close
cách
cách cách cách

Con trẻ lười học thì làm sao? Cách xử lý khi trẻ lười học hiệu quả

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Học tập là quá trình không ngừng phát triển và đi lên đối với trẻ, ngay khi còn nhỏ, việc trau dồi kiến thức cũng như các kỹ năng sống cho trẻ là quan trọng và là trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Ở độ tuổi trẻ đang dần làm quen với tri thức mới như môi trường mới, thì việc thay đổi trong cách suy nghĩ cũng như thái độ học tập là không tránh khỏi, đặc biệt vấn đề lười học ở các bạn trẻ là nỗi lo lắng cũng như đau đầu của phụ huynh, khi thấy việc bảo ban cũng như để con em mình nghe lời không còn dễ dàng nữa. Càng lên lớp cao, kiến thức càng một khó, vấn đề lười học của trẻ càng phổ biến, nếu không có phương pháp dạy con chăm chỉ học hành kịp thời để thay đổi bản thân trẻ thì hậu quả đem lại không như mong muốn của phụ huynh. Trẻ lười học phải làm sao, làm sao để trẻ nghe lời, làm sao để trẻ chăm chỉ, tự giác trong học tập mà không cần sự nhắc nhở của cha mẹ hàng ngày. Đó là quá trình đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và công sức của cha mẹ trong việc rèn luyện thói quen tốt và tư duy, suy nghĩ tốt cho các bạn trẻ trong xã hội ngày càng hiện đại như ngày nay.

1. Nguyên nhân khiến trẻ lười học

Lười học được coi là căn bệnh khá phổ biến được thấy ở giới trẻ hiện nay, lười trong việc tiếp thu, lười trong cách suy nghĩ, đưa ra ý kiến quan điểm của bản thân. Lười học thể hiện ở sự mệt mỏi, chán nản, dễ bỏ cuộc của các bạn học sinh, khi thấy khó khăn ở phía trước là không dám bước tiếp và dừng chân tại đó trong khi các bạn khác đang chạy đua cũng như tăng tốc với khối tri thức rộng lớn. Không một thành công nào đến với các bạn một cách dễ dàng mà không trải qua những khó khăn thử thách, có rất nhiều yếu tố ảnh hướng đến tương lai của các bạn và các bạn học sinh phải có thái độ tích cực cũng như thái độ sống lành mạnh để không bị tha hóa bởi những thứ hấp dẫn bên ngoài xã hội. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến điểm số cũng như kết quả học tập của các bạn không được cao là do sự lười học, một căn bệnh được hình thành từ những thói quen không tốt và cần sửa chữa.

Một số nguyên nhân dẫn đến lười học mà phụ huynh cần chú ý dưới đây:

1.1. Kiến thức ngày một khó hơn

Kiến thức ngày một khó hơn

 

Lười học ở trẻ một phần do kiến thức mà trẻ phải học ngày một nặng hơn, khi các bạn học sinh lên các cấp học cao, chương trình học tập với các môn học ngày càng nhiều, việc tiếp thu kiến thức đó không phải dễ dàng với trẻ, đặc biệt với những bạn học sinh ở các lớp dưới có học lực học trung bình, yếu, kiến thức cơ bản mất gốc, kiến thức hỏng đè lên kiến thức mới khiến cho các bạn thấy áp lực, khó khăn trong việc vận dụng kiến thức trong các bài tập, sự chán nản trong việc suy nghĩ dẫn đến việc lười làm bài tập, lười trong sự tìm tòi, kiến thức. Lâu dần ở tình trạng này, sẽ hình thành thói quen không tốt, và khả năng tiếp thu bài sẽ đi xuống và lười học là điều không tránh khỏi, kết quả học tập tất nhiên là không đạt kết quả cao, lo lắng của cha mẹ nhiều hơn.

1.2. Con chưa có phương pháp hay lịch trình học một cách khoa học

Nguyên nhân khiến trẻ lười học đó là các bạn học sinh sẽ thấy rằng khi mình bỏ quá nhiều thời gian trong việc học, lịch học trên lớp dày đặc, việc cha mẹ cho các bạn đi học thêm nữa, các bạn sẽ không có thời gian trong việc thư giãn cũng như tham gia các trò chơi, chính suy nghĩ đó khiến các bạn bỏ bê trong việc học, chỉ học cho qua, học chống đối với kiến thức học trên lớp và học chống đối khi có cha mẹ ở nhà, khi trẻ không biết lên kế hoạch cho mọi thứ như thế nào, phương pháp học như nào để cân bằng việc học tập và thư giãn thì suy nghĩ tiêu cực lại xuất hiện trong đầu trẻ, suy nghĩ dù học nhiều thế nào những kết quả không đem lại sự hài lòng cho cha mẹ và sự lười học sẽ dần hình thành trong ý thức học của các bạn trẻ.

