụng chỉ vì phát hiện ra tất cả các ứng viên đều không thể thích ứng với văn hóa công ty họ. Hãy nghiên cứu, tìm hiểu trước về văn hóa công ty, nơi bạn muốn làm việc trong tương lai để xác định liệu bạn có thể thực sự thích nghi ở đấy không. Từ đó tiết kiệm được cả thời gian lẫn tiền bạc của bạn nữa.
Ví dụ: Tôi may mắn khi có đầy đủ cả năng lượng lẫn sự linh hoạt để có thể làm việc thêm giờ và vào cuối tuần. Người quản lý trước của tôi luôn khuyến khích mọi thành viên trong nhóm quan tâm, chăm sóc, bao bọc lẫn nhau, và điều này bao gồm cả việc trợ giúp, hoàn thành phần việc của nhau khi có thành viên vắng mặt đột xuất. Tôi luôn vui vẻ và sẵn lòng trợ giúp vì tôi biết rằng các thành viên khác cũng có thể làm như vậy cho tôi.
Điều mà người phỏng vấn thật sự muốn biết: Động lực làm việc khi hoạt động theo nhóm luôn là một thách thức cho tất cả các thành viên trong nhóm và người lãnh đạo. Đặc biệt, khi có một vài cá nhân từ chối hợp tác và thể hiện thái độ làm việc không tích cực cũng như không hoàn thành công việc được giao, phát huy không hết khả năng của họ. Hãy chuẩn bị những giải pháp hữu ích để trả lời cho vấn đề này.
Ví dụ: Trước tiên, tôi sẽ nói chuyện với họ một cách bình thường thôi, không chỉ trích, không đối đầu, gợi ý xem liệu có điều gì tôi có thể làm giúp họ để cả hai cùng nhau giải quyết vấn đề hiện gặp hay không. Hơn nữa, tôi cũng sẽ cố gắng xác định tường tận gốc rễ vấn đề và xem xét xem liệu tôi hoặc ai đó trong nhóm có thể giúp thành viên này cải thiện năng suất hay không. Phương pháp này hiệu quả với tôi đến 95% trong tất cả các trường hợp mà tôi đã gặp. Trong những tình huống không được còn lại, tôi sẽ hội ý riêng với sếp của mình về các giải pháp khả thi khác.
Điều mà người phỏng vấn thật sự muốn biết: Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem liệu bạn có đủ sự linh hoạt để thích ứng với các sự thay đổi trong môi trường làm việc hay không. Một câu trả lời lý tưởng nên chúng minh được rằng bạn có thể làm việc hiệu quả trong mọi môi trường từ độc lập đến theo nhóm.
Ví dụ: Chắc chắn rồi. Trước đây, tôi đã từng có cơ hội làm việc cả độc lập và theo nhóm. Hơn nữa, tôi nhận thấy rằng bản thân có thể làm việc hiệu quả trong cả hai loại môi trường, chỉ cần sự giao tiếp giữa các nhân viên, giữa cấp trên và nhân viên vẫn được duy trì.
Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo
Bạn có thích làm việc trong môi trường nhóm có nhịp độ công tác nhanh không?
Bạn đã thích ứng với văn hóa công ty cũ như thế nào?
Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn vào vị trí này?
Dưới đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng nhằm phát triển một câu trả lời hoàn hảo nhất cho câu hỏi phỏng vấn xin việc về tinh thần làm việc theo nhóm.
Điều chỉnh câu trả lời của bạn sao cho phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển. Hãy đưa ra các ví dụ có liên quan chặt chẽ đến công việc bạn đang ứng tuyển. Hãy nghĩ về những kinh nghiệm làm việc, thực tập hoặc tình nguyện trong quá khứ mà đòi hỏi những kỹ năng tương tự với những điều cần thiết cho công việc này.
Bạn cũng nên xem xét, để tâm đến công ty và vị trí của công việc mà bạn đang ứng tuyển. Các công ty lớn hoặc chuyên dụng có thể sẽ có các tiêu chuẩn hoặc đánh giá riêng về tinh thần làm việc nhóm, khác với các công ty nhỏ hoặc mới thành lập. Nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí cấp quản lý, hãy sử dụng các ví dụ cụ thể nhằm thể hiện kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng xây dựng nhóm của bạn. Nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí là người hỗ trợ, hãy chia sẻ cách bạn đã giúp giải quyết các xung đột giữa các thành viên trong nhóm hoặc đảm bảo các thành viên trong nhóm hoàn thành công việc của họ đúng hạn như thế nào.
Chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống phỏng vấn xin việc theo nhóm. Một số nhà tuyển dụng ưa chuộng phương pháp tiến hành phỏng vấn theo nhóm nhằm tạo áp lực cho ứng viên. Từ đó xem xét, quan sát xem họ có phản ứng như thế nào đối với các câu hỏi cũng như thử thách dưới một môi trường nhóm căng thẳng.
Chuẩn bị cho khả năng được yêu cầu tham gia mô phỏng một tình huống làm việc theo nhóm, ngay tại thời điểm phỏng vấn. Điều này thỉnh thoảng sẽ được sử dụng trong buổi phỏng vấn xin việc tình huống. Bạn sẽ được yêu cầu đóng vai một thành viên trong nhóm lớn và có trách nhiệm phải giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Sau khi mô phỏng xong, bạn sẽ được hỏi đánh giá mức độ hiệu quả của sự phối trong nhóm, hoặc của chính giải pháp bạn đưa ra hoặc của bất kỳ người nào khác trong nhóm.
Sử dụng kỹ thuật STAR. Một chiến lược tốt để trả lời hiệu quả các câu hỏi phỏng vấn xin việc về làm việc theo nhóm là sử dụng phương pháp trả lời phỏng vấn STAR. Cụ thể trong đó, bạn sẽ bắt đầu bằng việc mô tả một tình huống công việc liên quan đến môi trường làm việc theo nhóm, sau đó giải thích nhiệm vụ của nhóm và của bạn là gì, rồi kể lại những hành động bạn đã thực hiện để xử lý các vấn đề, và cuối cùng là giải thích kết quả của những hành động đó.
Bạn sẽ muốn chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là con người nhiệt tình khi làm việc theo nhóm và là một người hòa đồng, có thể hợp tác tốt với các đồng nghiệp khác.
Chú ý: Trước khi bước vào phỏng vấn thật, bạn hãy nghĩ về những điều khiến bạn thấy thích thú, tận hưởng nhất khi làm việc theo nhóm. Điều này sẽ giúp bạn giữ được thái độ tích cực khi trả lời loại câu hỏi phỏng vấn về làm việc theo nhóm này. Ví dụ, bạn có thể rất trân trọng các cơ hội được hiểu hơn và nhận lại những lời nhận xét khách quan về bản thân từ đồng nghiệp của mình, từ đó bạn có thể hoàn thiện bản thân mình hơn.
Tất nhiên, hãy luôn trung thực. Đôi khi, bạn sẽ được yêu cầu phải mô tả một trải nghiệm làm việc nhóm mang tính tiêu cực. Ví dụ, người phỏng vấn có thể sẽ hỏi bạn, “Hãy kể cho tôi nghe về trải nghiệm khó khăn mà bạn đã gặp phải khi làm việc trong một dự án nhóm”. Nếu bạn nói rằng bạn chưa gặp phải tình huống như vậy bao giờ (trừ khi bạn là người mới bắt đầu đi làm hoặc chỉ luôn làm việc độc lập), người phỏng vấn có thể sẽ nghĩ rằng bạn đang nói dối. Thêm vào đó, câu trả lời như vậy sẽ không thể hiện được bạn là người như thế nào trong nhóm và bạn xử lý các tình huống khó khăn như thế nào (năng lực của bạn). Đây chính là những điều mà người phỏng vấn thực sự muốn biết.
Thay vì né tránh câu hỏi, hãy cố gắng tập trung vào cách, phương pháp bạn đã sử dụng để giải quyết một vấn đề khó như thế nào.
Ví dụ, bạn có thể trả lời, “Tôi đã từng làm việc trong các nhóm mà chỉ có một hoặc hai thành viên có tiếng nói trong nhóm, trong khi đó các ý kiến của những thành viên khác không được để ý tới. Trong trường hợp như vậy, tôi đã cố gắng là một người lắng nghe tốt, dành thời gian để hiểu tiếng nói, ý tưởng của mỗi thành viên và đảm bảo rằng mọi gợi ý của mỗi người đều được thảo luận.”
Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm rất quan trọng vì thế hãy trau dồi các kỹ năng làm việc của mình để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn sắp tới nhé. Vieclam123.vn chúc các bạn sớm tìm được việc làm phù hợp.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023