close
cách
cách cách cách cách cách

Business Analyst là gì? Có nên theo đuổi công việc Business Analyst?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Business Analyst, hay còn gọi là BA, được hiểu là Chuyên viên phân tích kinh doanh. Tuy nhiên ở Việt Nam, mọi người thường quen thuộc với cách gọi là Chuyên viên phân tích nghiệp vụ hơn. Chuyên viên phân tích nghiệp vụ giúp tối đa hóa hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc theo dõi và phân tích dữ liệu.Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu Business Analyst là gì và cần có những gì để trở thành BA nhé!

1. Bạn hiểu như thế nào về Business Analyst?

1.1. Business Analyst là gì?

BA, hay Chuyên viên phân tích nghiệp vụ, làm việc chủ yếu với dữ liệu của doanh nghiệp ở nhiều dạng khác nhau. Công việc của họ là phân tích, đối chiếu dữ liệu để đề xuất những thay đổi trong doanh nghiệp nhằm phù hợp hơn với xu hướng của thị trường để các hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả tốt nhất.

BA làm việc với dữ liệu của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, từ bộ phận CNTT, cơ cấu doanh nghiệp, đến quản lý nhân lực…

Tìm hiểu về Business Analyst
Tìm hiểu về Business Analyst

Phân tích nghiệp vụ, hay phân tích kinh doanh, là một hoạt động có vai trò thiết yếu trong hoạt động kinh doanh chung của bất kỳ doanh nghiệp nào. Mọi doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu tăng cường lợi nhuận và giảm chi phí tối đa. Công việc của chuyên viên BA có thể giúp doanh nghiệp hướng đến mục tiêu trên một cách triệt để.

1.2. Business Analyst làm những công việc gì?

Dựa trên phân tích dữ liệu, chuyên viên BA xác định ra những lĩnh vực kinh doanh đang gặp vấn đề và đề xuất phương hướng, biện pháp nhằm của thiện, tăng cường hiệu quả kinh doanh và củng cố, đưa quy trình kinh doanh đi đúng hướng. Chuyên viên BA thường phối hợp với những người quản lý để thảo luận về những vấn đề được phát hiện ra và đưa ra các phương án giải quyết.

Business Analyst chủ yếu làm việc với dữ liệu
Business Analyst chủ yếu làm việc với dữ liệu

Những nhiệm vụ chủ yếu của một Chuyên viên phân tích nghiệp vụ bao gồm:

- Xác định và ưu tiên tìm kiếm phương hướng giải quyết những yêu cầu nghiệp vụ về chức năng và kỹ thuật trong doanh nghiệp.

- Phân tích các cơ sở dữ liệu lớn với SQL và Excel.

- Trực quan hóa dữ liệu bằng các loại biểu đồ, bảng biểu…

- Xây dựng các kế hoạch tài chính cụ thể (thường được gọi với tên Mô hình tài chính) nhằm hỗ trợ triển khai các kế hoạch kinh doanh.

- Tìm hiểu chiến lược, mục tiêu kinh doanh và giữ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn đi đúng hướng.

- Xác định, tiêu chuẩn hóa và lập hồ sơ về cấu trúc của doanh nghiệp, cũng như sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang triển khai.

- Phân tích tài chính, dự báo ngân sách và lập ngân sách cho doanh nghiệp.

Nếu chỉ nhìn vào bề ngoài thì có thể thấy rằng công việc của chuyên gia Business Analyst và Chuyên gia phân tích dữ liệu là tương đối giống nhau. Tuy nhiên, chuyên gia BA tập trung nhiều hơn vào việc đề xuất các giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh; trong khi đó Chuyên viên phân tích dữ liệu lại làm việc nhiều hơn với cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.

BA làm việc với các giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận
BA làm việc với các giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận

1.3. Có nên theo đuổi công việc Business Analyst không?

Lĩnh vực hoạt động chính của Business Analyst là phân tích dữ liệu và đề xuất các phương án tối đa hóa lợi nhuận thu về cũng như giảm chi phí tối đa từ các hoạt động kinh doanh. Làm việc với dữ liệu thoạt nghe có vẻ sẽ nhàm chán, tuy nhiên trên thực tế, đây lại là công việc khá thú vị. Mỗi ngày bạn sẽ phải đối mặt với một thử thách mới. Mỗi ngày bạn sẽ phải tìm cách để áp dụng các kỹ năng nghiệp vụ của bản thân nhằm tìm ra những hướng đi mới để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, sau đây là một vài phương diện bạn có thể cân nhắc nếu như vẫn còn băn khoăn có nên đi theo con đường của một BA hay không.