1.3. Trẻ lớn dần trong suy nghĩ tiêu cực

Khi càng lớn việc trẻ phát triển về tâm lý cũng như cảm xúc là vấn đề mà phụ huynh lo lắng, cha mẹ phải cho các bạn nhận thức mọi thứ ngay từ khi còn nhỏ để khi lớn lên trẻ sẽ không thấy khó khăn trong việc đối diện với những vấn đề phức tạp nữa. Khi áp lực học tập, áp lực thi cử, áp lực với cuộc sống xã hội, thì trẻ lại hình thành những suy nghĩ tiêu cực với những câu hỏi, không biết học để làm gì, kiến thức mình học để phục vụ cho ai, cho việc gì. Những lúc đó, câu hỏi trẻ đưa ra không được phản hồi lại, các bạn sẽ mất dần động lực, mục tiêu cho việc học, không biết định hướng con đường mình đi như nào cho phù hợp và sự buông xuôi trong việc tiếp thu bài của trẻ là thể hiện rõ nhất.

1.4. Bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng ở các bạn

Bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con

 

Việc đặt niềm tin hy vọng ở con em mình là điều dễ thấy ở các bậc phụ huynh, luôn mong muốn con đạt kết quả cao, cũng như có sự tiến bộ vượt trội so với các bạn trang lứa. Việc mang lại cho con áp lực, khi kỳ vọng của bản thân các phụ huynh nhiều khiến sự cố gắng của các bạn giảm dần, khi năng lực học tập tiếp thu của con không được cao nhưng đòi hỏi ở cha mẹ lại lớn dẫn đến các bạn không biết nên đáp ứng như thế nào gây ra tâm lý lo sợ ở con em mình, sợ làm không đúng cha mẹ trách mắng, sợ không thực hiện được những điều mà cha mẹ mong muốn, dẫn đến việc học cũng ngày một lười đi. Biết được khả năng học tập của trẻ ở mức nào để đưa ra mục tiêu phù hợp nhất cho các bạn, các bạn thấy thoải mái cũng như phấn đấu trong việc học tập hơn.

1.5. Bố mẹ quá nuông chiều con trong bất kỳ trường hợp nào

Nguyên nhân khiến trẻ lười học đó là cha mẹ luôn thương yêu con trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngay khi còn nhỏ, việc lo lắng cho con cũng như làm giúp con những công việc nhỏ nhặt nhất. Việc cho trẻ tự giác, cũng như chủ động trong mọi vấn đề là rất cần thiết, rèn luyện cho trẻ ý thức ngay từ khi còn nhỏ để trẻ biết giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình, hay giải quyết được những tình huống đời thường một cách khéo léo, sự chăm chỉ luôn được đề cao trong đức tính của trẻ. Làm hộ trẻ những công việc mà trẻ có thể làm được không những không giúp trẻ trong ý thức học tập mà còn làm cho tính cách trẻ hình thành những thói quen không tốt. Khi các bạn lười hành động, lười suy nghĩ thì việc bắt tay vào học tập cũng ít dần, thể hiện ở việc bài tập về nhà không làm, không tham gia hoạt động gì của trường lớp, trên lớp không có sự chú ý nghe giảng, kiến thức học được không đạt kết quả cao. Do hình thành trong suy nghĩ trẻ, việc học không là trách nhiệm của bản thân các bạn, phụ huynh cho trẻ quá tự do cũng như tự làm mọi thứ một cách vô lý khiến trẻ thấy việc học tập không cần thiết và việc trẻ sa đà vào những trò chơi thay cho học là dễ nhìn thấy.