1.3.1. Mức thu nhập

Một trong những lý do thực tế nhất để bạn theo đuổi con đường trở thành Chuyên viên phân tích nghiệp vụ đó là mức thu nhập tương đối cao và ổn định. Theo điều tra, Chuyên viên phân tích nghiệp vụ là nghề có thu nhập xếp vào hàng cao nhất. Chuyên viên BA có dưới 2 năm kinh nghiệm sẽ nhận được mức lương 10 – 15 triệu đồng mỗi tháng. Trong khi mức thu nhập của Senior BA có thể lên đến 40 triệu đồng mỗi tháng.

Chuyên viên BA có mức thu nhập tương đối cao
Chuyên viên BA có mức thu nhập tương đối cao

1.3.2. Cơ hội nghề nghiệp

Kinh tế ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều và nhu cầu hội nhập ngày càng cao. Đây chính là điều kiện lý tưởng mở ra cơ hội nghề nghiệp Business Analyst. Thực trạng nghề Business Analyst đó là cung không đủ cầu và các doanh nghiệp luôn trong tình trạng “đói khát” Business Analyst giỏi. Bởi vậy, nếu bạn giỏi chuyên môn tốt thì cơ hội nghề nghiệp và cơ hội phát triển của bạn là rất rộng mở.

2. Làm thế nào để trở thành Business Analyst?

Để trở thành chuyên gia trong bất kỳ ngành nghề nào, bạn cũng cần phải có kỹ năng làm việc và chuyên môn vững vàng. Bên cạnh đó, Business Analyst là một công việc hết sức đặc thì mà bạn bắt buộc phải đạt được những chứng chỉ hoặc bằng cấp sau khi trải qua những quá trình đào tạo bài bản.

Vậy làm thế nào để theo đuổi con đường trở thành Chuyên viên phân tích nghiệp vụ?

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

2.1. Rèn luyện nâng cao kỹ năng phân tích nghiệp vụ

Công việc của một chuyên viên BA cso yêu cầu rất cao về nghiệp vụ và kỹ năng làm việc. Để trở thành một chuyên biên BA, bạn cần rèn luyện rất nhiều kỹ năng chuyên môn.

2.1.1. Sự nhạy bén trong kinh doanh

Sự nhạy bén trong kinh doanh thể hiện ở sự hiểu biết về tài chính trong doanh nghiệp, hiểu biết cả một chút về công việc của kế toán và các nguyên tắc làm kinh doanh. Những kiến thức này có tác dụng bổ trợ, giúp bạn xác định đúng những vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh và phương hướng giải quyết.

Chuyên viên Business Analyst cũng thường xuyên làm việc và tiếp xúc với rất nhiều người. Vì vậy, bạn cần có kỹ năng giao tiếp, trình bày ý tưởng và cả kỹ năng thuyết phục bằng cả lời nói lẫn văn bản.

2.1.2. Kỹ năng phân tích dữ liệu

Vai trò chủ yếu của chuyên viên Business Analyst đó là thu thập, theo dõi và phân tích của chỉ số đo lường hiệu suất. Để làm được điều này, bạn cần thông thạo cách sử dụng một số công cụ và phần mềm như Excel, BI Tools, Tableau…

Rèn luyện nâng cao kỹ năng phân tích nghiệp vụ
Rèn luyện nâng cao kỹ năng phân tích nghiệp vụ

2.1.3. Nắm vững các phương pháp phân tích kinh doanh

Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà bạn cần sử dụng những phương pháp phân tích kinh doanh khác nhau, chẳng hạn như Agile Business Analysis, Six Sigma, hay là Rational Unified Process.

2.2. Tham gia các khóa học nghiệp vụ BA

Các khóa học sẽ giúp bạn cập nhật các kỹ năng nghiệp vụ của mình theo chiều hướng mới nhất, đồng thời cũng giúp bạn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của bản thân. Tham gia các khóa học, bạn sẽ có được những công cụ và kỹ năng cần thiết để theo đuổi con đường trở thành một chuyên viên BA. Bạn có thể bắt đầu với một vài khóa học về Excel, MySQL hoặc Tableau.

Như vậy, qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết, bạn đã hiểu được Business Analyst là gì và công việc hàng ngày của họ. Business Analyst hiện đang là công việc rất “hot” trong một vài năm trở lại đây. Nếu bạn muốn theo đuổi công việc này, thì đừng ngần ngại bắt đầu với vị trí thực tập sinh và đầu tư vào một vài khóa học từ cơ bản nhất nhé!

Cở sở hạ tầng là gì?

Cở sở hạ tầng là gì và có vai trò quan trọng ra sao trong đời sống? Tìm hiểu cách phân loại cơ sở hạ tầng qua bài viết sau đây nhé!

Cở sở hạ tầng là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.