2. Con lười học phải làm sao?

Trẻ lười học phải làm sao là điều khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu bởi nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ làm giảm sút khả năng học tập so với bạn bè cùng trang lứa. Dưới đây là một số biện pháp giúp con bạn học chăm chỉ trở lại.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lười học đối với trẻ, việc nhận thức được sai lầm của bản thân là điều khó ở trẻ, do ở giai đoạn phát triển của trẻ có những thứ trẻ sẽ không hiểu hết được cũng như không biết giải quyết như nào là đúng đắn nhất. Hãy để cho trẻ hiểu rằng tác hại của việc lười học dẫn đến cho trẻ những rào cản sau này để đi đến thành công, hãy tập cho trẻ sự kiên trì, lòng quyết tâm cao và phụ huynh luôn quan tâm, theo dõi con em mình trong việc học, biết được những thái độ cũng như biểu hiện thấy con lười học để có giải pháp kịp thời và hoàn thiện bản thân cho các bạn trẻ.

Tham khảo một số biện pháp sau đây để giúp trẻ hết lười học

2.1. Cha mẹ nên cùng con đặt ra mục tiêu học tập và kế hoạch cụ thể

Đặt ra mục tiêu học tập cho con

 

Khá nhiều bậc cha mẹ bối rối khi trẻ lười học phải làm sao? Để giúp con bớt lười biếng hơn thì phụ huynh cần phải cực kỳ tâm lý hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến điều này là do đâu, từ đó mới tiến hành lên mục tiêu và kế hoạch chi tiết để khắc phục.

Khi các bạn làm một công việc nào thì mục tiêu luôn là động lực giúp các bạn trẻ hoàn thành tốt công việc đó, vậy thì việc học tập cũng vậy, cùng con xác định mục tiêu cũng như định hướng kế hoạch học tập cụ thể là giúp con vạch ra đường đi, công việc học tập rõ ràng ở từng giai đoạn học tập, mục tiêu dù ngắn hạn hay mục tiêu dài hạn thì đó cũng tạo cho các bạn sự quyết tâm, động lực thực hiện nó nếu luôn có sự cổ vũ động viên của cha mẹ bên cạnh. Đừng tự lên mục tiêu cho con, ép con theo những mục tiêu của cha mẹ với tâm trạng không hài lòng, hãy ngồi lại với con cùng con thảo luận về vấn đề này. Việc làm này, trẻ sẽ thấy bản thân mình nhận được sự tôn trọng của cha mẹ, cho con ý kiến là rèn luyện cho con sự quyết đoán và biết đưa ra quan điểm đúng đắn của bản thân một cách logic, các bạn sẽ tự tin trong ngôn ngữ nói của mình, tự tin thể hiện khả năng của bản thân. Đưa ra những mục tiêu nhỏ trong việc học của các bạn như cha mẹ mong muốn con đạt điểm cao trong kỳ thi, hỏi con có thấy khó khăn hay thiếu thốn gì trong việc học không? Và việc ham say học trong trẻ được nâng lên, ý thức học tập cao hơn và sự lười học không còn hiện lên trong đầu các bạn trẻ nữa.

2.2. Cân đối cho các bạn trẻ trong việc học tập và chơi

Hướng giải quyết khi trẻ lười học phải làm sao đó là nên cân bằng giửa việc vui chơi giải trí và học tập. Đừng nên tạo áp lực cho bé, xen lẫn vào đó hãy cho bé được chơi đùa với các trò chơi để tâm trạng thoải mái hơn.

Hãy nhìn lại lịch trình học của các bạn, vấn đề đó có phải đang là vấn đề khó khăn mang lại sự áp lực cho các bạn không?  Cha mẹ nên dành cho trẻ thời gian để thư giãn, để khám phá những điều thú vị của cuộc sống bên ngoài, một thời khóa biểu dày kín chỉ có học và học, trẻ sẽ thấy mệt mỏi trong việc tiếp thu kiến thức. Máy móc cũng có thời gian nghỉ ngơi, bộ não của trẻ cũng vậy, khi phải tiếp thu quá nhiều kiến thức trong một ngày, sự vận động không ngừng thì chất lượng đem lại cũng không có hiệu quả cao, có chắc chắn những kiến thức não bộ tiếp thu được là những kiến thức mà trẻ thực sự muốn học một cách chủ động không. Phụ huynh phải biết cân đối cho trẻ trong việc học và giải trí, áp dụng trò chơi vào bài học cũng là phương pháp tốt cho các bạn ôn lại kiến thức một cách hiệu quả. Đừng để một ngày trôi đi với trẻ, chỉ cô lập trong đống sách vở trên lớp rồi về nhà, trẻ sẽ thấy cuộc sống này thật vô vị, nhàm chán và việc lười học là điều dễ thấy các bạn trẻ.

2.3. Phụ huynh rèn cho trẻ thói quen tự lập trong mọi vấn đề

Trẻ lười học phải làm sao đây là vấn đề thường hay gặp của nhiều phụ huynh, bất kỳ lứa tuổi nào cũng gặp phải vì thế để khắc phục cha mẹ nên để trẻ tự lập trong tư duy và tự giải quyết những khó khăn khi gặp phải, hãy là người hướng dẫn gợi ý để con bạn độc lập hơn.

Đừng tạo cho con em mình suy nghĩ con chỉ cần ăn và học, như thế sự ý thức, tự giác của các bạn sẽ không được nâng cao. Hãy tạo cho trẻ thói quen làm việc nhà ngay từ nhỏ hay đơn giản là chăm sóc bản thân ở những điều nhỏ như trang trí lại góc học tập một cách gọn gàng với trang trí chúng với thứ mình thích sẽ khiến các bạn rèn được sự tỉ mỉ cẩn thận trong việc làm những điều mình thích hoặc tự giặt quần áo, tự lo cho bản thân khi cha mẹ vắng nhà. Cha mẹ sẽ rất ngạc nhiên, khi hình thành thói quen đó cho trẻ, và đến thời điểm cần thiết trẻ sẽ tự làm được mọi thứ, giải quyết được những vấn đề của thân một cách gọn gàng và nhanh chóng, khi đó trưởng thành trong cách ăn nói và suy nghĩ thấy ở trẻ là rất cao, và tự ý thức được trong việc tiếp thu kiến thức, trách nhiệm của bản thân trong việc học tập.

2.4. Quy định thời gian cụ thể cho trẻ

Trẻ lười học phải làm sao? Không phải mọi cha mẹ đều biết cách giải quyết nếu không tinh tế sẽ khiến con có những phản ứng tiêu cực, tình trạng học tập sẽ ngày càng đi xuống.

Sự trì hoãn trong kế hoạch là việc hình thành sự lười biếng trong trẻ, khi trẻ không biết quý trọng thời gian, công sức của mình bỏ ra, trẻ sẽ không thực sự làm việc hay học tập bằng chính năng lực, khả năng thực sự của các bạn. Quy định thời gian cụ thể cho trẻ trong học tập là giúp trẻ trong việc hoàn thành mọi thứ một cách chính xác và phải đem lại kết quả cao, khi có thời gian cụ thể, trẻ sẽ tự nhận thức được trong công việc cần làm những gì để kịp với thời gian đề ra và tiếp tục cho công việc tiếp theo như nào. Đừng cho  trẻ để công việc ngày hôm nay sang làm ngày mai, như thế, việc học đã càng khó mà công việc được giao lại càng nhiều, sự bỏ cuộc là không tránh khỏi, càng cấm trẻ trong  thời gian quy định học tạo cho trẻ sự chống đối cao, thời gian phải đi liền với công việc cũng như mục đích được ra. Ví dụ, khi các bạn đã dành 2 tiếng cho việc học ở nhà đã hoàn thành xong hãy cho trẻ 30 phút để đọc sách, thư giãn để bắt đầu cho môn học khác được hiệu quả, trẻ sẽ thấy thoải mái và việc học tập tiếp thu kiến thức sẽ nhanh vào hơn.

2.5. Phụ huynh cho trẻ tham gia những hoạt động xã hội

Trẻ tham gia hoạt động xã hội

Khi trẻ lười học phải làm sao là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ phải suy nghĩ khá nhiều, hãy cho con tham gia các hoạt động xã hội để việc học trở nên nhẹ nhàng hơn.

Đừng quá quan trọng lý thuyết với trẻ, vì học trên trường quan trọng với trẻ về kiến thức cũng như điểm số trong học tập, nhưng ít dạy cho trẻ biết những điều thú vị ở bên ngoài cuộc sống đầy khó khăn đang đợi chờ trẻ. Trẻ sẽ thấy tâm hồn mình thoải mái, cũng như hiểu được những kiến thức sách vở một cách rõ ràng hơn khi được thực hành, vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống. Cho trẻ tham gia các hoạt động tình nguyện để trẻ biết yêu thương là gì, biết trân trọng những thứ mình đang có mà không ngừng cố gắng học tập, biết được ngoài kia có biết bao các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, ngày đêm mong đến trường học như các bạn, biết được dù khó khăn cả về vật chất và thân hình thì họ không ngừng nỗ lực, và đi đến thành công bằng chính đôi chân mình, đặt ra cho bản  thân câu hỏi : Họ làm được, sao mình không làm được? rồi không ngừng chăm chỉ học tập với những gì cha mẹ tạo điều kiện cho mình. Cho trẻ học trải nghiệm từ những cuộc thi thực tế, trải nghiệm với khả năng của bản thân và học hỏi nhiều người để cho các bạn cảm nhận ở ngoài kia có nhiều người giỏi hơn bạn về nhiều lĩnh vực, các bạn chỉ là hạt cát nhỏ giữa biển trời mênh mông và phải chăm chỉ trau dồi bản thân mình nhiều hơn để tự tin đi đến vinh quang.

2.6. Phụ huynh hãy tâm sự với trẻ những điều thầm kín

Hãy là người biết quan tâm và hiểu những điều con mong muốn, nếu bạn vẫn băn khoăn khi trẻ lười học phải làm sao thì hãy cùng Vieclam123 tham khảo cách dưới đây.

Lười học ở trẻ, như đã biết một phần do ý thức các bạn, một phần do sự dạy dỗ quan tâm của phụ huynh. Trẻ sẽ lạc lõng và khó khăn như thế nào, khi một mình đối diện với những kiến thức phức tạp, những kì thi quan trọng, hay những áp lực cuộc sống mà không có người thân yêu bên mình. Sự tủi thân là điều các bạn sẽ chán khi quyết định làm bất kỳ công việc gì, hãy động viên, tâm sự với các bạn để biết các bạn thấy khó trong những vấn đề gì, cùng con giải quyết mọi thắc mắc cả về kiến thức học tập hay tình cảm học trò mới lớn. Dù cha mẹ có biết hay không, nhưng chỉ cần lời động viên của cha mẹ khi con mệt mỏi hay lời khen ngợi khi con làm được việc tốt, dù nhỏ nhưng cũng giúp các bạn trẻ có thêm sức mạnh, niềm tin vào sự tin tưởng của bản thân vào những quyết định của mình. Dạy con hoàn hảo trước tiên phụ huynh phải hiểu con em mình, thực tế sự im lặng, không chia sẻ thẳng thắn những vấn đề giữa cha mẹ và phụ huynh là rào cản trong việc tìm quan điểm ý kiến chung, khiến cho tình cảm gia đình trở nên phức tạp, khi con không hiểu ý cha mẹ nói, sự quan tâm lo lắng của cha mẹ không nhận được đền đáp bằng việc học tập tốt của con. Những lúc mọi ý kiến con đưa ra không nhận được sự chấp thuận hay ủng hộ của cha mẹ là lúc các bạn có những suy nghĩ tiêu cực nhất, và lười biếng trong mọi dự định hoạt động hay suy nghĩ là dễ thấy.

2.7 Tìm gia sư phục vụ cho các bạn trong việc học tập

Phụ huynh cần biết được những khó khăn của con phải trải qua trong việc học tập, biết được sự lười học ở trẻ hình thành rất dễ nên phụ huynh cần có những phương pháp tốt nhất cho các bạn trẻ, khi cha mẹ ngày càng bận rộn với công việc riêng của bản thân, lựa chọn gia sư tốt về chuyên môn cho con trong việc củng cố kiến thức là sự đầu tư đúng đắn của cha mẹ. Gia sư tiếp xúc với con sẽ biết được khả năng tiếp thu của con ở đâu, các bạn thiếu kiến thức gì, vấn đề khó  khăn con gặp phải như thế nào, để lên kế hoạch, mục tiêu cụ thể, phương pháp tốt nhất cho con trong việc học, và ý thức thái độ học tập của các bạn cũng được nâng cao, con không còn lười học, mà thích thú trong việc học tập tri thức hơn vì gia sư là những người có lòng nhiệt huyết, sự kiên trì, cũng như truyền lửa trong việc học tập của trẻ một cách mãnh liệt. Khi nhu cầu tìm gia sư cho trẻ ngày càng nhiều, lựa chọn gia sư phù hợp với các bạn không hề đơn giản, phụ huynh phải cân nhắc kĩ càng.

>> Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.